Tỷ lệ phụ nữ biết về quyền của khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Cao Bằng) (Trang 58)

Thời gian SL %

Được cung cấp thông tin 57 19,0

Được tiếp cận với các dịch vụ CSSK 77 25,7

Tự do lựa chọn, từ chối hoặc ngừng sử dụng các BPTT 3 1,0

Được nhận dịch vụ an tồn 15 5,0

Được giữ bí mật 3 1,0

Có sự riêng tư 1 0,3

Được thoải mái trong khi nhận dịch vụ 10 3,3

Được tôn trọng 9 3,0

Được nhận dịch vụ như mong muốn 8 2,7

Được bày tỏ ý kiến về dịch vụ 0 0,0

Khác 1 0,3

Không biết 184 61,3

Hiểu biết về quyền khách hàng luôn luôn là điều rất cần thiết khi tiếp cận dịch vụ SKSS. Khi có hiểu biết đầy đủ về quyền khách hàng, người sử dụng dịch vụ có quyền địi hỏi hay khiếu nại về dịch vụ trong phạm vi quyền hạn của mình. Chất lượng dịch vụ vì thế cũng sẽ được cải thiện hơn. Tỷ lệ phụ nữ biết về quyền khách hàng trong CSSKSS rất thấp. Tỷ lệ đối tượng phỏng vấn không biết một quyền khách hàng nào chiếm tới 61,3%. Trong 10 quyền khách hàng, khơng có quyền nào được tới 1/4 số đối tượng nêu ra. Quyền được nhiều người nhắc tới hơn cả là “được tiếp cận với các dịch vụ SKSS” và "được cung cấp thông tin"

cũng chỉ có 25,7% và 19% người nêu ra, 8/10 quyền còn lại được ≤ 5% đối tượng phỏng vấn nhắc đến.

Trên thực tế, muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả của dịch vụ CSSKSS, cần có sự cải thiện mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ với khách hàng. Quyền của khách hàng trong CSSKSS cần được quảng bá rộng rãi để mọi người biết và có thể kiểm tra giám sát việc thực hiện của người cung cấp dịch vụ.

Chƣơng 3

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CSSKSS CỦA PHỤ NỮ

Trong phần nội dung này, tác giả sẽ tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến CSSKSS của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại địa bàn nghiên cứu. Sẽ khó có thể phân tích một cách đầy đủ các yếu tố tác động, vì vậy tác giả tập trung phân tích một số yếu tố chính bao gồm đặc điểm về nhân khẩu học, mối liên quan giữa kiến thức và thực hành, nhận thức về khám chữa bệnh BHYT, nhận thức và phong tục tập quán, điều kiện kinh tế xã hội, khả năng cung cấp dịch vụ CSSKSS, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, những bất cập về chính sách và qui định trong CSSKSS.

3.1. Đặc điểm nhân khẩu học

Các đặc điểm về nhân khẩu học của phụ nữ có những ảnh hưởng nhất định đến việc CSSKSS. Để tìm hiểu các đặc điểm về nhân khẩu học có ảnh hưởng như thế nào đến việc CSSKSS, tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích tương quan, kiểm định χ2 để tính trị số p (mức ý nghĩa thống kê) nhằm chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm nhân khẩu học với thực hành về CSSKSS của đối tượng nghiên cứu.

Bảng 3.1. Mối liên quan giữa tỷ lệ đối tƣợng đang sử dụng BPTT hiện đại với một số yếu tố Đặc điểm Sử dụng BPTT hiện đại Có sử dụng (%) Khơng sử dụng (%) SL % SL % Nhóm tuổi < 30 12 72,5 25 27,5 ≥ 30 180 86,1 29 13,9 Kiểm định: χ2 = 52,9; p < 0,05 Dân tộc Tày 143 82,7 30 17,3 Nùng 94 80,3 23 19,7 Kiểm định: χ2 = 0,25; p > 0,05 Học vấn ≤ Tiểu học 58 87,9 8 12,1 > Tiểu học 188 80,3 46 19,7 Kiểm định: χ2 = 1,98; p > 0,05

Kết quả phân tích cho thấy, phụ nữ trong độ tuổi khác nhau thì tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại cũng khác nhau. Cụ thể trong nghiên cứu này, tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại của nhóm phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 29 thấp hơn so với nhóm phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 49. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Mặc dù tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại của nhóm phụ nữ dân tộc Nùng và Tày khác nhau nhưng trong nghiên cứu này chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa việc sử dụng BPTT hiện đại với hai nhóm dân tộc (sự khác nhau chỉ là ngẫu nhiên, khơng có ý nghĩa thống kê, p>0,05). Tương tự, tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại ở nhóm phụ nữ có trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống (87,9%) cao hơn so với nhóm có trình độ học vấn trên tiểu học (80,3%), tuy nhiên sự khác nhau này cũng chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Bảng 3.2. Mối liên quan giữa tỷ lệ đối tƣợng biết cần khám thai ít nhất 3 lần với một số yếu tố

Đặc điểm

Biết cần khám thai ít nhất 3 lần Biết (%) Không biết (%)

SL % SL % Nhóm tuổi < 30 78 85,7 13 14,3 ≥ 30 173 82,8 36 17,2 Kiểm định: χ2 = 0,40; p > 0,05 Dân tộc Tày 142 82,1 31 17,9 Nùng 100 85,5 17 14,5 Kiểm định: χ2 = 0,58; p > 0,05 Học vấn ≤ Tiểu học 49 74,2 17 25,8 > Tiểu học 202 86,3 32 13,7 Kiểm định: χ2 = 5,49; p < 0,05

Để tìm hiểu, so sánh kiến thức của cộng đồng về vấn đề chăm sóc trước sinh theo các đặc trưng cơ bản, kiến thức về số lần cần khám thai tối thiểu trước sinh được chọn làm chỉ số đánh giá.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khơng tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức về chăm sóc trước sinh với các đặc trưng về nhóm tuổi và thành phần dân tộc (p>0,05). Tuy nhiên, có mối liên quan khá mật thiết giữa kiến thức về chăm sóc trước sinh với đặc trưng về học vấn. Các đối tượng có học vấn càng cao thì tỷ lệ có kiến thức đúng về số lần cần khám thai tối thiểu trong một thai kỳ càng cao. Cụ thể là các đối tượng có trình độ học vấn từ THCS trở lên thì tỷ lệ có kiến thức đúng cao hơn so với đối tượng chỉ có học vấn tiểu học hoặc không đi học. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với trị số p<0,05.

Bảng 3.3. Mối liên quan giữa tỷ lệ đối tƣợng sinh con có nhân viên y tế đỡ trong lần sinh con gần nhất với một số yếu tố

Đặc điểm

Sinh con có nhân viên y tế đỡ Có (%) Không (%) SL % SL % Nhóm tuổi < 30 65 84,4 12 15,6 ≥ 30 147 71,0 60 29,0 Kiểm định: χ2 = 5,33; p < 0,05 Dân tộc Tày 132 80,0 33 20,0 Nùng 74 67,9 35 32,1 Kiểm định: χ2 = 5,16; p < 0,05 Học vấn ≤ Tiểu học 34 51,5 32 48,5 > Tiểu học 178 81,7 40 18,3 Kiểm định: χ2 = 24,3, p < 0,05

Sức khoẻ bà mẹ và trẻ em là một trong những nội dung chính của chương trình CSSKSS. Những tai biến sản khoa có thể xảy ra bất cứ khi nào trong quá trình sinh con là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở bà mẹ và trẻ em. So với các nước đang phát triển trong khu vực, tỉ lệ chết mẹ ở Việt nam nói chung là thấp, nhưng trái lại tỷ lệ tai biến sản khoa như băng huyết, nhiễm trùng sản khoa, vỡ tử cung... lại cao nhất, đặc biệt ở những vùng nơng thơn, miền núi, ven biển. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS của người phụ nữ và khả năng cung ứng các dịch vụ đó của cộng đồng xã hội.

Kết quả phân tích trong bảng trên đây cho thấy, tỷ lệ đối tượng sinh con có nhân viên y tế đỡ có tương quan thuận với các đặc trưng về nhóm tuổi, thành phần dân tộc và trình độ học vấn. Tỷ lệ phụ nữ trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 29 sinh con có nhân viên y tế đỡ cao hơn so với nhóm phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 49. Tỷ lệ phụ nữ dân tộc Tày sinh con có nhân viên y tế đỡ cao hơn so với nhóm phụ nữ dân tộc Nùng. Những đối tượng có học vấn càng cao thì có tỷ lệ sinh con có

nhân viên y tế đỡ càng cao, trên 80% phụ nữ có học vấn từ trung học cơ sở trở lên có tỷ lệ sinh con có sự hỗ trợ của nhân viên y tế, trong khi tỷ lệ này chỉ đạt 51,5% ở phụ nữ có học vấn tiểu học hay không đi học.

3.2. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành

Các hành động của cá nhân hay nhóm xã hội chịu sự chi phối và tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Một trong những yếu tố quan trọng đó là kiến thức, những thông tin mà các cá nhân có được liên quan đến hành vi của họ. Các nghiên cứu về khoa học xã hội và hành vi đã chỉ ra rằng, kiến thức và thực hành ln song hành với nhau và có mối quan hệ tỷ lệ thuận. Tuy nhiên, ở mỗi bối cảnh văn hố, xã hội thì mối quan hệ này lại được thể hiện ở các mức độ khác nhau. Thông thường kiến thức tốt dẫn đến thực hành có xu hướng tốt, nhưng không thể kiến thức kém mà thực hành lại tốt. Trong nội dung này, để kiểm định mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về CSSKSS của phụ nữ, tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích tương quan.

Bảng 3.4. Tỷ lệ phụ nữ biết tên các BPTT và hiện đang sử dụng BPTT Biết tên các BPTT Đang sử dụng Không sử dụng Kiểm định Biết tên các BPTT Đang sử dụng Không sử dụng Kiểm định

SL % SL %

χ2 = 22,27 p<0,05

Biết 245 83,6 48 16,4

Không biết 1 14,3 6 85,7

Rõ ràng là có mối liên quan giữa việc biết tên các BPTT với việc sử dụng BPTT. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với những nhóm phụ nữ biết tên các BPTT thì tỷ lệ sử dụng BPTT cao hơn rõ rệt so với không sử dụng BPTT (83,6% so với 16,4%). Tỷ lệ này ở nhóm khơng biết tên các BPTT là 14,3% so với 85,7%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với trị số p<0,05. Việc nhóm phụ nữ biết tên các BPTT sẽ giúp cho họ lựa chọn áp dụng BPTT phù hợp với họ, ví dụ như giá cả và những tiện ích mang lại. Điều này có nghĩa là sự hiểu biết về các BPTT mang lại cho phụ nữ nhiều cơ hội lựa chọn hơn, do đó họ cũng sẽ dễ dàng tiếp cận và sử dụng. Nghiên cứu định tính cũng đã chỉ rõ hơn điều này, như việc

biết tên BPTT đồng thời biết về giá cả, cách sử dụng và khả năng sử dụng có thuận tiện khơng để họ quyết định sử dụng hay khơng.

Nếu như mình được nhiều thông tin về BPTT nào đó, mà thấy nó hiệu quả, khơng đắt lắm thì mình sẽ dùng. Nhiều khi khơng biết thì khơng sử dụng, nhưng khi được tư vấn, tuyên truyền rồi thì bọn em lại sử dụng.

TLN, phụ nữ, xã Đa Thông, Thông Nông, Cao Bằng

Một minh chứng khác về mối liên hệ giữa nhận thức và thực hành trong CSSKSS của phụ nữ chính là nhận thức đúng về khám thai và việc thực hiện khám thai đầy đủ. Kết quả được thể hiện dưới bảng sau.

Bảng 3.5. Nhận thức đúng về khám thai với tỷ lệ phụ nữ khám thai đủ Nhận thức về khám thai Nhận thức về khám thai Thực hành đúng không đúng Thực hành Kiểm định SL % SL % χ2 = 44,42 p<0,05 Nhận thức đúng 158 66,7 79 33,3 Nhận thức sai 7 14,6 41 85,4

Nhìn vào bảng kết quả phân tích số liệu cho thấy, có mối liên quan chặt chẽ giữa nhận thức đúng và thực hành đúng về số lần khám thai. Nhóm phụ nữ có nhận thức đúng đã khám thai 3 lần trở lên (66,7%) cao gần gấp 5 lần so với nhóm khơng có nhận thức sai khám thai đúng là 14,6%, và ngược lại. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với trị số p<0,05. Rõ ràng khi đã có những nhận thức đúng sẽ kéo theo hành động đúng. Đây sẽ là cơ sở khoa học quan trọng trong việc triển khai các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ nữ về vấn đề CSSKSS. Với những trường hợp có nhận thức đúng, song việc thực hành chưa phù hợp đều xuất phát từ các nguyên nhân khác chi phối như việc đi lại khó khăn, tâm lý e ngại đến các nơi thăm khám thai, điều kiện kinh tế không cho phép… Điều này được lý giải tương đối rõ qua các thơng tin định tính có được.

Nhà chúng em thì xa cơ sở y tế, đường đi lại khó khăn. Nhiều khi có thai, muốn đi khám nhưng vì đường xa nên lại ngại đi. Hơn nữa đi khám cũng phải có tiền chứ .

TLN, phụ nữ, xã Cơng Trừng, Hịa An, Cao Bằng

Tương tự, giữa việc nhận thức đúng về tiêm vắc xin phòng uống ván trong lần mang thai đầu tiên với việc thực hành đúng, kết quả khảo sát cũng chỉ ra mối quan hệ thuận chiều.

Bảng 3.6. Nhận thức đúng và thực hành tiêm vắc-xin phòng uốn ván trong lần mang thai đầu tiên

Nhận thức về TPUV Tiêm đủ Tiêm thiếu Kiểm định

SL % SL %

χ2 = 62,26 p<0,05

Nhận thức đúng 107 68,6 49 31,4

Nhận thức sai 28 21,7 101 78,3

Nhóm phụ nữ có nhận thức đúng về số mũi cần phải tiêm phịng uốn ván trong kỳ mang thai thì tỷ lệ đã tiêm đủ số mũi (68,6%) so với nhóm phụ nữ có nhận thức khơng đúng chỉ tiêm đủ số mũi uốn ván là 21,7% và ngược lại. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với trị số p<0,05.

Như vậy, có thể thấy, nhận thức của đối tượng nghiên cứu về các vấn đề CSSKSS có ảnh hưởng rõ rệt đến thực hành của họ. Trong nghiên cứu này, kiến thức và thực hành về CSSKSS của phụ nữ tại địa bàn nghiên cứu tỷ lệ thuận với nhau. Vấn đề đặt ra là nâng cao hơn nữa kiến thức của người dân nói chung và phụ nữ nói riêng về các vấn đề SKSS, để từ đó có thể cải thiện được hành vi về CSSKSS tại cộng đồng.

3.3. Nhận thức về khám chữa bệnh BHYT

Bảo hiểm y tế (BHYT) là một bảo đảm an toàn về mặt chi phí chăm sóc y tế khi có bệnh, góp phần đảm bảo sự cơng bằng trong khám chữa bệnh. Đông đảo người lao động, người nghỉ hưu, mất sức, đối tượng chính sách xã hội và một bộ

phận người nghèo yên tâm hơn khi ốm đau đã có một chỗ dựa tin cậy là BHYT. Việc phát triển, mở rộng BHYT không những để đảm bảo mục tiêu xã hội hố cơng tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân mà còn được coi là biện pháp cơ bản đảm bảo tính bền vững của chính sách BHYT.

Hiện nay, các hình thức bảo hiểm đang được thực hiện tại tỉnh Cao Bằng bao gồm 3 loại hình chính: BHYT bắt buộc đối với người lao động, BHYT tự nguyện cho người dân, và khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo theo Quyết định số 139/QĐ-TTg ngày 15/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Phần lớn người dân ở Cao Bằng đều là người dân tộc thiểu số, do đó họ đều được cấp thẻ BHYT cho người nghèo. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy nhận thức của phụ nữ về thẻ BHYT cịn nhiều hạn chế, họ cho rằng khi nào có bệnh thì mới cần làm thẻ.

Ý thức của người dân cũng chưa tốt, bản thân khơng có thẻ cũng khơng lên chính quyền xã hoặc trưởng thơn để hỏi đến khi có bệnh cần đến mới hỏi, đây thường là tình trạng chung ở các tỉnh miền núi.

PVS, trưởng phòng PYT huyện Hòa An, Cao Bằng

Hiểu biết của phụ nữ tại địa bàn nghiên cứu về ý nghĩa của thẻ BHYT còn chưa đúng nên một số người dân được hưởng chế độ BHYT sử dụng thẻ không đúng mục đích. Người dân khơng có bệnh nhưng họ vẫn đi khám và xin thuốc đều hàng tháng, đặc biệt là vào các phiên chợ.

Ý thức của người dân khi khám chữa bệnh sử dụng BHYT chưa tốt, chỉ khi nào có bệnh thì người dân mới thấy cần thẻ BHYT, hàng tháng họ khơng có bệnh nhưng cũng đi khám và xin thuốc đều, nhất là những phiên chợ thì bà con đến khám và xin thuốc rất đông.

PVS, trưởng phòng PYT huyện Quảng Uyên, Cao Bằng

Truyền thông là một trong những hoạt động quan trọng của BHYT, tuy

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Cao Bằng) (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)