Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.3. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại doanh nghiệp, dựa trên hình thức sở hữu vốn và tư cách pháp nhân bao gồm:
a. Xét theo loại hình doanh nghiệp
Công ty trách nhiệm hữu hạn. Đây là loại hình DN phổ biến, chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các DN đã và đang hoạt động hiện nay. Cơng ty TNHH là loại hình DN có tư các pháp nhân, có đăng ký kinh doanh và hoạt động trên tất cả các lĩnh vực sản xuất. Công ty TNHH gồm 2 hình thức chủ yếu là Cơng ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên nhưng số thành viên không quá 50.
Cơng ty hợp danh. Đây là loại hình doanh nghiệp khơng phổ biến, để hình thành cơng ty cần có ít nhất 02 thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung, ngoài các thành viên hợp danh cịn có các thành viên hợp vốn. Cơng ty hợp danh có tư cách pháp nhân theo Luật doanh nghiệp, có trách nhiệm trong khoản vốn góp của mình. Các thành viên trong cơng ty có trách nhiệm và quyền lợi như nhau trong các hoạt động của công ty.
Công ty cổ phần là loại hình DN phổ biến nhất hiện nay. Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần được thành lập và tồn tại độc lập. Đại hội cổ đông là cao nhất, quyết định việc thành lập Hội đồng quản trị và các chức danh quản lý trong cơng ty. Đối với cơng ty cổ phần có từ 11 thành viên trở lên phải có Ban kiểm sốt. Cơng ty CP hoạt động theo quy định của Luật DN, có tư cách pháp nhân, có thể huy động vốn thơng qua hình thức phát hành cổ phiếu hoặc chứng khoán.
Doanh nghiệp tư nhân là một tổ chức kinh tế được đang ký kinh doanh theo quy định và thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân khơng có tư cách pháp nhân, do một cá nhân làm chủ, chủ DN có tồn quyền quyết định hoạt động của DN và chịu trách nhiệm tồn bộ. DN tư nhân là loại hình DN đặc biệt, có trách nhiệm vô hạn, không thể phân biệt được tài sản của cơng ty và tài sản của chủ doanh nghiệp (Chính Phủ, 2014).
b. Xét theo chủ sở hữu có các loại hình
Doanh nghiệp nhà nước. Theo quy định tại Luật DN năm 2014, DN nhà nước là loại hình DN có 100% vốn đầu tư, được thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc thực hiện các hoạt động cơng ích nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội do nhà nước quyết định. DN nhà nước có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm theo các quy định trong Luật doanh nghiệp. Nguồn vốn cho DN nhà nước được cấp từ ngân sách quốc gia theo dự toán hàng năm (với các DN cơng ích) và có hồn trả (đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh) (Chính Phủ, 2014).
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Là loại hình doanh nghiệp có số lượng đông đảo nhất. Chủ sở hữu vốn của các DN ngoài quốc doanh là các cá nhân, tổ chức. Hình thức hoạt động và sản xuất kinh doanh của các DN ngoài quốc doanh tùy thuộc vào từng chủ sở hữu vốn và theo các quy định của Luật Doanh nghiệp.
c. Xét theo quy mô quốc gia
Doanh nghiệp Việt Nam. Chủ sở hữu DN hay góp vốn là người Việt Nam, hoạt động của DN có thể nằm trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Các DN trong nước hoạt động theo các quy định của Luật Doanh nghiệp và chịu sự quản lý của các cơ quan chun mơn có liên quan.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (FDI). Đây là hình thức doanh nghiệp đang có xu hướng phát triển trong những năm từ 1990 trở lại đây. DN FDI có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Chủ sở hữu của DN là các cá nhân, tổ chức nước ngoài, hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam và chịu sự quản lý của pháp luật Việt Nam,
Việc xác định một doanh nghiệp là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau tùy thuộc từng quốc gia và từng mục đích phân loại. Có thể xác định các DNNVV dựa trên các chỉ tiêu định tính như ít đầu mối quản lý, tính đơn giản trong quản lý, mức độ chun mơn hóa chưa cao. Các chỉ tiêu định lượng để xác định bao gồm: số lao động, quy mô vốn, giá trị tài sản, doanh thu hay lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, những tiêu chí xác định như trên chỉ mang tính chất tương đối và khơng mang tính chất tồn cầu. Việc xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thực tế cịn dựa trên những nhóm tiêu chí khác như trình độ phát triển kinh tế của quốc gia hoặc dựa trên tính chất ngành nghề hoặc theo vùng, lãnh thổ và xác định theo tính chất lịch sử (sự phát triển theo thời gian). Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước trên thế giới thể hiện trong bảng 2.2:
Bảng 2.2. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia STT Tên quốc gia Lĩnh vực Số lao động
(người) Chỉ tiêu khác 1 Trung Quốc Sản xuất CN =<100
2 Nhật bản
Sản xuất =<300 Tài sản dưới 100 triệu Yên Nhật Bán buôn =<100 Tài sản dưới 30 triệu Yên Nhật
Dịch vụ =<50 Tài sản dưới 10 triệu Yên Nhật 3 Hàn Quốc Sản xuất =<300
Dịch vụ =<20
4 Malaysia =<75 Tài sản dưới 2,5 triệu Ringgit
5 Indonesia =<100
6 Philippines =<200
Tài sản < 40 triệu Peso Philippines
7 Singapore Dịch vụ =<100
Tài sản cố định =< 12 triệu đô la Singapore 8 Mỹ =<500 9 Canada Sản xuất =<100 Dịch vụ =<20 10 Austraylia Sản xuất =<500 Dịch vụ =<50 11 CH LB Đức =<500 Nguồn: Phạm Việt Dũng (2017)