Tỷ lệ phụ nữ sử dụng một trong các BPTT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Cao Bằng) (Trang 45 - 47)

Thông tin SL %

Các BPTT

Bao cao su 16 5,3

Thuốc uống tránh thai 24 8,0

Dụng cụ tử cung 184 61,3

Triệt sản/đình sản 11 3,7

Thuốc tiêm tránh thai 11 3,7

Thuốc cấy tránh thai 0 0,0

Xuất tinh ngoài âm đạo 7 2,3

Tính vịng kinh/tính lịch 0 0,0

Không sử dụng biện pháp nào 47 15,7

Lý do sử dụng

Biện pháp này sẵn có 18 7,1

Được CBYT/DSGĐTE khuyên dùng 19 7,5

An toàn 111 43,9

Chỉ biết biện pháp này 4 1,6

Chấp nhận được 3 1,2

Thuận tiện 106 41,9

Có hiệu quả cao 36 14,2

Thực tế, đặt dụng cụ tử cung vẫn là BPTT hiện đang được các đối tượng phỏng vấn sử dụng nhiều nhất (61,3% các cặp vợ chồng). Bao cao su, thuốc uống tránh thai, triệt sản/đình sản, thuốc tiêm/cấy tránh thai... vẫn cịn ít được đồng bào các dân tộc ít người ở Cao Bằng sử dụng. Ba lý do chủ yếu để lựa chọn BPTT mà những đối đối tượng phỏng vấn đang sử dụng được đưa ra là do biện pháp đó thuận tiện, an tồn và có hiệu quả cao.

Vợ chồng nhà em thì thích nhất là đặt dụng cụ tử cung. Mỗi lần có quan hệ, bọn em khơng phải lo lắng gì, khơng sợ có thai. Nó cũng đơn giản mà khơng ảnh hưởng đến sức khỏe.

TLN, phụ nữ, xã Cơng Trừng, Hịa An, Cao Bằng Việc áp dụng biện pháp đặt dụng cụ tử cung được các đối tượng lựa chọn nhiều nhất là do: thứ nhất, BPTT này được truyền thông rộng rãi và đã được sử

dụng phổ biến từ những năm 80 của thế kỷ XX; thứ hai, những năm gần đây các chiến dịch CSSKSS do Trung tâm y tế huyện/thị tổ chức đến tận xã/phường có tiến hành đặt dụng cụ tử cung cho phụ nữ; thứ ba, đây là BPTT được sử dụng thuận tiện hơn so với bao cao su, thuốc uống tránh thai. Hơn nữa dùng thuốc uống tránh thai rất dễ bị quên nên ít người sử dụng.

Đặt dụng cụ tử cung thì khơng phải lo lắng gì, chứ uống thuốc thì toàn quên nên vỡ kế hoạch.

TLN, phụ nữ, xã Tự do, Quảng Uyên, Cao Bằng Đồng thời qua đây cũng thể hiện tình trạng mất cân đối về việc sử dụng các BPTT. Sự mất cân đối này do nhiều nguyên nhân như nhận thức của phụ nữ về từng BPTT cịn hạn chế, cơng tác truyền thơng tư vấn về các BPTT còn chưa tốt khiến cho tâm lý e ngại/lo sợ không dám sử dụng BPTT mới, hoặc do tính sẵn có và khả năng cung cấp của các BPTT khác chưa được đáp ứng đầy đủ... Đây cũng là tồn tại tương đối lâu dài về chất lượng dịch vụ KHHGĐ ở Việt Nam. Cho dù chương trình KHHGĐ ở nước ta đã có những nỗ lực đưa thêm nhiều BPTT hiện đại với hiệu quả tránh thai cao và an toàn cho người sử dụng như thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai.... nhưng trong nghiên cứu này, việc sử dụng BPTT vẫn chưa có những thay đổi đáng kể, thể hiện ở tỷ lệ phụ nữ chưa sử dụng đa dạng các BPTT, đây cũng là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa.

Các BPTT hiện đại bao gồm bao cao su, thuốc uống tránh thai, dụng cụ tử cung, triệt sản/đình sản, thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai. Kết quả điều tra cho thấy đa số (82%) đối tượng nghiên cứu sử dụng các BPTT hiện đại, trong đó chủ yếu là đặt dụng cụ tử cung. Các BPTT truyền thống như xuất tình ngồi âm đạo, tính vịng kinh/tính lịch hiệu quả khơng cao nên rất ít người áp dụng (chỉ chiếm 2,3%).

Khơng có BPTT nào phù hợp với tất cả mọi phụ nữ. Sự đa dạng về các BPTT cùng với sự hiểu biết về chúng sẽ giúp cho phụ nữ lựa chọn và sử dụng BPTT phù hợp theo từng giai đoạn, từng thời điểm trong cuộc sống tình dục của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Cao Bằng) (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)