Những giải pháp góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa lành mạnh, bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống văn hóa cư dân ba làng an (quảng ngãi) truyền thống và hiện đại (Trang 107 - 158)

3.2 .Đời sống văn hóa tinh thần

3.2.2 .Tín ngưỡng trong gia đình

4.3. Những mặt hạn chế và giải pháp góp phần bảo tồn và phát triển văn

4.3.2. Những giải pháp góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa lành mạnh, bền vững

bền vững trong thời kỳ hiện nay của cư dân vùng biển đảo tỉnh Quảng Ngãi

Từ những mặt hạn chế trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở Ba làng An nói trên, cần đưa ra những giải pháp nhằm mục đích bảo tồn và phát triển đời sống văn hóa của cư dân Quảng Ngãi nói chung và của cư dân Ba làng An nói riêng.

Thứ nhất, các giải pháp về lãnh đạo, chỉ đạo

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn có trách nhiệm bảo vệ, khơng được xâm phạm đến di tích. Tuyên truyền sâu rộng Luật Di sản văn hóa, Quy chế quản lý và cơng tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa đến nhân dân trên địa bàn nơi có di tích.

Chủ động phối hợp với các cơ quan báo, đài tuyên truyền, quảng bá tiềm năng phát triển du lịch từ giá trị các di tích lịch sử - văn hóa có trên địa bàn các xã, thị trấn. Thông qua phát triển du lịch để bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa. Đài Truyền thanh - Phát lại Truyền hình huyện xây dựng chuyên mục bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa phát trên Đài huyện và các đài truyền thanh xã, thị trấn.

Thứ hai là các giải pháp về cơng tác giữ gìn, bảo vệ và tơn tạo các di tích lịch sử văn hóa

Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện triển khai đến Hiệu trưởng các Trường Tiểu học và Trung học cơ sở đăng ký với địa phương nơi có di tích, tổ chức cho các em học sinh tham gia phát dọn vệ sinh, trồng hoa, cây xanh tại các điểm di tích đã được tôn tạo. Hàng năm tổ chức cho các em học sinh tham quan tìm hiểu ý nghĩa, giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa tại địa phương làm phong phú sinh động bài học trên lớp và giáo dục truyền thống cách mạng của quê hương.

Huyện Bình Sơn triển khai đến các Đồn thanh niên xã, thị trấn đăng ký đảm nhận chăm sóc, bảo vệ, trồng cây xanh tại điểm di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn, coi đây là cơng trình thanh niên, giáo dục truyền thống u nước, lòng tự hào dân tộc đối với các thế hệ trẻ. Các ngành chức năng và UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hóa. Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hành vi xâm phạm đến di tích để sản xuất, trồng cây ngun liệu, san ủi xây dựng cơng trình hoặc lấn chiếm làm nhà ở.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Phát triển du lịch huyện Bình Sơn giai đoạn 2014 - 2015, định hướng năm 2020, nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã của địa phương và định hướng bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa có trên địa bàn các xã, thị trấn. Lồng ghép công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã, thị trấn theo hướng bền vững, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Dành một phần nguồn vốn từ ngân sách huyện, nguồn vốn an tồn khu để tơn tạo, tu bổ, sửa chữa các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn các xã, thị trấn.

Thứ ba là giải pháp hội nhập, giao lưu, giới thiệu văn hoá, con người

Khai thác và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa đưa vào hoạt động du lịch là việc làm cần thiết. Hiện nay, du lịch cộng đồng đang trở thành một xu hướng. Vì vậy, cần triển khai cho nhân dân những kiến thức cơ bản về du lịch cộng đồng. Chính quyền, người dân và doanh nghiệp khai thác du lịch cần liên kết với các hoạt động du lịch của tỉnh, liên kết với các công ty lữ hành du lịch trên địa bàn Quảng Ngãi; xây dựng các chương trình du lịch, tuyến du lịch cụ thể, phong phú đến các điểm di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn các xã, thị trấn. Khuyến khích việc duy trì phong tục, tập qn lành mạnh, tốt đẹp, các lễ hội truyền thống, bài trừ hủ tục có hại đến đời sống văn hóa của nhân dân; duy trì và phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực, giá trị về trang phục truyền thống dân tộc.

Tiểu kết chƣơng 4

Lý Sơn là hịn đảo có vị trí quan trọng trên tuyến đường hàng hải quốc tế và có sự giao lưu rộng mở trong khu vực. Từ thời Nguyễn cho đến nay, Lý Sơn được coi là đảo tiền tiêu trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Việt Nam và chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hồng Sa.

Di sản văn hóa trên đảo Lý Sơn bao gồm văn hóa vật thể và phi vật thể có khối lượng lớn, phong phú và đa dạng. Trong chiều dài của lịch sử khai phá và xây dựng hịn đảo này đã có ba lớp cư dân Sa Huỳnh- Chăm pa-Việt kế tục nối tiếp nhau theo trình tự thời gian trong khoảng từ thế kỷ IX, X trước Cơng ngun đến nay. Dịng chảy văn hóa liên tục này đã đem lại hệ quả tất yếu về sự kế thừa, phát triển với nội lực dồi dào và mang tính đa dạng trên cơ sở của sự tiếp thu hội nhập, dung hịa của nền văn hóa sau với nền văn hóa trước đó, đồng thời có sự giao lưu với những nên văn hóa đồng đại từ bên ngoài.

Đặc biệt mối liên hệ và những nét tương đồng về văn hóa của cộng đồng cư dân Ba làng An với đảo Lý Sơn được thể hiện rất rõ ở các cơng trình kiến trúc lịch sử, các những đặc điểm văn hóa nổi bật đã được hình thành từ lâu và vẫn được gìn giữ và phát triển cho đến ngày nay.

KẾT LUẬN

Trải qua những thăng trầm của lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước cha ông ta đã để lại một nền văn hóa giàu truyền thống từ mỗi một vùng miền, mỗi một làng, xã.

Nền văn hóa giàu truyền thống ấy là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Văn hóa tác động tới từng người dân, từng gia đình, từng khơng gian sinh hoạt cộng đồng. Chính vì thế, việc nghiên cứu xây dựng đời sống văn hóa là một trong những điều cần thiết, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng đời sống văn hóa sẽ góp phần tạo nên mơi trường văn hóa lành mạnh, lưu giữ những giá trị truyền thống cao đẹp đồng thời phát triển những giá trị truyền thống cao đẹp ấy để hội nhập và phát triển.

Đời sống văn hóa cư dân Ba Làng An chứa đựng nhiều những giá trị quý báu cũng như những nền văn hóa của các cư dân vùng cư dân ven biển khác. Ngồi những giá trị văn hóa về truyền thống dân tộc, trong đó cịn chứa đựng những yếu tố, nét văn hóa đặc sắc riêng biệt. Có những giá trị lịch sử, văn hóa biển đảo của cư dân Ba Làng An còn mang tới niềm tự hào dân tộc, nét văn hóa độc đáo của quốc gia.

Văn hóa cư dân Ba làng An từ một vùng đất ven biển, với vị trí địa lý nhơ ra biển và là địa điểm gần nhất để ra đảo Lý Sơn, ra Hoàng Sa. Việc nghiên cứu văn hóa tại đây là một vấn đề rộng, bởi nó bao trùm tất cả các mặt của đời sống xã hội. Nghiên cứu văn hóa cư dân Ba Làng An dựa trên nhiều khía cạnh văn hóa là điều cần thiết thúc đẩy các mục tiêu kinh tế- xã hội phát triển tại nơi đây. Những giá trị văn hóa tốt đẹp sẽlà niềm tự hào với mỗi người dân, mỗi gia đình, dịng họ, địa phương.

Đời sống văn hóa cư dân Ba Làng An dựa trên nền tảng tinh thần xã hội, quan tâm đến sự phát triển con người, vì con người để xây dựng xã hội phát triển toàn diện, cùng với các ban, ngành, đoàn thể…Các giá trị văn hóa của Ba Làng An cần được bảo tồn và phát huy. Với đặc trưng là một vùng quê giàu

truyền thống, công tác quản lý trong đời sống văn hóa ở Ba làng An vừa mang những nét chung của các tỉnh duyên hải miền Trung, lại có những nét mang sắc thái riêng của vùng đất Quảng Ngãi.

Nghiên cứu đề tài đời sống văn hóa cư dân Ba Làng An với niềm tự hào về giá trị lịch sử lớn lao của cộng đồng cư dân tại đây. Bởi chính mảnh đất Ba Làng An là cái nôi quê hương của những bậc tiền hiền khai phá ra hòn đảo Lý Sơn tươi đẹp. Là cái nơi của Đội Hồng kiêm quản Trường Sa. Cư dân Ba Làng An chính là những người đầu tiên xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa liên tục trong nhiều thế kỷ, bắt đầu từ cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII cho đến những năm 50 của thế kỷ XIX và đến nay vẫn cịn lưu danh mn đời trong những trang sử vẻ vang của dân tộc. Cư dân Ba Làng An đã khẳng định chủ quyền của dân tộc Việt Nam trong hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Dựa trên những bằng chứng cụ thể về chủ quyền đã có từ lâu đời ở hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa. Chính những bằng chứng lịch sử của cư dân Ba Làng An, đã đập tan mọi luận điệu xuyên tạc phủ nhận chủ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trên Biển Đông.

Trong bối cảnh hiện nay, thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời kỳ của những chiến lược phát triển kinh tế biển. Thì việc phát triển văn hóa cư dân Ba Làng An là điều cần thiết, để cộng đồng cư dân Việt Nam học tập những giá trị văn hóa của cư dân Ba Làng An trong xu thế hội nhập.

Từ những giá trị văn hóa tốt đẹp của cư dân Ba Làng An, với những tiềm năng vốn có, bằng ý chí, bằng nền văn hóa và truyền thống lịch sử gắn liền với tỉnh Quảng Ngãi nói chung và địa bàn Ba Làng An nói riêng. Nền văn hóa tại đây đang vươn mình trỗi dậy viết tiếp những bài ca mới trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ quê hương, luôn xứng đáng với truyền thống lịch sử của một vùng đất văn hiến.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, khoa Sử trường ĐH Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, HCM. 2. Đào Duy Anh (1957), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Thuận Hóa

3. Đặng Nguyên Anh (1998), Vai trị của mạng lưới xã hội trong q trình

di cư, Tạp chí Xã hội học, số 2, tr.16-24

4. Đặng Nguyên Anh (1999), Di dân và quản lý di dân trong giai đoạn phát

triển mới: Một số suy nghĩ từ góc độ nghiên cứu, Tạp chí Xã hội học, số 3

và 4, tr39-44

5. Nguyễn Tuấn Anh (2012), Quan hệ họ hàng – một nguồn vốn xã hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình nơng thơn, Tạp chí Nghiên cứu con

người, số 1, tr.48-61

6. Phan Kế Bính (1999), Việt Nam phong tục, Nxb.Thành phố Hồ Chí Minh, tr.94

7. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Bình Sơn, Lịch sử Đảng bộ huyện Bình Sơn (1930-1975), Nxb chính trị quốc gia.

8. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Lý Sơn, Lịch sử Đảng bộ huyện Lý Sơn

(1930-1945), Lý Sơn, 1998.

9. Ban chấp hành Đảng bộ xã Tịnh Kỳ, Lịch sử xã Tịnh Kỳ (1975-2010), Tịnh Kỳ, tháng 1-2016.

10. Ban chấp hành Đảng bộ xã Bình Châu, Lịch sử đấu tranh cách mạng của

Đảng bộ và nhân dân xã Bình Châu (1930-1975), Nxb chính trị quốc gia. 11. Báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 31/05/2017, Tiềm năng kinh tế

biển, đảo của tỉnh Quảng Ngãi

12. Báo cáo kinh tế xã Bình Châu năm 2018 13. Báo cáo kinh tế của xã Tịnh Kỳ năm 2018

14. Đồn Văn Chúc (1997), Văn hóa học, Nxb. Văn hóa thơng tin,

15. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010), Quy hoạch phát triển kinh

tế biển đảo Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội.

17. Phan Đại Doãn (2010), Làng xã Việt Nam, một số vấn đề kinh tế, văn hóa,

xã hội, Nxb. Chính trị Quốc gia.

18. Phạm Tất Dong (2007), Xã hội học đại cương, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

19. Đại Nam thực lục tiền biên, Tập I (2002), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, II (1993), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

21. Đại Việt sử ký tục biên (1676- 1789) (1991), Bản dịch Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội.

22. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần

thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.284-285

23. Lê Qúy Đơn tồn tập, (tập 1), Phủ biên tạp lục, Bản dịch Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 1977.

24. Lê Sỹ Giáo (1993), Vấn đề không gian sinh tồn và quyền kinh tế, Tạp chí

Dân tộc học, số 3

25. Trịnh Xuân Hạnh (2016), “Di sản văn hóa dân gian ở đảo Lý Sơn và vấn

đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa”, Luận án Tiến sỹ, Học viện khoa học

xã hội.

26. Ngô Thị Thu Hương, “Văn hóa biển vùng duyên hải Nam Trung Bộ”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 12-2014.

27. Dương Hà Hiếu (2016), “Cù Lao Ré- quê hương của đội Hoàng Sa (từ

thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX)”, Luận án Tiến sỹ, Đại học sư phạm Hà

Nội.

28. Nguyễn Đình Hịe (2001), Dân số, định cư và môi trường, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, H.

29. Nguyễn Đình Hịe, Vũ Văn Hiếu (2001),Du lịch bền vững, Nxb ĐHQG Hà Nội.

30. Nguyễn Thừa Hỷ (2012), Văn hóa Việt Nam truyền thống – một góc nhìn, Nxb. Thơng tin và truyền thông.

31. Vũ Mạnh Hà (2008), Giáo trình Thống kê ứng dụng trong du lịch, Đại học KHXHNV-ĐHQGHN.

32. Lê Ngọc Hùng (2008), Vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội qua một số nghiên cứu ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Con người, số 4,

tr.45-54

33. Đồn Ngọc Khơi (2003), “Di tích xóm Ốc và vấn đề văn hóa Sa Huỳnh

duyên hải Nam Trung Bộ”, Luận án Tiến sỹ, Viện Khảo cổ học.

34. Lê Hồng Khánh (2013), 12 thắng cảnh Quảng Ngãi, Nxb Lao động

35. Nguyễn Văn Kim (2015), Biển với lục địa, biển Việt Nam trong các không gian biển Đơng Nam Á, Tạp chí Phát triển kinh tế Đà Nẵng, số 67,

tr.24-33

36. Ngô Thị Phương Lan (2011), Sinh kế, biến đổi sinh thái và sự thích nghi

của con người ở vùng Đồng bằng sơng Cửu Long trong q trình chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm thương mại, Tạp chí Nghiên cứu Con người, số 4, tr. 25-35

37. Nguyễn Xuân Mai, Nguyễn Duy Thắng (2011), “Sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển: thực trạng và giải pháp”, Tạp chí xã hội học, số 4,

tr.54-66

38. John J. Macionis (2004) , Xã hội học, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

39. Minh Mạng (1830), Châu bản triều Nguyễn ngày 27 tháng 6 năm Minh Mạng thứ 11, Tập Châu bản Minh Mạng số 54 trang 92, lưu tại Trung

tâm lưu trữ Quốc gia I, Hà Nội.

40. Minh Mạng (1833), Châu bản triều Nguyễn ngày 22 tháng 11 năm Minh

Mạng thứ 14, Tập Châu bản Minh Mạng số 49 trang 230- 231, lưu tại

Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, Hà Nội.

41. Minh Mạng (1835), Châu bản triều Nguyễn ngày 18 tháng 7 năm Minh Mạng thứ 16, Tập Châu bản Minh Mạng số 54 trang 92, lưu tại Trung

tâm lưu trữ Quốc gia I, Hà Nội.

42. Minh Mạng (1836), Châu bản triều Nguyễn ngày 12 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 17, Tập Châu bản Minh Mạng số 55 trang 336, lưu tại Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống văn hóa cư dân ba làng an (quảng ngãi) truyền thống và hiện đại (Trang 107 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)