Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Cao Bằng) (Trang 73 - 75)

8. Cấu trúc luận văn

3.7. Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe

Các hình thức truyền thơng trong cơng tác CSSKSS hiện nay ở Cao Bằng chủ yếu là tờ rơi, tờ gấp, tuyên truyền từng nhóm nhỏ, nói chuyện trực tiếp và tổ chức các hội thi văn nghệ. Tại các xã, những người làm công tác truyền thông chủ yếu là cộng tác viên dân số, y tế thơn bản. Do trình độ học vấn yếu kém nên họ thực hiện công việc này chưa được hiệu quả.

Đối với từng địa phương và từng vùng cịn phụ thuộc vào vị trí địa lý nên áp dụng hình thức nào là phù hợp vừa với trình độ dân trí và vừa thuận lợi. Đối với những nơi có trình độ dân trí cao thì có thể áp dụng được tờ rơi, tờ bướm vì hầu hết họ đều biết chữ, cịn đối với vùng có dân trí thấp thì hình thức tun truyền trực tiếp và theo nhóm nhỏ cùng với tranh ảnh là hiệu quả nhất.

PVS, giám đốc Trung tâm CSSKSS Cao Bằng

Công tác viên dân số/y tế thơn bản trình độ học vấn mới lớp 5, có người chỉ biết đọc, biết viết trở lên nên về trình độ cịn nhiều yếu kém, gặp một số khó khăn và khả năng truyền thông, tư vấn của họ chưa được lưu loát.

PVS, lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ Cao Bằng

Hiện tại ở Cao Bằng một số xã vẫn chưa có điện lưới, vì thế truyền thông bằng hệ thống loa đài là không thực hiện được. Đây cũng là rào cản trong công tác truyền thông về CSSKSS tại tỉnh Cao Bằng.

PVS, trưởng phòng PYT huyện Quảng Uyên, Cao Bằng

Nhận thức kém và phong tục tập quán lạc hậu là hai yếu tố chính cản trở công tác CSSKSS của đồng bào dân tộc. Thêm vào đó, ở các bản vùng sâu, vùng xa khơng có loa đài, khơng có phương tiện truyền thơng đại chúng.

Nhận thức của người dân thấp nên nhiều lúc tuyên truyền cho trẻ đi tiêm chủng rất khó, hơn nữa tiêm lại bị phản ứng nên khơng đi tiêm tiếp. Địa bàn rộng, có bản phải đi một ngày đường mới tới có sở y tế, có bản cách trung tâm tới 30 km nhưng phải đi bộ nên phụ nữ có thai khơng đi tiêm

PVS, lãnh đạo TTDS-KHHGĐ huyện Hòa An, Cao Bằng

Như vậy, nhân lực cho công tác truyền thông hiện nay tại Cao Bằng chưa đáp ứng được nhu cầu, thêm vào đó là những rào cản về nhận thức, phong tục tập quán lạc hậu của người dân. Đặc biệt là sự thiếu thốn về trang thiết bị truyền

thơng như hệ thống loa đài. Do đó, cần chú trọng cải thiện cơng tác truyền thông, đặc biệt ở các huyện, xã vùng sâu vùng xa là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Cao Bằng) (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)