Nguồn cung cấp thông tin về các chủ đề CSSKSS

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Cao Bằng) (Trang 41)

Nguồn thông tin SL %

Chồng/bạn tình 19 6,4

Gia đình 15 5,0

Bạn bè/hàng xóm 53 17,7

Cán bộ hội (phụ nữ, nông dân, đoàn thanh niên…) 153 51,2

Nhân viên y tế 143 47,8

Cộng tác viên dân số/ y tế thôn bản 215 71,9

Vô tuyến/radio (đài) 188 62,9

Đài truyền thanh xã 30 10,0

Sách, báo 44 14,7

Nhà trường, thầy cô giáo 21 7,0

Nguồn cung cấp thông tin về các chủ đề sức khỏe sinh sản rất đa dạng từ nhân viên y tế, cán bộ hội phụ nữ, nông dân, đoàn thanh niên, vô tuyến, radio, đài truyền thanh xã...Trong những năm gần đây, đời sống và kinh tế của người dân đã được cải thiện, mặc dù Cao Bằng là tỉnh miền núi với chủ yếu là người dân tộc, nhưng nhiều gia đình đã sắm được đài, vô tuyến. Rõ ràng các chương trình thông tin quảng cáo trên đài, vô tuyến có hiệu quả khi được nhắc lại nhiều lần. Có thể thấy rằng, không nguồn nào có thể cung cấp đầy đủ mọi thông tin về chăm sóc sức khoẻ, do đó, các nguồn bổ xung lẫn nhau sẽ chuyển tải được nhiều thông tin, đây chính là sự đa dạng về nguồn cung cấp thông tin.

Trong số các nguồn cung cấp thông tin, ti vi/radio, cộng tác viên dân số, nhân viên y tế và cán bộ hội/đoàn thể là phương tiện truyền đạt có độ tin cậy và tính thuyết phục cao hơn cả nên dễ được đối tượng chấp nhận hơn. Kết quả điều tra cho thấy, nguồn thông tin về các chủ đề CSSKSS mà phụ nữ tiếp cận được nhiều nhất là từ: cộng tác viên dân số/y tế thôn bản (71,9%), vô tuyến/radio (62,9%), cán bộ các hội đoàn thể (51,2%) và nhân viên y tế (47,8%). Tuy nhiên, nguồn thông tin từ đài truyền thanh xã lại ược ít người nói đến (10%). Điều này có thể là do Cao Bằng là tỉnh thuộc miền núi, đường xá đi lại khó khăn, dân cư sống

không tập trung, nên hệ thống loa đài truyền thanh xã chưa đi đến được với tất cả người dân.

Thông tin nhận được từ chồng/bạn tình hay những người thân trong gia đình cũng chiếm tỷ lệ rất thấp (tỷ lệ tương ứng là 6,4% và 5,0%). Phụ nữ dường như ít được chia sẻ thông tin về CSSKSS từ những người thân trong gia đình. Bởi lẽ, chính bản thân những người thân trong gia đình cũng không có thông tin hay chưa được cung cấp thông tin về các chủ đề CSSKSS, do đó họ không thể chia sẻ cho vợ hay bạn tình của mình.

Bọn em nhận thông tin về các chủ đề CSSKSS chủ yếu là từ cán bộ y tế và các phương tiện như loa đài thôi, chứ chồng con thì có biết gì đâu, mà có biết cũng không nói đâu.

TLN, phụ nữ, xã Công Trừng, Hòa An, Cao Bằng

Như vậy, để nâng cao nhận thức và giáo dục sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ trong cộng đồng bằng nhiều hình thức khác nhau, và các hình thức truyền thông phải đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ nhận thức của đại bộ phận dân cư. Đặc biệt là cần tăng cường vai trò truyền thông của cộng tác viên dân số/y tế thôn bản, vì một số vấn đề CSSKSS riêng tư như tình dục, KHHGĐ… cần sự khéo léo, tế nhị trong quá trình truyền đạt, do đó, phát huy được vai trò của cộng tác viên dân số/y tế thôn bản sẽ là phương tiện giáo dục có hiệu quả nhất.

2.3. Kiến thức, thái độ, thực hành về KHHGĐ và nạo hút thai Bảng 2.4. Tỷ lệ phụ nữ biết tên các BPTT Bảng 2.4. Tỷ lệ phụ nữ biết tên các BPTT

Các BPTT SL %

Bao cao su 178 59,3

Thuốc uống tránh thai 186 62,0

Thuốc tránh thai khẩn cấp 7 2,3

Dụng cụ tử cung 260 86,7

Triệt sản/đình sản 38 12,7

Xuất tinh ngoài âm đạo 15 5,0

Thuốc tiêm tránh thai 106 35,3

Thuốc cấy tránh thai 10 3,3

Tính vòng kinh/tính lịch 7 2,3

Không biết 7 2,3

Ba BPTT được nhiều đối tượng phỏng vấn biết nhiều nhất hiện nay là dụng cụ tử cung (86,7%), thuốc uống tránh thai (62%), và bao cao su (59,3%). Có lẽ do đây là những BPTT được truyền thông thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc từ cộng tác viên dân số, y tế thôn bản hoặc trong các chiến dịch CSSKSS hàng năm tại các địa phương trong những năm qua.

Có nhiều cách để tránh thai lắm nhưng bọn em không nhớ hết tên. Bọn em chỉ nhớ là có thuốc uống, bao cao su và đặt dụng cụ tử cung. Mà mấy biện pháp này cũng hay được cán bộ y tế nói đến.

TLN, phụ nữ, xã Đa Thông, Thông Nông, Cao Bằng Việc phổ biến kiến thức một số BPTT hiện đại khác như thuốc cấy tránh thai, tránh thai khẩn cấp vẫn còn chưa được đưa vào sử dụng rộng rãi và cũng chưa được tuyên truyền nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, nên có ít đối tượng biết đến những BPTT này. Hoặc một số biện pháp như tính vòng kinh/tính lịch hay xuất tinh ngoài âm đạo, tỷ lệ phụ nữ biết rất ít, chỉ chiếm 2,3% và 5%.

Có thể, các chị em phụ nữ đã từng nghe nói đến rất nhiều các BPTT khác nhau. Tuy nhiên, để nhớ và trả lời ngay tại thời điểm điều tra thì dường như họ chưa kịp nhớ hết. Nhưng vấn đề đặt ra là nếu như công tác tuyên truyền bằng bất cứ hình thức nào, nếu được lặp đi lặp đi nhiều lần thì người dân sẽ ghi nhớ thông tin trong thời gian lâu hơn.

66,3 69,4 27,6 0,6 0 20 40 60 80 100 Tỷ lệ (%) Biết ít nhất 3 BPTT hiện đại

Biết 1-3 BPTT Biết 4-6 BPTT Biết 7 BPTT trở lên

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ phụ nữ biết tên các BPTT

Tỷ lệ phụ nữ biết nhiều các BPTT tại địa bàn điều tra còn hạn chế. Số phụ nữ biết tên từ một đến ba BPTT chiếm tỷ lệ cao nhất cũng chỉ có 69,4%, tiếp đến là biết từ bốn đến sáu BPTT (27,6%). Rất ít phụ nữ biết bảy BPTT trở lên (0,6%). Tỷ lệ phụ nữ biết ít nhất ba BPTT hiện đại chưa cao (66,3%).

Bảng 2.5. Tỷ lệ phụ nữ sử dụng một trong các BPTT

Thông tin SL %

Các BPTT

Bao cao su 16 5,3

Thuốc uống tránh thai 24 8,0

Dụng cụ tử cung 184 61,3

Triệt sản/đình sản 11 3,7

Thuốc tiêm tránh thai 11 3,7

Thuốc cấy tránh thai 0 0,0

Xuất tinh ngoài âm đạo 7 2,3

Tính vòng kinh/tính lịch 0 0,0

Không sử dụng biện pháp nào 47 15,7

Lý do sử dụng

Biện pháp này sẵn có 18 7,1

Được CBYT/DSGĐTE khuyên dùng 19 7,5

An toàn 111 43,9

Chỉ biết biện pháp này 4 1,6

Chấp nhận được 3 1,2

Thuận tiện 106 41,9

Có hiệu quả cao 36 14,2

Thực tế, đặt dụng cụ tử cung vẫn là BPTT hiện đang được các đối tượng phỏng vấn sử dụng nhiều nhất (61,3% các cặp vợ chồng). Bao cao su, thuốc uống tránh thai, triệt sản/đình sản, thuốc tiêm/cấy tránh thai... vẫn còn ít được đồng bào các dân tộc ít người ở Cao Bằng sử dụng. Ba lý do chủ yếu để lựa chọn BPTT mà những đối đối tượng phỏng vấn đang sử dụng được đưa ra là do biện pháp đó thuận tiện, an toàn và có hiệu quả cao.

Vợ chồng nhà em thì thích nhất là đặt dụng cụ tử cung. Mỗi lần có quan hệ, bọn em không phải lo lắng gì, không sợ có thai. Nó cũng đơn giản mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

TLN, phụ nữ, xã Công Trừng, Hòa An, Cao Bằng Việc áp dụng biện pháp đặt dụng cụ tử cung được các đối tượng lựa chọn nhiều nhất là do: thứ nhất, BPTT này được truyền thông rộng rãi và đã được sử

dụng phổ biến từ những năm 80 của thế kỷ XX; thứ hai, những năm gần đây các chiến dịch CSSKSS do Trung tâm y tế huyện/thị tổ chức đến tận xã/phường có tiến hành đặt dụng cụ tử cung cho phụ nữ; thứ ba, đây là BPTT được sử dụng thuận tiện hơn so với bao cao su, thuốc uống tránh thai. Hơn nữa dùng thuốc uống tránh thai rất dễ bị quên nên ít người sử dụng.

Đặt dụng cụ tử cung thì không phải lo lắng gì, chứ uống thuốc thì toàn quên nên vỡ kế hoạch.

TLN, phụ nữ, xã Tự do, Quảng Uyên, Cao Bằng Đồng thời qua đây cũng thể hiện tình trạng mất cân đối về việc sử dụng các BPTT. Sự mất cân đối này do nhiều nguyên nhân như nhận thức của phụ nữ về từng BPTT còn hạn chế, công tác truyền thông tư vấn về các BPTT còn chưa tốt khiến cho tâm lý e ngại/lo sợ không dám sử dụng BPTT mới, hoặc do tính sẵn có và khả năng cung cấp của các BPTT khác chưa được đáp ứng đầy đủ... Đây cũng là tồn tại tương đối lâu dài về chất lượng dịch vụ KHHGĐ ở Việt Nam. Cho dù chương trình KHHGĐ ở nước ta đã có những nỗ lực đưa thêm nhiều BPTT hiện đại với hiệu quả tránh thai cao và an toàn cho người sử dụng như thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai.... nhưng trong nghiên cứu này, việc sử dụng BPTT vẫn chưa có những thay đổi đáng kể, thể hiện ở tỷ lệ phụ nữ chưa sử dụng đa dạng các BPTT, đây cũng là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa.

Các BPTT hiện đại bao gồm bao cao su, thuốc uống tránh thai, dụng cụ tử cung, triệt sản/đình sản, thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai. Kết quả điều tra cho thấy đa số (82%) đối tượng nghiên cứu sử dụng các BPTT hiện đại, trong đó chủ yếu là đặt dụng cụ tử cung. Các BPTT truyền thống như xuất tình ngoài âm đạo, tính vòng kinh/tính lịch hiệu quả không cao nên rất ít người áp dụng (chỉ chiếm 2,3%).

Không có BPTT nào phù hợp với tất cả mọi phụ nữ. Sự đa dạng về các BPTT cùng với sự hiểu biết về chúng sẽ giúp cho phụ nữ lựa chọn và sử dụng BPTT phù hợp theo từng giai đoạn, từng thời điểm trong cuộc sống tình dục của mình.

Bảng 2.6. Tỷ lệ phụ nữ biết thời điểm nên áp dụng BPTT sau đẻ

Thời điểm áp dụng BPTT SL %

Sau 6 tháng không kể cho con bú hay không 18 7,1

Ngay khi bắt đầu sinh hoạt tình dục lại 19 7,5

Sau 6 tháng nếu cho bú hoàn toàn và đủ sữa 111 43,9

Chờ đến khi có kinh trở lại 4 1,6

Khác 3 1,2

Không biết 106 41,9

Để nâng cao chất lượng của công tác KHHGĐ không đơn thuần chỉ là việc cung cấp nhiều loại BPTT mà còn là việc trang bị kiến thức và kỹ năng sử dụng BPTT đó như thế nào, vào thời điểm nào cho hiệu quả để phụ nữ đủ hiểu biết và có thể lựa chọn một BPTT thích hợp nhất cho bản thân. Hơn nữa, để có kiến thức biết nên áp dụng BPTT khi nào là điều không kém phần quan trọng.

Qua nghiên cứu cho thấy, hiểu biết đúng về thời điểm nên sử dụng BPTT sau đẻ là nên áp dụng BPTT ngay từ khi có quan hệ tình dục trở lại là rất thấp. Chỉ có 7,5% số người được phỏng vấn trả lời là cần phải sử dụng BPTT ngay sau khi có quan hệ tình dục trở lại và có đến 41,9% không biết cần phải sử dụng BPTT khi nào sau đẻ. Như vậy, hiểu biết đúng về thời điểm cần sử dụng BPTT khi có quan hệ tình dục sau sinh của phụ nữ tại địa bàn nghiên cứu còn rất hạn chế. Đây là lỗ hổng kiến thức của người dân mà các chương trình truyền thông cần nhấn mạnh. Sự hiểu sai về

thời điểm sử dụng biện pháp tránh thai sau sinh sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ sinh sản nói riêng và sức khoẻ của người phụ nữ nói chung.

Sự thiếu hụt kiến thức về thời điểm sử dụng BPTT có thể do phần lớn thai phụ chỉ quan tâm đến tình trạng thai nghén mà chưa quan tâm đến vấn đề KHHGĐ sau khi sinh con, hoặc là họ chưa nhận được/không nhớ lời dặn của cán bộ y tế về vấn đề này từ các lần khám thai; hoặc do tư vấn của cán bộ y tế đối với sản phụ trước và sau khi sinh chưa hiệu quả. Do đó, cần phải nâng cao nhận thức đúng của phụ nữ về thời điểm sử dụng BPTT sau khi sinh, giúp cho công tác KHHGĐ tỉnh Cao Bằng thực sự có hiệu quả.

1,2 30,0 68,8 0 20 40 60 80 100 Tỷ lệ (%) Chồng Bản thân Cả hai vợ chồng

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ quyết định sử dụng BPTT trong gia đình

Đối với việc quyết định sử dụng BPTT, sự thống nhất giữa hai vợ chồng chiếm tỷ lệ cao nhất (68,8%). Bản thân người phụ nữ cũng đã có quyền quyết định sử dụng BPTT, chiếm 30% đối tượng nghiên cứu. Chỉ có 1,2% phụ nữ trả lời rằng chồng là người quyết định sử dụng BPTT.

Rõ ràng là người phụ nữ ít nhiều đã có quyền quyết định trong việc sử dụng BPTT. Mặc dù, sự thống nhất giữa hai vợ chồng là rất cần thiết, nhưng nếu như người phụ nữ có quyền quyết định nhiều hơn thì họ sẽ chủ động hơn trong việc KHHGĐ cũng như chăm sóc sức khỏe bản thân.

Bảng 2.7. Thái độ của phụ nữ về tƣ vấn BPTT cho vị thành niên chƣa kết hôn

Quan điểm SL %

Ngăn cấm 89 29,7

Khuyên không nên QHTD trước hôn nhân 25 8,3

Đê chúng tự tìm hiểu 3 1,0

Giải thích cặn kẽ về tác dụng của từng BPTT 63 21,0

Không biết 120 40,0

Tư vấn về BPTT cho vị thành niên vốn là một vấn đề nhạy cảm và thường bị né tránh không chỉ riêng ở Cao Bằng mà còn ở các đô thị văn minh khác ở Việt Nam. Với quan điểm “trăng đến rằm trăng tròn”, rất ít các bậc cha mẹ chủ động đề cập đến BPTT khi nói chuyện với con cái mà thường để chúng tự tìm hiểu qua các tài liệu truyền thông, sách báo, tạp chí.

Thường thì những vấn đề quan hệ tình dục hay BPTT thì chúng em cũng chẳng bao giờ dám trao đổi hay nói chuyện với con cái. Mình cũng ngại mà chúng nó cũng ngại. Như con em thì chắc là cũng chỉ nghe qua đài, ti vi hay sách báo gì đấy.

TLN, phụ nữ, xã Tự Do, Quảng Uyên, Cao Bằng Nghiên cứu định lượng còn cho thấy, bên cạnh 40% đối tượng không biết nên xử sự thế nào trước vấn đề tư vấn BPTT cho vị thành niên, 29,7% số đối tượng chọn giải pháp tiêu cực là ngăn cấm, 8,3% khuyên không nên quan hệ tình dục trước hôn nhân và 1 % để cho con tự tìm hiểu. Việc giáo dục về các biện pháp tránh thai cho vị thành niên có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ vị thành niên khỏi các vấn đề rắc rối như có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai sớm và không an toàn, mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc nghiêm trọng hơn là HIV/AIDS… gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ và kết quả học tập của vị thành niên.

Bảng 2.8. Thái độ của phụ nữ với con/cháu gái tuổi vị thành niên chƣa kết hôn mang thai

Thái độ SL %

Bắt phải đi nạo phá thai 107 35,7

Cung cấp đầy đủ thông tin về SKSS để đối tượng tự quyết định 52 17,3

Khác 9 3,0

Không biết 132 44,0

Quan hệ tình dục trước hôn nhân đang có xu hướng gia tăng ở Việt Nam, đặc biệt là tuổi vị thành niên. Số vị thành niên quan hệ tình dục ngày càng tăng trong khi hiểu biết của các em về an toàn tình dục rất thấp. Việc vị thành niên có thai trong thời điểm hiện nay là rất cao và quan niệm của phụ nữ với con/cháu chưa kết hôn mà mang thai cũng khác nhau. Chỉ có 17,3% phụ nữ có thái độ tích cực là cung cấp đầy đủ thông tin về sức khỏe sinh sản để đối tượng tự quyết định. Bên cạnh 35,7% phụ nữ có quan điểm bắt phải đi nạo phá thai, có đến 44% đối tượng không biết nên xử sự thế nào trước vấn đề con/cháu gái tuổi vị thành niên chưa kết hôn nhưng mang thai. Rõ ràng là giáo dục vị thành niên về vấn đề sức khỏe sinh sản cần phải được quan tâm hơn nữa, bởi vì quan hệ tình dục trước hôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Cao Bằng) (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)