Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Cao Bằng) (Trang 70 - 71)

8. Cấu trúc luận văn

3.5. Điều kiện kinh tế xã hội

Điều kiện kinh tế xã hội có ảnh hưởng rõ rệt đến việc CSSKSS của người dân. Với điều kiện không thuận lợi như địa bàn rộng, giao thông đi lại phức tạp, nên công tác tuyên truyền vận động thực hiện việc CSSKSS tại tỉnh Cao Bằng gặp nhiều khó khăn. Kết quả phỏng vấn sâu các lãnh đạo y tế đều cho thấy sự khó khăn trong vấn đề giao thông đi lại, phương tiện liên lạc.

Địa bàn rộng, dân thì ở thưa, giao thơng khó khăn, khơng có liên lạc điện thoại, phương tiện đi lại của cán bộ còn nhiều hạn chế.

PVS, trưởng phòng PYT huyện Quảng Uyên, Cao Bằng

Địa bàn rộng, có bản phải đi một ngày đường mới tới cơ sở y tế, như bản Chiềng Lơi cách trung tâm tới 30 km nhưng phải đi bộ.

Thêm vào đó, kinh tế khó khăn khiến người dân khơng có điều kiện chăm sóc sức khỏe thường xuyên. Một điều dễ thấy là nếu như người dân chưa đủ ăn đủ mặc thì điều kiện sinh hoạt của họ cũng khơng được chú trọng. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu rằng Cao Bằng có nhiều phụ nữ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh sản, và đa số họ không đi khám bệnh hoặc không điều trị.

Kinh tế khó khăn cùng với giao thông không thuận tiện ảnh hưởng tới việc người dân đi khám chữa bệnh tại các bệnh viện. Bởi chi phí đi lại để ra tới bệnh viện khá cao, có nơi đi từ xã ra bệnh viện huyện phải chi khoảng 100.000đ tiền xe ôm.

PVS, trưởng phịng PYT huyện Thơng Nơng, Cao Bằng

Điều kiện sinh hoạt kém, vì thế nhiều chị em khi đặt vòng tránh thai, do vệ sinh không sạch sẽ dẫn đến viêm nhiễm đường sinh sản, tỷ lệ viêm nhiễm cao vì thế nhiều chị em khơng đi đặt vòng nữa nên nhiều trường hợp bị vỡ kế họach mà thường lại rơi vào những gia đình nghèo.

PVS, trưởng phịng PYT huyện Hòa An, Cao Bằng Đối với các tỉnh miền núi nói chung và Cao Bằng nói riêng đều có chung một thực trạng là địa bàn rộng, hệ thống giao thơng đi lại hay phương tiện liên lạc khó khăn. Tuy nhiên, vấn đề này hồn tồn có thể khắc phục được. Vấn đề đặt ra là cần phải nâng cao hơn nữa nhận thức và trách nhiệm của cán bộ y tế các cấp trong cơng tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Cao Bằng) (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)