8. Cấu trúc luận văn
2.2. Tiếp cận thông tin về CSSKSS của phụ nữ
Việc tiếp cận thông tin của các đối tượng nghiên cứu được đánh giá thông qua việc kiểm tra xem họ đã từng nghe về các chủ đề CSSKSS hay chưa và đã được nghe từ nguồn cung cấp nào. Chất lượng thông tin được đánh giá bằng việc kiểm tra thái độ của đối tượng đối với một số nhận định về CSSKSS.
Bảng 2.2. Tỷ lệ phụ nữ đã từng đƣợc nghe nói đến các chủ đề về CSSKSS
Chủ đề về CSSKSS SL %
Tâm sinh lý tuổi dậy thì 60 20,0
Các biện pháp tránh thai 286 95,3
Chăm sóc bà mẹ trước, trong và sau sinh 174 58,0
Nạo phá thai 206 68,7
Các bệnh LTQĐTD (như lậu, giang mai…) 195 65,0
Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa 168 56,0
Giới và bình đẳng giới trong CSSKSS 91 30,3
Phòng chống HIV/AIDS 266 88,7
Bảo hiểm y tế 237 79,0
Bạo hành trong gia đình 127 42,3
Chưa nghe nói các chủ đề nêu trên 1 0,3
Trong những năm qua, các chương trình Dân số - KHHGĐ đã được thực hiện rất thành công ở Việt Nam kể cả các vùng sâu vùng xa. Các dự án phòng chống HIV/AIDS và bệnh LTQĐTD đã và đang được triển khai rộng khắp và được truyền thông rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hầu hết người dân Cao Bằng được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo Quyết định 139. Đây là những lý do dẫn đến tỷ lệ đối tượng biết đến các chủ đề này rất cao. Các chủ đề khác được ít đối tượng đã từng nghe nói đến nhất là: tâm sinh lý tuổi dậy thì (20%), giới và và bình đẳng giới trong CSSKSS (30,3%). Tăng cường hơn nữa công tác truyền thông để người dân biết và hiểu hơn về các chủ đề này là rất cần thiết.
Bảng 2.3. Nguồn cung cấp thông tin về các chủ đề CSSKSS
Nguồn thơng tin SL %
Chồng/bạn tình 19 6,4
Gia đình 15 5,0
Bạn bè/hàng xóm 53 17,7
Cán bộ hội (phụ nữ, nơng dân, đồn thanh niên…) 153 51,2
Nhân viên y tế 143 47,8
Cộng tác viên dân số/ y tế thôn bản 215 71,9
Vô tuyến/radio (đài) 188 62,9
Đài truyền thanh xã 30 10,0
Sách, báo 44 14,7
Nhà trường, thầy cô giáo 21 7,0
Nguồn cung cấp thông tin về các chủ đề sức khỏe sinh sản rất đa dạng từ nhân viên y tế, cán bộ hội phụ nữ, nơng dân, đồn thanh niên, vô tuyến, radio, đài truyền thanh xã.....Trong những năm gần đây, đời sống và kinh tế của người dân đã được cải thiện, mặc dù Cao Bằng là tỉnh miền núi với chủ yếu là người dân tộc, nhưng nhiều gia đình đã sắm được đài, vơ tuyến. Rõ ràng các chương trình thơng tin quảng cáo trên đài, vơ tuyến có hiệu quả khi được nhắc lại nhiều lần. Có thể thấy rằng, khơng nguồn nào có thể cung cấp đầy đủ mọi thơng tin về chăm sóc sức khoẻ, do đó, các nguồn bổ xung lẫn nhau sẽ chuyển tải được nhiều thơng tin, đây chính là sự đa dạng về nguồn cung cấp thơng tin.
Trong số các nguồn cung cấp thông tin, ti vi/radio, cộng tác viên dân số, nhân viên y tế và cán bộ hội/đoàn thể là phương tiện truyền đạt có độ tin cậy và tính thuyết phục cao hơn cả nên dễ được đối tượng chấp nhận hơn. Kết quả điều tra cho thấy, nguồn thông tin về các chủ đề CSSKSS mà phụ nữ tiếp cận được nhiều nhất là từ: cộng tác viên dân số/y tế thôn bản (71,9%), vô tuyến/radio (62,9%), cán bộ các hội đoàn thể (51,2%) và nhân viên y tế (47,8%). Tuy nhiên, nguồn thông tin từ đài truyền thanh xã lại ược ít người nói đến (10%). Điều này có thể là do Cao Bằng là tỉnh thuộc miền núi, đường xá đi lại khó khăn, dân cư sống
không tập trung, nên hệ thống loa đài truyền thanh xã chưa đi đến được với tất cả người dân.
Thông tin nhận được từ chồng/bạn tình hay những người thân trong gia đình cũng chiếm tỷ lệ rất thấp (tỷ lệ tương ứng là 6,4% và 5,0%). Phụ nữ dường như ít được chia sẻ thông tin về CSSKSS từ những người thân trong gia đình. Bởi lẽ, chính bản thân những người thân trong gia đình cũng khơng có thơng tin hay chưa được cung cấp thông tin về các chủ đề CSSKSS, do đó họ khơng thể chia sẻ cho vợ hay bạn tình của mình.
Bọn em nhận thơng tin về các chủ đề CSSKSS chủ yếu là từ cán bộ y tế và các phương tiện như loa đài thơi, chứ chồng con thì có biết gì đâu, mà có biết cũng khơng nói đâu.
TLN, phụ nữ, xã Cơng Trừng, Hòa An, Cao Bằng
Như vậy, để nâng cao nhận thức và giáo dục sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ trong cộng đồng bằng nhiều hình thức khác nhau, và các hình thức truyền thông phải đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ nhận thức của đại bộ phận dân cư. Đặc biệt là cần tăng cường vai trị truyền thơng của cộng tác viên dân số/y tế thơn bản, vì một số vấn đề CSSKSS riêng tư như tình dục, KHHGĐ… cần sự khéo léo, tế nhị trong quá trình truyền đạt, do đó, phát huy được vai trị của cộng tác viên dân số/y tế thôn bản sẽ là phương tiện giáo dục có hiệu quả nhất.