Các khái niệm công cụ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Cao Bằng) (Trang 35 - 55)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Các khái niệm công cụ

1.3.1. Kiến thức, thái độ, thực hành

Theo từ điển Oxford English Dictionary, kiến thức (knowledge) là những kinh nghiệm, những sự kiện có thực phản ánh trí thơng minh của con người, được hình thành qua học tập, quan sát và kinh nghiệm, kiến thức của con người được tích luỹ trong suốt cuộc đời [43].

Cũng theo từ điển Oxford English Dictionary, thái độ (attitude) là biểu hiện sự bằng lịng hoặc phản đối một vấn đề nào đó. Nó là một cấu trúc tương đối bền vững của các niềm tin, kinh nghiệm được tích luỹ trong cuộc sống của chúng ta hoặc những người sống làm việc quanh ta như cha, mẹ, ông, bà, họ hàng, đồng nghiệp,... Những người sống gần gũi xung quanh chúng ta có thể làm chúng ta suy nghĩ, quan tâm đến hành vi nào đó. Ngồi ra thái độ cón có thể bắt nguồn từ kinh nghiệm của những người khác, đặc biệt những người mà chúng ta kính trọng. Đơi khi thái độ của con người cũng có thể được hình thành bởi kinh nghiệm chưa đầy đủ. Thái độ rất quan trọng đối với hành vi của con người. Trong giáo dục sức khoẻ cần phân tách làm rõ vì sao mọi người lại có thái độ nhất định đối với các hành vi sức khoẻ như vậy, từ đó có tác động nhằm làm chuyển đổi thái độ.

Và, thực hành (practice) là công việc thực tế để đạt được qua thực hiện các kỹ năng và kỹ xảo.

1.3.2. Sức khỏe sinh sản

Theo Chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển (Hội nghị Cairô 1994): Sức khỏe sinh sản là trạng thái khỏe mạnh hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là bệnh tật hay ốm yếu, trong tất cả mọi thứ liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và q trình của nó [3].

Khái niệm về sức khỏe sinh sản có một ý nghĩa xã hội sâu sắc. Sức khỏe sinh sản là một thành phần của sức khoẻ chung, nhưng nó khácc biệt một cách cơ bản so với hầu hết mối quan tâm về sức khoẻ khác, cho dù cả nam và nữ đều

tham gia vào các hoạt động sinh sản, song việc mang thai, sinh đẻ, nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là đặc quyền của phụ nữ. Do đó, phụ nữ được coi là trọng tâm của sức khỏe sinh sản và sức khỏe sinh sản là cốt lõi của sức khoẻ người phụ nữ [6]. Vì thế, để có được sức khỏe sinh sản tốt, khơng chỉ chăm sóc trong độ tuổi sinh đẻ mà cần được chăm sóc ngay từ bào thai cho đến tuổi già.

1.3.3. Chăm sóc sức khỏe sinh sản

Theo Chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển (Hội nghị Cairô 1994), sức khỏe sinh sản bao gồm 10 nội dung sau:

- Làm mẹ an toàn: Là tất cả phụ nữ đều được nhận sự chăm sóc cần thiết để được hồn tồn khoẻ mạnh trong suốt thời gian mang thai, khi sinh đẻ và sau đẻ, bao gồm cả điều trị cấp cứu sản khoa khi có tai biến xảy ra. Đây là một lĩnh vực ưu tiên trong chăm sóc sức khoẻ ở nước ta [1].

- Kế hoạch hố gia đình: Là một quyền của con người, quyền về sinh sản trong đó nam và nữ có quyền được nhận thơng tin và tiếp cận với các biện pháp KHHGĐ an toàn, hiệu quả, phù hợp khả năng mà họ đã lựa chọn. Thực hiện KHHGĐ mang lại cho người phụ nữ rất nhiều lợi ích về sức khoẻ và cải thiện điều kiện sống thông qua khả năng giãn khoảng cách giữa các lần sinh và giới hạn số lần sinh. KHHGĐ còn làm giảm số trường hợp có thai ngồi ý muốn, giảm nguy cơ gây tử vong mẹ và các biến chứng liên quan đến thai nghén. Bên cạnh đó, KHHGĐ cịn giúp cho phụ nữ có một sức khoẻ tình dục lành mạnh, an tồn; và đối với xã hội KHHGĐ làm giảm sự gia tăng dân số và các chi phí y tế cho CSSKSS trong đó có chi phí nạo hút thai và điều trị các tai biến do nạo hút thai [47].

- Nạo hút thai: Là một biện pháp chấm dứt thai nghén có chủ ý đối với thai ngồi ý muốn hoặc vì những chỉ định y tế. Việc đình chỉ thai nghén có thể tiến hành ở bất kỳ tuổi thai nào. Bao gồm hút thai, nạo thai hoặc phá thai to. Hút thai sớm hay hút điều hoà kinh nguyệt là thủ thuật tiến hành khi phụ nữ mới

chậm kinh được 7-14 ngày; nạo thai là thủ thật lấy thai từ buồng tử cung ra ngồi bằng kìm gắp và thìa nạo khi thai dưới 12 tuần [17].

- Phịng và điều trị vơ sinh.

- Phòng tránh và điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS.

- Phịng, chống khối u đường sinh dục. - Sức khoẻ sinh sản vị thành niên. - Giáo dục giới tính, tình dục. - Chăm sóc sức khoẻ trẻ em.

- Thông tin, giáo dục, truyền thông.

Như vậy CSSKSS được định nghĩa như sau: Việc CSSKSS là một tổng thể các biện pháp kỹ thuật và dịch vụ góp phần nâng cao sức khỏe và hạnh phúc bằng cách phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về sức khỏe sinh sản. Nó cũng bao gồm cả sức khỏe tình dục với mục đích là đề cao cuộc sống và các mối quan hệ riêng tư, chứ không chỉ là việc tư vấn và chăm sóc liên quan đến sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục [11].

1.3.4. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là tất cả những phụ nữ nằm trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi [51].

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ CSSKSS CỦA PHỤ NỮ

2.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu

Cao Bằng có 11 dân tộc chính, trong đó chủ yếu là dân tộc Tày và Nùng. Các dân tộc thường sinh sống theo những quần thể trên các vùng khác nhau. Dân tộc Kinh thường sống ở các thị xã, thị trấn, thị tứ, các nơi có điều kiện giao lưu buôn bán. Dân tộc Tày sống hầu hết ở các huyện, là dân tộc cư trú ở Cao Bằng lâu đời có truyền thống văn hố tốt đẹp, đã có chữ viết riêng gọi là chữ Tày Nùng; điều kiện kinh tế văn hoá khá hơn các dân tộc khác. Dân tộc Nùng có nhiều tộc, căn cứ vào ăn mặc và tiếng nói để phân biệt. Dân tộc Dao có bản chất cần cù lao động, sống chủ yếu ở vùng đồi núi thấp, vừa làm nương, vừa làm ruộng, phong tục tập quán còn nặng nề. Dân tộc H’Mông hầu hết sống trên triền núi đá cao, vùng sâu, vùng xa, tập trung đông ở Bảo Lạc, Thông Nông, Hà Quảng; sống du canh du cư, đốt rẫy làm nương, chủ yếu trồng ngô. Dân tộc Hoa sống ở nơi thị trấn, thị tứ, nhạy cảm với cuộc sống, có trình độ kinh tế phát triển. Nói chung đời sống kinh tế, văn hố của người dân Cao Bằng cịn nghèo nàn, lạc hậu.

Bảng 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu phân theo tuổi, dân tộc và học vấn Thông tin SL % Độ tuổi 15-19 1 0,3 20-29 90 30,0 30- 39 134 44,7 40-49 75 25,0 Dân tộc Kinh 3 1,0 Tày 173 57,7 Nùng 117 39,0

Khác (H’Mông, Mường, Dao) 7 2,3

Học vấn Không đi học 12 4,0 Tiểu học 54 18,0 THCS 123 41,0 THPT 88 29,3 THCN trở lên 23 7,7

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm phụ nữ trong độ tuổi 30-39 chiếm tỷ lệ cao nhất (44,7%), tiếp đến là nhóm tuổi 20-29 (30%), nhóm tuổi 40-49 (25%), và thấp nhất là nhóm tuổi 15-19 (0,3%). Về thành phần dân tộc, đa số đối tượng nghiên cứu là người dân tộc, trong đó chủ yếu là dân tộc Tày và Nùng (tỷ lệ tương ứng là 57,7% và 39%). Dân tộc Kinh chỉ chiếm 0,3%, còn lại là dân tộc Dao, H’Mơng và Mường (2,3%). Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu cịn hạn chế với 41% có học vấn THCS, 29,3% THPT, 18% Tiểu học, 7,7% THCN, và vẫn còn 4,0% phụ nữ không được đi học.

Như vậy, đa số đối tượng nghiên cứu thuộc các nhóm dân tộc khác nhau với trình độ học vấn hạn chế, điều này sẽ phần nào ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành về chăm sóc sức khỏe nói chung và CSSKSS nói riêng. Trong phần tiếp theo của luận văn sẽ đề cập cụ thể hơn về vấn đề này.

2.2. Tiếp cận thông tin về CSSKSS của phụ nữ

Việc tiếp cận thông tin của các đối tượng nghiên cứu được đánh giá thông qua việc kiểm tra xem họ đã từng nghe về các chủ đề CSSKSS hay chưa và đã được nghe từ nguồn cung cấp nào. Chất lượng thông tin được đánh giá bằng việc kiểm tra thái độ của đối tượng đối với một số nhận định về CSSKSS.

Bảng 2.2. Tỷ lệ phụ nữ đã từng đƣợc nghe nói đến các chủ đề về CSSKSS

Chủ đề về CSSKSS SL %

Tâm sinh lý tuổi dậy thì 60 20,0

Các biện pháp tránh thai 286 95,3

Chăm sóc bà mẹ trước, trong và sau sinh 174 58,0

Nạo phá thai 206 68,7

Các bệnh LTQĐTD (như lậu, giang mai…) 195 65,0

Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa 168 56,0

Giới và bình đẳng giới trong CSSKSS 91 30,3

Phòng chống HIV/AIDS 266 88,7

Bảo hiểm y tế 237 79,0

Bạo hành trong gia đình 127 42,3

Chưa nghe nói các chủ đề nêu trên 1 0,3

Trong những năm qua, các chương trình Dân số - KHHGĐ đã được thực hiện rất thành công ở Việt Nam kể cả các vùng sâu vùng xa. Các dự án phòng chống HIV/AIDS và bệnh LTQĐTD đã và đang được triển khai rộng khắp và được truyền thông rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hầu hết người dân Cao Bằng được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo Quyết định 139. Đây là những lý do dẫn đến tỷ lệ đối tượng biết đến các chủ đề này rất cao. Các chủ đề khác được ít đối tượng đã từng nghe nói đến nhất là: tâm sinh lý tuổi dậy thì (20%), giới và và bình đẳng giới trong CSSKSS (30,3%). Tăng cường hơn nữa công tác truyền thông để người dân biết và hiểu hơn về các chủ đề này là rất cần thiết.

Bảng 2.3. Nguồn cung cấp thông tin về các chủ đề CSSKSS

Nguồn thơng tin SL %

Chồng/bạn tình 19 6,4

Gia đình 15 5,0

Bạn bè/hàng xóm 53 17,7

Cán bộ hội (phụ nữ, nơng dân, đồn thanh niên…) 153 51,2

Nhân viên y tế 143 47,8

Cộng tác viên dân số/ y tế thôn bản 215 71,9

Vô tuyến/radio (đài) 188 62,9

Đài truyền thanh xã 30 10,0

Sách, báo 44 14,7

Nhà trường, thầy cô giáo 21 7,0

Nguồn cung cấp thông tin về các chủ đề sức khỏe sinh sản rất đa dạng từ nhân viên y tế, cán bộ hội phụ nữ, nơng dân, đồn thanh niên, vô tuyến, radio, đài truyền thanh xã.....Trong những năm gần đây, đời sống và kinh tế của người dân đã được cải thiện, mặc dù Cao Bằng là tỉnh miền núi với chủ yếu là người dân tộc, nhưng nhiều gia đình đã sắm được đài, vơ tuyến. Rõ ràng các chương trình thơng tin quảng cáo trên đài, vơ tuyến có hiệu quả khi được nhắc lại nhiều lần. Có thể thấy rằng, khơng nguồn nào có thể cung cấp đầy đủ mọi thông tin về chăm sóc sức khoẻ, do đó, các nguồn bổ xung lẫn nhau sẽ chuyển tải được nhiều thơng tin, đây chính là sự đa dạng về nguồn cung cấp thơng tin.

Trong số các nguồn cung cấp thông tin, ti vi/radio, cộng tác viên dân số, nhân viên y tế và cán bộ hội/đoàn thể là phương tiện truyền đạt có độ tin cậy và tính thuyết phục cao hơn cả nên dễ được đối tượng chấp nhận hơn. Kết quả điều tra cho thấy, nguồn thông tin về các chủ đề CSSKSS mà phụ nữ tiếp cận được nhiều nhất là từ: cộng tác viên dân số/y tế thôn bản (71,9%), vô tuyến/radio (62,9%), cán bộ các hội đoàn thể (51,2%) và nhân viên y tế (47,8%). Tuy nhiên, nguồn thông tin từ đài truyền thanh xã lại ược ít người nói đến (10%). Điều này có thể là do Cao Bằng là tỉnh thuộc miền núi, đường xá đi lại khó khăn, dân cư sống

không tập trung, nên hệ thống loa đài truyền thanh xã chưa đi đến được với tất cả người dân.

Thơng tin nhận được từ chồng/bạn tình hay những người thân trong gia đình cũng chiếm tỷ lệ rất thấp (tỷ lệ tương ứng là 6,4% và 5,0%). Phụ nữ dường như ít được chia sẻ thơng tin về CSSKSS từ những người thân trong gia đình. Bởi lẽ, chính bản thân những người thân trong gia đình cũng khơng có thơng tin hay chưa được cung cấp thơng tin về các chủ đề CSSKSS, do đó họ khơng thể chia sẻ cho vợ hay bạn tình của mình.

Bọn em nhận thơng tin về các chủ đề CSSKSS chủ yếu là từ cán bộ y tế và các phương tiện như loa đài thơi, chứ chồng con thì có biết gì đâu, mà có biết cũng khơng nói đâu.

TLN, phụ nữ, xã Cơng Trừng, Hịa An, Cao Bằng

Như vậy, để nâng cao nhận thức và giáo dục sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ trong cộng đồng bằng nhiều hình thức khác nhau, và các hình thức truyền thơng phải đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ nhận thức của đại bộ phận dân cư. Đặc biệt là cần tăng cường vai trị truyền thơng của cộng tác viên dân số/y tế thơn bản, vì một số vấn đề CSSKSS riêng tư như tình dục, KHHGĐ… cần sự khéo léo, tế nhị trong quá trình truyền đạt, do đó, phát huy được vai trị của cộng tác viên dân số/y tế thôn bản sẽ là phương tiện giáo dục có hiệu quả nhất.

2.3. Kiến thức, thái độ, thực hành về KHHGĐ và nạo hút thai Bảng 2.4. Tỷ lệ phụ nữ biết tên các BPTT Bảng 2.4. Tỷ lệ phụ nữ biết tên các BPTT

Các BPTT SL %

Bao cao su 178 59,3

Thuốc uống tránh thai 186 62,0

Thuốc tránh thai khẩn cấp 7 2,3

Dụng cụ tử cung 260 86,7

Triệt sản/đình sản 38 12,7

Xuất tinh ngoài âm đạo 15 5,0

Thuốc tiêm tránh thai 106 35,3

Thuốc cấy tránh thai 10 3,3

Tính vịng kinh/tính lịch 7 2,3

Khơng biết 7 2,3

Ba BPTT được nhiều đối tượng phỏng vấn biết nhiều nhất hiện nay là dụng cụ tử cung (86,7%), thuốc uống tránh thai (62%), và bao cao su (59,3%). Có lẽ do đây là những BPTT được truyền thông thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc từ cộng tác viên dân số, y tế thôn bản hoặc trong các chiến dịch CSSKSS hàng năm tại các địa phương trong những năm qua.

Có nhiều cách để tránh thai lắm nhưng bọn em không nhớ hết tên. Bọn em chỉ nhớ là có thuốc uống, bao cao su và đặt dụng cụ tử cung. Mà mấy biện pháp này cũng hay được cán bộ y tế nói đến.

TLN, phụ nữ, xã Đa Thơng, Thơng Nông, Cao Bằng Việc phổ biến kiến thức một số BPTT hiện đại khác như thuốc cấy tránh thai, tránh thai khẩn cấp vẫn còn chưa được đưa vào sử dụng rộng rãi và cũng chưa được tuyên truyền nhiều trên các phương tiện thơng tin đại chúng, nên có ít đối tượng biết đến những BPTT này. Hoặc một số biện pháp như tính vịng kinh/tính lịch hay xuất tinh ngồi âm đạo, tỷ lệ phụ nữ biết rất ít, chỉ chiếm 2,3% và 5%.

Có thể, các chị em phụ nữ đã từng nghe nói đến rất nhiều các BPTT khác nhau. Tuy nhiên, để nhớ và trả lời ngay tại thời điểm điều tra thì dường như họ chưa kịp nhớ hết. Nhưng vấn đề đặt ra là nếu như công tác tuyên truyền bằng bất cứ hình thức nào, nếu được lặp đi lặp đi nhiều lần thì người dân sẽ ghi nhớ thơng tin trong thời gian lâu hơn.

66,3 69,4 27,6 0,6 0 20 40 60 80 100 Tỷ lệ (%) Biết ít nhất 3 BPTT hiện đại

Biết 1-3 BPTT Biết 4-6 BPTT Biết 7 BPTT trở lên

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ phụ nữ biết tên các BPTT

Tỷ lệ phụ nữ biết nhiều các BPTT tại địa bàn điều tra còn hạn chế. Số phụ nữ biết tên từ một đến ba BPTT chiếm tỷ lệ cao nhất cũng chỉ có 69,4%, tiếp đến là biết từ bốn đến sáu BPTT (27,6%). Rất ít phụ nữ biết bảy BPTT trở lên (0,6%). Tỷ lệ phụ nữ biết ít nhất ba BPTT hiện đại chưa cao (66,3%).

Bảng 2.5. Tỷ lệ phụ nữ sử dụng một trong các BPTT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Cao Bằng) (Trang 35 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)