8. Cấu trúc luận văn
3.4. Nhận thức, phong tục tập quán
Nhận thức của người dân hạn chế cũng ảnh hưởng tới công tác CSSKSS, thể hiện rõ nhất ở việc tư vấn tuyên truyền gặp nhiều khó khăn. Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, người dân địa phương chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc CSSKSS. Còn rất nhiều phụ nữ sinh con tại nhà và khơng có nhân viên y tế đỡ đẻ.
Nhận thức của người dân kém, thậm chí ngay cả thuốc uống tránh thai cũng sử dụng khơng đúng lúc, nhớ thì uống, lúc qn thì thơi nên vỡ kế hoạch.
PVS, lãnh đạo TTDS-KHHGĐ huyện Hòa An, Cao Bằng
Hầu hết nhân dân đã tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đặc biệt là khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế, tuy nhiên do nhận thức của người dân cịn hạn chế, trình độ dân trí thấp, nên khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế còn chưa cao, đa số phụ nữ sinh con ở nhà mà không đến trạm y tế xã.
PVS, trưởng phịng PYT huyện Thơng Nơng, Cao Bằng
Một số quan niệm xưa cũ và phong tục tập quán lạc hậu cũng ảnh hưởng rõ rệt tới chất lượng công tác CSSKSS.
Khi phụ nữ đẻ thì người đỡ thường là mẹ chồng hay một bà vườn có kinh nghiệm. Năm nào ở đây cũng có người chết khi vượt cạn và nhiều đứa trẻ lớn lên ốm quặt quẹo bởi được đỡ không hợp vệ sinh. Tất cả đều được dân làng cho là tại số trời.
PVS, trưởng phòng PYT huyện Quảng Uyên, Cao Bằng
Chiếc giường đẻ ở trạm y tế xã từ đầu năm đến nay mới chỉ đư ợc
dùng mấy lần . Cả xã năm nay có m ấy chục phụ nữ mang thai nhưng không ai có ý đi ̣nh đẻ tại trạm. Khoảng cách từ nhà tới trạm xá khá xa không phải là lý do duy nhất người dân không đến mà
tập tục là yếu tố tác động lớn nhất. Vì khi vào sinh tại trạm thì
không được mang nhau thai về nhà mà theo phong t ục của bà con, phải lấy nhau về nhà chôn.
PVS, trưởng trạm TYT xã Đa Thông, Thơng Nơng, Cao Bằng
Tâm lý ngại nói về “chuyện kín” khiến việc tun truyền về giới tính rất khó chấp nhận và là nguyên nhân chính của tập quán đẻ tại nhà, không đi khám thai, không khám và chữa bệnh phụ khoa, cũng như ít chấp nhận KHHGĐ. Thêm vào đó, tục “cúng ma” khi người thân trong gia đình mang bệnh vẫn cịn
khá phổ biến đối với người dân tộc, thể hiện rõ phong tục lạc hậu của người dân địa phương và sự thiếu hiểu biết trong việc chăm sóc sức khỏe nói chung.
Một số nơi có quan niệm khơng muốn người ngồi biết chỗ kín của vợ nên khơng cho người ngồi đỡ đẻ, nên khơng đến đẻ tại cơ sở y tế mà đẻ ở nhà và không đi thực hiện KHHGĐ.
PVS, trưởng phịng PYT huyện Thơng Nơng, Cao Bằng
Tục cúng ma khi bị bệnh vẫn còn tồn tại trong cộng đồng người dân tộc nên cũng ảnh hưởng tới chất lượng CSSKSS của người dân.
PVS, trưởng phòng PYT huyện Hòa An, Cao Bằng
Nhận thức kém, phong tục tập quán lạc hậu là những vấn đề khó có thể cải thiện trong thời gian ngắn. Do đó, cần phải có kế hoạch truyền thơng vận động lâu dài. Từ đó, dần dần nâng cao nhận thức và thay đổi được những phong tục tập quán vốn đã gắn liền từ lâu với người dân tộc.