Nhận thức về khám chữa bệnh BHYT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Cao Bằng) (Trang 54 - 68)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Nhận thức về khám chữa bệnh BHYT

15,0 56,0 5,7 0 20 40 60 80 Tỷ lệ (%) Không biết Khác Hai mũi Một mũi

Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ phụ nữ biết về số mũi tiêm vắc xin phòng uốn ván trong lần mang thai đầu lần mang thai đầu

Trong 5 tai biến sản khoa, có một tai biến về phía người con đó là uốn ván sơ sinh mà hiện nay chúng ta đang phấn đấu xoá bỏ. Mặc dù trong qui định của Bộ Y tế, tiêm đủ số mũi vắc xin phòng uốn ván là bắt buộc đối với phụ nữ mang thai, nhưng thực tế cho thấy còn nhiều điều phải quan tâm trong vấn đề này. Khi hỏi về kiến thức số mũi vắc xin phòng uốn ván cần tiêm cho người phụ nữ khi mang thai lần đầu, chỉ có 56% phụ nữ trả lời đúng cần tiêm đủ hai mũi vắc xin phòng uốn ván. Và có đến 23,3% phụ nữ trả lời không biết về số mũi vắc xin phòng uốn ván cần tiêm cho phụ nữ khi mang thai lần đầu. Cần tăng cường công tác truyền thông để nâng cao nhận thức của phụ nữ trong việc chủ động phòng chống uốn ván sơ sinh thơng qua tiêm vắc xin phịng uốn ván đầy đủ khi mang thai.

22,126,7 26,7 36,8 14,4 0 20 40 60 Tỷ lệ (%) Không nhớ Không tiêm Hai hoặc 1 mũi tăng cường Một mũi

Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ phụ nữ tiêm vắc xin phòng uốn ván trong lần mang thai gần nhất

Trong lần mang thai gần nhất có 26,7% phụ nữ nói khơng tiêm mũi vắc xin phịng uốn ván nào. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm phịng uốn ván đủ số mũi (hai hoặc một mũi tăng cường) cũng rất thấp, chỉ chiếm 36,8%. Như vậy, có thể thấy, nhận thức và thực hành về tiêm phòng uốn ván của phụ nữ Cao Bằng còn hạn chế, trong khi đó việc tiêm phịng uốn ván đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai là rất quan trọng.

Bảng 2.10. Nơi ngƣời phụ nữ đã sinh con trong lần sinh con gần đây nhất và dự kiến nơi sẽ sinh con lần tới

Nơi sinh con Nơi đã sinh con Chọn nơi sẽ sinh con lần tới

SL % SL %

Cơ sở y tế nhà nước 158 56,5 184 61,3

Tại nhà 127 43,5 33 11

Không sinh con nữa - - 47 15,7

Chưa biết - - 36 12

Đẻ tại nhà là thói quen của phụ nữ vùng miền núi và một số vùng nông thôn với người đỡ đẻ thường là những bà đỡ vườn hoặc nữ hộ sinh. Khi đẻ tại nhà, bà mẹ sẽ phải gặp hàng loạt những bất lợi như không đảm bảo vệ sinh, dụng cụ đỡ đẻ không đảm bảo vô trùng...

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hơn một nửa số phụ nữ đã có con được phỏng vấn đã sinh con tại cơ sở y tế nhà nước (56,5%) trong lần sinh con gần đây nhất. Còn lại gần một nửa (43,5%) số phụ nữ được phỏng vấn đã sinh con tại nhà trong lần sinh con gần đây nhất. So với chỉ tiêu của Chiến lược Quốc gia về CSSKSS giai đoạn 2001- 2010 là 80% thai phụ được sinh đẻ tại cơ sở y tế và 90% được cán bộ y tế đỡ đẻ [3], thì tỷ lệ sinh con tại cơ sở y tế tại tỉnh Cao Bằng rất thấp.

Với câu hỏi “nếu sinh con lần tới, chị/anh sẽ chọn nơi nào để sinh con?” thì tỷ lệ nói sẽ sinh con tại nhà có giảm đi nhưng vẫn cịn 11% cho biết họ sẽ đẻ tại nhà trong lần sinh con tới. Dường như người dân ở đây chưa thật tin tưởng vào cơ sở y tế nhà nước.

66,9 17,6 7,0 8,4 0 20 40 60 80 100Tỷ lệ (%)

Nhân viên y tế Người trong gia đình

Bà mụ vườn Khơng có ai

Biểu đồ 2.9. Ngƣời đỡ đẻ cho phụ nữ trong lần sinh con gần nhất

Mặc dù tỷ lệ đối tượng đẻ tại cơ sở y tế không cao, nhưng tỷ lệ phụ nữ ở Cao Bằng đã được nhân viên y tế đỡ trong lần sinh con gần nhất khá cao (66,9%). Tuy nhiên, vẫn cịn có tỷ lệ khá cao do người trong gia đình giúp đỡ (17,6%) hoặc phải tự đỡ (8,4%).

Có 7% phụ nữ được đỡ đẻ bởi các bà mụ vườn, họ là những người không có chun mơn, nhưng họ lại có kinh nghiệm đỡ đẻ và sống gần gũi với dân làng. Có thể nếu được tập huấn về đỡ đẻ sạch, trang bị một số dụng cụ cần thiết và

kiến thức về tai biến sản khoa thì những bà mụ vườn này sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ tai biến sản khoa cho các bà mẹ khơng có điều kiện tiếp cận các cơ sở y tế.

Bảng 2.11. Kiến thức của phụ nữ về thời điểm cho con bú sau khi sinh

Thời gian SL %

Càng sớm càng tốt (30 phút đầu sau đẻ) 155 51,7

Từ 30 phút đến một giờ 98 32,7

Khác 28 9,3

Không biết 19 6,3

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất, phù hợp nhất đối với trẻ mới sinh, khơng một thứ sữa nào có thể thay thế và so sánh được, sữa non đó có từ những ngày trước khi đẻ, số lượng tuy ít nhưng đủ cho trẻ mới sinh những ngày đầu tiên và rất phù hợp với bộ máy tiêu hóa cịn non nớt của trẻ, hơn nữa sữa mẹ còn cung cấp cho trẻ những kháng thể chống lại bệnh tật giúp trẻ khoẻ mạnh, sau đẻ nên cho trẻ bú ngay, chậm nhất cũng không để quá 1 giờ sau đẻ.

Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ phụ nữ có kiến thức đúng về thời gian cho con bú sau sinh “Càng sớm càng tốt (30 phút đầu sau đẻ)” còn hạn chế, chỉ chiếm 51,7%. Vẫn cịn 6,3% phụ nữ trả lời khơng biết về thời điểm nên cho con bú sau khi sinh.

Bảng 2.12. Kiến thức của phụ nữ về thời gian nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn

Thời gian SL %

Dưới 6 tháng 117 39,0

6 tháng 128 42,7

Trên 6 tháng 34 11,3

Không biết 21 7

Trong 6 tháng đầu sau đẻ, sữa mẹ là thức ăn duy nhất cho trẻ, không cho ăn thêm bất cứ loại sữa gì, ngay cả nước cũng không cần cho uống [1]. Nhưng tỷ lệ phụ nữ trả lời đúng là nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn tồn trong vịng 6 tháng theo như khuyến cáo của Bộ Y tế chỉ chiếm 42,7%, còn lại là trả lời sai. Vấn đề đặt ra

là cần phải tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các bà mẹ ở đây về ý nghĩa của nguồn sữa mẹ, đặc biệt là về thời gian cho con bú lần đầu sau đẻ, và thời gian cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.

2.5. Kiến thức về quyền khách hàng

Mười quyền của khách hàng được phỏng theo quy định của Tổ chức KHHGĐ thế giới, chủ yếu phổ biến qua hoạt động của Hội KHHGĐ và đã được chính thức coi là quyền của khách hàng về CSSKSS.

Bảng 2.13. Tỷ lệ phụ nữ biết về quyền của khách hàng

Thời gian SL %

Được cung cấp thông tin 57 19,0

Được tiếp cận với các dịch vụ CSSK 77 25,7

Tự do lựa chọn, từ chối hoặc ngừng sử dụng các BPTT 3 1,0

Được nhận dịch vụ an toàn 15 5,0

Được giữ bí mật 3 1,0

Có sự riêng tư 1 0,3

Được thoải mái trong khi nhận dịch vụ 10 3,3

Được tôn trọng 9 3,0

Được nhận dịch vụ như mong muốn 8 2,7

Được bày tỏ ý kiến về dịch vụ 0 0,0

Khác 1 0,3

Không biết 184 61,3

Hiểu biết về quyền khách hàng luôn luôn là điều rất cần thiết khi tiếp cận dịch vụ SKSS. Khi có hiểu biết đầy đủ về quyền khách hàng, người sử dụng dịch vụ có quyền địi hỏi hay khiếu nại về dịch vụ trong phạm vi quyền hạn của mình. Chất lượng dịch vụ vì thế cũng sẽ được cải thiện hơn. Tỷ lệ phụ nữ biết về quyền khách hàng trong CSSKSS rất thấp. Tỷ lệ đối tượng phỏng vấn không biết một quyền khách hàng nào chiếm tới 61,3%. Trong 10 quyền khách hàng, khơng có quyền nào được tới 1/4 số đối tượng nêu ra. Quyền được nhiều người nhắc tới hơn cả là “được tiếp cận với các dịch vụ SKSS” và "được cung cấp thông tin"

cũng chỉ có 25,7% và 19% người nêu ra, 8/10 quyền còn lại được ≤ 5% đối tượng phỏng vấn nhắc đến.

Trên thực tế, muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả của dịch vụ CSSKSS, cần có sự cải thiện mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ với khách hàng. Quyền của khách hàng trong CSSKSS cần được quảng bá rộng rãi để mọi người biết và có thể kiểm tra giám sát việc thực hiện của người cung cấp dịch vụ.

Chƣơng 3

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CSSKSS CỦA PHỤ NỮ

Trong phần nội dung này, tác giả sẽ tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến CSSKSS của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại địa bàn nghiên cứu. Sẽ khó có thể phân tích một cách đầy đủ các yếu tố tác động, vì vậy tác giả tập trung phân tích một số yếu tố chính bao gồm đặc điểm về nhân khẩu học, mối liên quan giữa kiến thức và thực hành, nhận thức về khám chữa bệnh BHYT, nhận thức và phong tục tập quán, điều kiện kinh tế xã hội, khả năng cung cấp dịch vụ CSSKSS, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, những bất cập về chính sách và qui định trong CSSKSS.

3.1. Đặc điểm nhân khẩu học

Các đặc điểm về nhân khẩu học của phụ nữ có những ảnh hưởng nhất định đến việc CSSKSS. Để tìm hiểu các đặc điểm về nhân khẩu học có ảnh hưởng như thế nào đến việc CSSKSS, tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích tương quan, kiểm định χ2 để tính trị số p (mức ý nghĩa thống kê) nhằm chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm nhân khẩu học với thực hành về CSSKSS của đối tượng nghiên cứu.

Bảng 3.1. Mối liên quan giữa tỷ lệ đối tƣợng đang sử dụng BPTT hiện đại với một số yếu tố Đặc điểm Sử dụng BPTT hiện đại Có sử dụng (%) Không sử dụng (%) SL % SL % Nhóm tuổi < 30 12 72,5 25 27,5 ≥ 30 180 86,1 29 13,9 Kiểm định: χ2 = 52,9; p < 0,05 Dân tộc Tày 143 82,7 30 17,3 Nùng 94 80,3 23 19,7 Kiểm định: χ2 = 0,25; p > 0,05 Học vấn ≤ Tiểu học 58 87,9 8 12,1 > Tiểu học 188 80,3 46 19,7 Kiểm định: χ2 = 1,98; p > 0,05

Kết quả phân tích cho thấy, phụ nữ trong độ tuổi khác nhau thì tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại cũng khác nhau. Cụ thể trong nghiên cứu này, tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại của nhóm phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 29 thấp hơn so với nhóm phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 49. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Mặc dù tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại của nhóm phụ nữ dân tộc Nùng và Tày khác nhau nhưng trong nghiên cứu này chúng tơi chưa tìm thấy mối liên quan giữa việc sử dụng BPTT hiện đại với hai nhóm dân tộc (sự khác nhau chỉ là ngẫu nhiên, khơng có ý nghĩa thống kê, p>0,05). Tương tự, tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại ở nhóm phụ nữ có trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống (87,9%) cao hơn so với nhóm có trình độ học vấn trên tiểu học (80,3%), tuy nhiên sự khác nhau này cũng chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Bảng 3.2. Mối liên quan giữa tỷ lệ đối tƣợng biết cần khám thai ít nhất 3 lần với một số yếu tố

Đặc điểm

Biết cần khám thai ít nhất 3 lần Biết (%) Không biết (%)

SL % SL % Nhóm tuổi < 30 78 85,7 13 14,3 ≥ 30 173 82,8 36 17,2 Kiểm định: χ2 = 0,40; p > 0,05 Dân tộc Tày 142 82,1 31 17,9 Nùng 100 85,5 17 14,5 Kiểm định: χ2 = 0,58; p > 0,05 Học vấn ≤ Tiểu học 49 74,2 17 25,8 > Tiểu học 202 86,3 32 13,7 Kiểm định: χ2 = 5,49; p < 0,05

Để tìm hiểu, so sánh kiến thức của cộng đồng về vấn đề chăm sóc trước sinh theo các đặc trưng cơ bản, kiến thức về số lần cần khám thai tối thiểu trước sinh được chọn làm chỉ số đánh giá.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khơng tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức về chăm sóc trước sinh với các đặc trưng về nhóm tuổi và thành phần dân tộc (p>0,05). Tuy nhiên, có mối liên quan khá mật thiết giữa kiến thức về chăm sóc trước sinh với đặc trưng về học vấn. Các đối tượng có học vấn càng cao thì tỷ lệ có kiến thức đúng về số lần cần khám thai tối thiểu trong một thai kỳ càng cao. Cụ thể là các đối tượng có trình độ học vấn từ THCS trở lên thì tỷ lệ có kiến thức đúng cao hơn so với đối tượng chỉ có học vấn tiểu học hoặc khơng đi học. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với trị số p<0,05.

Bảng 3.3. Mối liên quan giữa tỷ lệ đối tƣợng sinh con có nhân viên y tế đỡ trong lần sinh con gần nhất với một số yếu tố

Đặc điểm

Sinh con có nhân viên y tế đỡ Có (%) Khơng (%) SL % SL % Nhóm tuổi < 30 65 84,4 12 15,6 ≥ 30 147 71,0 60 29,0 Kiểm định: χ2 = 5,33; p < 0,05 Dân tộc Tày 132 80,0 33 20,0 Nùng 74 67,9 35 32,1 Kiểm định: χ2 = 5,16; p < 0,05 Học vấn ≤ Tiểu học 34 51,5 32 48,5 > Tiểu học 178 81,7 40 18,3 Kiểm định: χ2 = 24,3, p < 0,05

Sức khoẻ bà mẹ và trẻ em là một trong những nội dung chính của chương trình CSSKSS. Những tai biến sản khoa có thể xảy ra bất cứ khi nào trong quá trình sinh con là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở bà mẹ và trẻ em. So với các nước đang phát triển trong khu vực, tỉ lệ chết mẹ ở Việt nam nói chung là thấp, nhưng trái lại tỷ lệ tai biến sản khoa như băng huyết, nhiễm trùng sản khoa, vỡ tử cung... lại cao nhất, đặc biệt ở những vùng nông thôn, miền núi, ven biển. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS của người phụ nữ và khả năng cung ứng các dịch vụ đó của cộng đồng xã hội.

Kết quả phân tích trong bảng trên đây cho thấy, tỷ lệ đối tượng sinh con có nhân viên y tế đỡ có tương quan thuận với các đặc trưng về nhóm tuổi, thành phần dân tộc và trình độ học vấn. Tỷ lệ phụ nữ trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 29 sinh con có nhân viên y tế đỡ cao hơn so với nhóm phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 49. Tỷ lệ phụ nữ dân tộc Tày sinh con có nhân viên y tế đỡ cao hơn so với nhóm phụ nữ dân tộc Nùng. Những đối tượng có học vấn càng cao thì có tỷ lệ sinh con có

nhân viên y tế đỡ càng cao, trên 80% phụ nữ có học vấn từ trung học cơ sở trở lên có tỷ lệ sinh con có sự hỗ trợ của nhân viên y tế, trong khi tỷ lệ này chỉ đạt 51,5% ở phụ nữ có học vấn tiểu học hay không đi học.

3.2. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành

Các hành động của cá nhân hay nhóm xã hội chịu sự chi phối và tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Một trong những yếu tố quan trọng đó là kiến thức, những thông tin mà các cá nhân có được liên quan đến hành vi của họ. Các nghiên cứu về khoa học xã hội và hành vi đã chỉ ra rằng, kiến thức và thực hành luôn song hành với nhau và có mối quan hệ tỷ lệ thuận. Tuy nhiên, ở mỗi bối cảnh văn hố, xã hội thì mối quan hệ này lại được thể hiện ở các mức độ khác nhau. Thông thường kiến thức tốt dẫn đến thực hành có xu hướng tốt, nhưng không thể kiến thức kém mà thực hành lại tốt. Trong nội dung này, để kiểm định mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về CSSKSS của phụ nữ, tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích tương quan.

Bảng 3.4. Tỷ lệ phụ nữ biết tên các BPTT và hiện đang sử dụng BPTT Biết tên các BPTT Đang sử dụng Không sử dụng Kiểm định Biết tên các BPTT Đang sử dụng Không sử dụng Kiểm định

SL % SL %

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Cao Bằng) (Trang 54 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)