Tỷ lệ quyết định sử dụng BPTT trong gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Cao Bằng) (Trang 48 - 51)

Đối với việc quyết định sử dụng BPTT, sự thống nhất giữa hai vợ chồng chiếm tỷ lệ cao nhất (68,8%). Bản thân người phụ nữ cũng đã có quyền quyết định sử dụng BPTT, chiếm 30% đối tượng nghiên cứu. Chỉ có 1,2% phụ nữ trả lời rằng chồng là người quyết định sử dụng BPTT.

Rõ ràng là người phụ nữ ít nhiều đã có quyền quyết định trong việc sử dụng BPTT. Mặc dù, sự thống nhất giữa hai vợ chồng là rất cần thiết, nhưng nếu như người phụ nữ có quyền quyết định nhiều hơn thì họ sẽ chủ động hơn trong việc KHHGĐ cũng như chăm sóc sức khỏe bản thân.

Bảng 2.7. Thái độ của phụ nữ về tƣ vấn BPTT cho vị thành niên chƣa kết hôn

Quan điểm SL %

Ngăn cấm 89 29,7

Khuyên không nên QHTD trước hơn nhân 25 8,3

Đê chúng tự tìm hiểu 3 1,0

Giải thích cặn kẽ về tác dụng của từng BPTT 63 21,0

Không biết 120 40,0

Tư vấn về BPTT cho vị thành niên vốn là một vấn đề nhạy cảm và thường bị né tránh không chỉ riêng ở Cao Bằng mà còn ở các đô thị văn minh khác ở Việt Nam. Với quan điểm “trăng đến rằm trăng trịn”, rất ít các bậc cha mẹ chủ động đề cập đến BPTT khi nói chuyện với con cái mà thường để chúng tự tìm hiểu qua các tài liệu truyền thơng, sách báo, tạp chí.

Thường thì những vấn đề quan hệ tình dục hay BPTT thì chúng em cũng chẳng bao giờ dám trao đổi hay nói chuyện với con cái. Mình cũng ngại mà chúng nó cũng ngại. Như con em thì chắc là cũng chỉ nghe qua đài, ti vi hay sách báo gì đấy.

TLN, phụ nữ, xã Tự Do, Quảng Uyên, Cao Bằng Nghiên cứu định lượng còn cho thấy, bên cạnh 40% đối tượng không biết nên xử sự thế nào trước vấn đề tư vấn BPTT cho vị thành niên, 29,7% số đối tượng chọn giải pháp tiêu cực là ngăn cấm, 8,3% khun khơng nên quan hệ tình dục trước hôn nhân và 1 % để cho con tự tìm hiểu. Việc giáo dục về các biện pháp tránh thai cho vị thành niên có vai trị rất quan trọng trong việc bảo vệ vị thành niên khỏi các vấn đề rắc rối như có thai ngồi ý muốn, nạo phá thai sớm và khơng an tồn, mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc nghiêm trọng hơn là HIV/AIDS… gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ và kết quả học tập của vị thành niên.

Bảng 2.8. Thái độ của phụ nữ với con/cháu gái tuổi vị thành niên chƣa kết hôn mang thai

Thái độ SL %

Bắt phải đi nạo phá thai 107 35,7

Cung cấp đầy đủ thông tin về SKSS để đối tượng tự quyết định 52 17,3

Khác 9 3,0

Không biết 132 44,0

Quan hệ tình dục trước hơn nhân đang có xu hướng gia tăng ở Việt Nam, đặc biệt là tuổi vị thành niên. Số vị thành niên quan hệ tình dục ngày càng tăng trong khi hiểu biết của các em về an tồn tình dục rất thấp. Việc vị thành niên có thai trong thời điểm hiện nay là rất cao và quan niệm của phụ nữ với con/cháu chưa kết hơn mà mang thai cũng khác nhau. Chỉ có 17,3% phụ nữ có thái độ tích cực là cung cấp đầy đủ thông tin về sức khỏe sinh sản để đối tượng tự quyết định. Bên cạnh 35,7% phụ nữ có quan điểm bắt phải đi nạo phá thai, có đến 44% đối tượng không biết nên xử sự thế nào trước vấn đề con/cháu gái tuổi vị thành niên chưa kết hôn nhưng mang thai. Rõ ràng là giáo dục vị thành niên về vấn đề sức khỏe sinh sản cần phải được quan tâm hơn nữa, bởi vì quan hệ tình dục trước hơn nhân sớm sẽ có nhiều ảnh hưởng tới tâm sinh lý, ảnh hưởng tới sức khoẻ của các em hiện tại và sau này.

Khi được hỏi về vấn đề nạo hút thai của bản thân và nơi thực hiện nạo hút thai trong lần gần đây nhất, kết quả trả lời thể hiện trong biểu đồ dưới đây.

3,0 97,0 33,0 0 20 40 60 80 100 120 Tỷ lệ (%)

Tư nhân/bà lang CSYT nhà nước Đã nạo hút thai

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Cao Bằng) (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)