Kiến thức, thái độ, thực hành về làm mẹ an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Cao Bằng) (Trang 51 - 58)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Kiến thức, thái độ, thực hành về làm mẹ an toàn

Khám thai là công việc quan trọng của quản lý chăm sóc thai nghén, việc khám thai ít nhất ba lần vào ba quý của thai nghén để đánh giá tồn trạng của mẹ cũng như tình trạng của thai, nhằm phát hiện ra những nguy cơ thai nghén để có biện pháp theo dõi và xử trí kịp thời.

Bảng 2.9. Tỷ lệ phụ nữ biết về số lần cần khám thai trong một thai kỳ Số lần khám thai SL % Số lần khám thai SL % Một lần 1 0,3 Hai lần 26 8,7 Ba lần trở lên 251 83,7 Không cần 1 0,3 Không biết 21 7,0

Qua nghiên cứu cho thấy, đa số phụ nữ được phỏng vấn biết đúng là trong khi mang thai, người phụ nữ cần được khám thai ít nhất ba lần trở lên (83,7%). Rất ít phụ nữ cho biết số lần cần khám thai trong một thai kỳ là một lần hay hai lần. Tuy nhiên vẫn cịn 7% phụ nữ khơng biết số lần cần khám thai trong một thai kỳ. 7,4 12,6 43,9 29,8 6,3 0 20 40 60 Tỷ lệ (%) Không nhớ Không lần nào Khám ba lần trở lên Khám hai lần Khám một lần

Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ phụ nữ có đi khám thai trong lần mang thai gần đây

Chỉ số về số lần khám thai trong lần mang thai gần nhất được chọn để đánh giá vấn đề thực hành chăm sóc trước sinh của cộng đồng. Hầu hết phụ nữ được phỏng vấn đã và đang mang thai. Thực tế, trong lần mang thai gần đây nhất, 43,9% số phụ nữ đã mang thai được phỏng vấn đã khám thai từ 3 lần trở lên. Ngược lại, còn 12,6% phụ nữ được phỏng vấn đã mang thai không đi khám thai trong lần mang thai gần nhất. So với chỉ tiêu của Chiến lược Quốc gia về CSSKSS giai đoạn 2001 - 2010 là 90% thai phụ được khám thai và 60% được

khám thai đủ ba lần trở lên [3], thì tỷ lệ phụ nữ khám thai từ ba lần trở lên ở Cao Bằng cịn thấp.

Có thể thấy vấn đề thực hành chăm sóc trước sinh của phụ nữ Cao Bằng còn yếu. Số phụ nữ khám thai chưa đủ ba lần chiếm tỷ lệ cao. Đăng ký quản lý thai nghén và thực hiện đầy đủ số lần khám thai trong suốt thời kỳ mang thai có tác động rất lớn đến sự an toàn của người mẹ. Việc giáo dục, tư vấn cho thai phụ những hiểu biết về thai nghén, mục đích của mỗi lần khám thai có vai trị rất quan trọng và cần được nhấn mạnh trong các tài liệu truyền thông.

2,4 0,8 96,4 0 20 40 60 80 100 120 140 Tỷ lệ (%) Tại nhà

CSYT tư nhân CSYT nhà nước

Biểu đồ 2.6. Nơi khám thai của phụ nữ trong lần mang thai gần đây

Hầu hết những phụ nữ có thai trong lần mang thai gần đây đều đến khám thai tại cơ sở y tế nhà nước (chiếm 96,4%). Tỷ lệ phụ nữ khám thai tại cơ sở y tế tư nhân hay tại nhà chiếm tỷ lệ không đáng kể (tỷ lệ tương ứng là 0,8% và 2,4%). Điều này một lần nữa lại chứng tỏ vai trò quan trọng của cơ sở y tế nhà nước đối với cơng tác chăm sóc sức khoẻ tại địa bàn nghiên cứu.

23,315,0 15,0 56,0 5,7 0 20 40 60 80 Tỷ lệ (%) Không biết Khác Hai mũi Một mũi

Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ phụ nữ biết về số mũi tiêm vắc xin phòng uốn ván trong lần mang thai đầu lần mang thai đầu

Trong 5 tai biến sản khoa, có một tai biến về phía người con đó là uốn ván sơ sinh mà hiện nay chúng ta đang phấn đấu xoá bỏ. Mặc dù trong qui định của Bộ Y tế, tiêm đủ số mũi vắc xin phòng uốn ván là bắt buộc đối với phụ nữ mang thai, nhưng thực tế cho thấy còn nhiều điều phải quan tâm trong vấn đề này. Khi hỏi về kiến thức số mũi vắc xin phòng uốn ván cần tiêm cho người phụ nữ khi mang thai lần đầu, chỉ có 56% phụ nữ trả lời đúng cần tiêm đủ hai mũi vắc xin phòng uốn ván. Và có đến 23,3% phụ nữ trả lời không biết về số mũi vắc xin phòng uốn ván cần tiêm cho phụ nữ khi mang thai lần đầu. Cần tăng cường công tác truyền thông để nâng cao nhận thức của phụ nữ trong việc chủ động phòng chống uốn ván sơ sinh thơng qua tiêm vắc xin phịng uốn ván đầy đủ khi mang thai.

22,126,7 26,7 36,8 14,4 0 20 40 60 Tỷ lệ (%) Không nhớ Không tiêm Hai hoặc 1 mũi tăng cường Một mũi

Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ phụ nữ tiêm vắc xin phòng uốn ván trong lần mang thai gần nhất

Trong lần mang thai gần nhất có 26,7% phụ nữ nói khơng tiêm mũi vắc xin phịng uốn ván nào. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm phịng uốn ván đủ số mũi (hai hoặc một mũi tăng cường) cũng rất thấp, chỉ chiếm 36,8%. Như vậy, có thể thấy, nhận thức và thực hành về tiêm phòng uốn ván của phụ nữ Cao Bằng cịn hạn chế, trong khi đó việc tiêm phịng uốn ván đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai là rất quan trọng.

Bảng 2.10. Nơi ngƣời phụ nữ đã sinh con trong lần sinh con gần đây nhất và dự kiến nơi sẽ sinh con lần tới

Nơi sinh con Nơi đã sinh con Chọn nơi sẽ sinh con lần tới

SL % SL %

Cơ sở y tế nhà nước 158 56,5 184 61,3

Tại nhà 127 43,5 33 11

Không sinh con nữa - - 47 15,7

Chưa biết - - 36 12

Đẻ tại nhà là thói quen của phụ nữ vùng miền núi và một số vùng nông thôn với người đỡ đẻ thường là những bà đỡ vườn hoặc nữ hộ sinh. Khi đẻ tại nhà, bà mẹ sẽ phải gặp hàng loạt những bất lợi như không đảm bảo vệ sinh, dụng cụ đỡ đẻ không đảm bảo vô trùng...

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hơn một nửa số phụ nữ đã có con được phỏng vấn đã sinh con tại cơ sở y tế nhà nước (56,5%) trong lần sinh con gần đây nhất. Còn lại gần một nửa (43,5%) số phụ nữ được phỏng vấn đã sinh con tại nhà trong lần sinh con gần đây nhất. So với chỉ tiêu của Chiến lược Quốc gia về CSSKSS giai đoạn 2001- 2010 là 80% thai phụ được sinh đẻ tại cơ sở y tế và 90% được cán bộ y tế đỡ đẻ [3], thì tỷ lệ sinh con tại cơ sở y tế tại tỉnh Cao Bằng rất thấp.

Với câu hỏi “nếu sinh con lần tới, chị/anh sẽ chọn nơi nào để sinh con?” thì tỷ lệ nói sẽ sinh con tại nhà có giảm đi nhưng vẫn cịn 11% cho biết họ sẽ đẻ tại nhà trong lần sinh con tới. Dường như người dân ở đây chưa thật tin tưởng vào cơ sở y tế nhà nước.

66,9 17,6 7,0 8,4 0 20 40 60 80 100Tỷ lệ (%)

Nhân viên y tế Người trong gia đình

Bà mụ vườn Khơng có ai

Biểu đồ 2.9. Ngƣời đỡ đẻ cho phụ nữ trong lần sinh con gần nhất

Mặc dù tỷ lệ đối tượng đẻ tại cơ sở y tế không cao, nhưng tỷ lệ phụ nữ ở Cao Bằng đã được nhân viên y tế đỡ trong lần sinh con gần nhất khá cao (66,9%). Tuy nhiên, vẫn cịn có tỷ lệ khá cao do người trong gia đình giúp đỡ (17,6%) hoặc phải tự đỡ (8,4%).

Có 7% phụ nữ được đỡ đẻ bởi các bà mụ vườn, họ là những người khơng có chun mơn, nhưng họ lại có kinh nghiệm đỡ đẻ và sống gần gũi với dân làng. Có thể nếu được tập huấn về đỡ đẻ sạch, trang bị một số dụng cụ cần thiết và

kiến thức về tai biến sản khoa thì những bà mụ vườn này sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ tai biến sản khoa cho các bà mẹ khơng có điều kiện tiếp cận các cơ sở y tế.

Bảng 2.11. Kiến thức của phụ nữ về thời điểm cho con bú sau khi sinh

Thời gian SL %

Càng sớm càng tốt (30 phút đầu sau đẻ) 155 51,7

Từ 30 phút đến một giờ 98 32,7

Khác 28 9,3

Không biết 19 6,3

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất, phù hợp nhất đối với trẻ mới sinh, không một thứ sữa nào có thể thay thế và so sánh được, sữa non đó có từ những ngày trước khi đẻ, số lượng tuy ít nhưng đủ cho trẻ mới sinh những ngày đầu tiên và rất phù hợp với bộ máy tiêu hóa cịn non nớt của trẻ, hơn nữa sữa mẹ còn cung cấp cho trẻ những kháng thể chống lại bệnh tật giúp trẻ khoẻ mạnh, sau đẻ nên cho trẻ bú ngay, chậm nhất cũng không để quá 1 giờ sau đẻ.

Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ phụ nữ có kiến thức đúng về thời gian cho con bú sau sinh “Càng sớm càng tốt (30 phút đầu sau đẻ)” còn hạn chế, chỉ chiếm 51,7%. Vẫn cịn 6,3% phụ nữ trả lời khơng biết về thời điểm nên cho con bú sau khi sinh.

Bảng 2.12. Kiến thức của phụ nữ về thời gian nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn

Thời gian SL %

Dưới 6 tháng 117 39,0

6 tháng 128 42,7

Trên 6 tháng 34 11,3

Không biết 21 7

Trong 6 tháng đầu sau đẻ, sữa mẹ là thức ăn duy nhất cho trẻ, không cho ăn thêm bất cứ loại sữa gì, ngay cả nước cũng không cần cho uống [1]. Nhưng tỷ lệ phụ nữ trả lời đúng là nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn tồn trong vịng 6 tháng theo như khuyến cáo của Bộ Y tế chỉ chiếm 42,7%, còn lại là trả lời sai. Vấn đề đặt ra

là cần phải tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các bà mẹ ở đây về ý nghĩa của nguồn sữa mẹ, đặc biệt là về thời gian cho con bú lần đầu sau đẻ, và thời gian cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Cao Bằng) (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)