Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 66)

Trong đề tài sử dụng nhiều chỉ tiêu nghiên cứu phản ánh cả về số lượng và chất lượng. Các chỉ tiêu nghiên cứu trong đề tài được chia thành 3 nhóm chính là nhóm chỉ tiêu phản ánh về số lượng doanh nghiệp, nhóm chỉ tiêu phản ánh về cơ cấu loại hình doanh nghiệp và nhóm chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của các doanh nghiệp qua các thời kỳ nghiên cứu.

3.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Số lượng doanh nghiệp NVV đã và đang hoạt động; - Số doanh nghiệp NVV được tiếp cận các hỗ trợ phát triển; - Tỷ lệ doanh nghiệp NVV theo các ngành nghề được hỗ trợ; - Tỷ lệ DN tồn tại và phát triển.

3.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Các chính sách hỗ trợ DNNVV; - Quy mô vốn, lao động của DN; - Trình độ của quản lý doanh nghiệp; - Số vốn hỗ trợ cho DN;

- Các ưu đãi cho DN;

- Mức độ liên kết giữa các DN;

- Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh;

- Nhu cầu đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ và người lao động; - Các trợ giúp của các cấp, ngành đối với DN.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở QUẬN THANH XUÂN

4.1.1. Sự phát triển về số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Thanh Xuân

a. Số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận

Bảng số liệu 4.1 cho thấy, theo số liệu khảo sát của Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội trên địa bàn quận hiện có 20.108 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong đó số lượng DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ chiếm tới 34,8% tổng số doanh nghiệp. So với các quận, huyện khác của thành phố thì Thanh Xuân là quận có số lượng doanh nghiệp đứng trong tốp đầu. Số lượng doanh nghiệp hiện có là khá lớn do vậy việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan cũng như giữa các cơ quan chủ quản với các doanh nghiệp. Thông qua các mối liên kết sẽ nắm được những khó khăn của các doanh nghiệp, quá trình trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý là cơ sở đề xuất những hỗ trợ cho doanh nghiệp nhằm mục tiêu đúng, đủ và kịp thời nhất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn trong quá trình hoạt động nhằm mục tiêu phát triển ổn định, lâu dài.

Tốc độ tăng về số lượng doanh nghiệp trên địa bàn quận là cao so với mặt bằng chung điều này cho thấy trên địa bàn quận có nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thành lập và phát triển. Tuy nhiên, sự gia tăng quá nhanh số lượng các doanh nghiệp cũng gây nên những khó khăn trong việc quy hoạch mặt bằng cho nhà xưởng, khó khăn trong quản lý quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngoài ra, sự tăng nhanh số lượng doanh nghiệp cũng tạo ra áp lực cạnh tranh cao, khó khăn trong việc huy động các nguồn lực cho sản xuất của cả doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp đang hoạt động. Để đảm bảo sự ổn định trong tăng trưởng số lượng doanh nghiệp cần có những quy hoạch cụ thể về mục tiêu tăng số lượng các doanh nghiệp theo những tỷ lệ nhất định phù hợp với điều kiện thực tế của quận và thực lực của doanh nghiệp. Nên ưu tiên và khuyến khích, tạo điều kiện cho việc tăng nhanh số lượng các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghệ phụ trợ. Thay đổi cơ cấu tỷ lệ doanh nghiệp để số lượng các doanh nghiệp có thể cân đối, hài hòa để tận dụng tối đa lợi thế so sánh cho doanh nghiệp, giảm áp lực cạnh tranh và đảm bảo các nguồn lực cho doanh nghiệp.

55

Bảng 4.1. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Thanh Xuân giai đoạn 2014 – 2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh

SL (dn) Tỷ lệ (%) SL (dn) Tỷ lệ (%) SL (dn) Tỷ lệ (%) 15/14 16/15 BQ I. Theo hình thức SXKD 19.308 100,00 19.822 100,00 20.109 100,00 102,66 101,45 102,05 1. Xây dựng 3.461 17,93 3.476 17,54 3.482 17,32 100,43 100,17 100,30 2. Chế tạo 1.592 8,25 1.637 8,26 1.658 8,25 102,83 101,28 102,05 3. Thương mại dịch vụ 6.608 34,22 6.811 34,36 6.997 34,80 103,07 102,73 102,90 4. Sản xuất - chế biến 4..677 24,22 4.691 23,67 4.818 23,96 100,30 102,71 101,50 5. Khác 2.970 15,38 3.207 16,18 3.154 15,68 107,98 98,35 103,05

II. Theo quy mô lao động 19.308 100,00 19.822 100,00 20.109 100,00 102,66 101,45 102,05 1. Từ 10 lao động trở xuống 6.470 33,51 6.531 32,95 6.544 32,54 100,94 100,20 100,57 2. Từ 11 đến 100 lao động 5.617 29,09 5.810 29,31 6.014 29,91 103,44 103,51 103,47 3. Từ 101 đến 200 lao động 4.452 23,06 4.615 23,28 4.634 23,04 103,66 100,41 102,02 4. Từ 201 đến 300 lao động 2.769 14,34 2.866 14,46 2.917 14,51 103,50 101,78 102,64 Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội (2016)

Số lượng các doanh nghiệp đông đảo gây nên tình trạng cạnh tranh không lành mạnh dẫn tới sự triệt tiêu những doanh nghiệp mới thành lập hoặc những doanh nghiệp hạn chế về nguồn vốn, công nghệ. Cần tạo ra “sân chơi” bình đẳng và công bằng giữa các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp tiếp cận các hỗ trợ, phát triển thị trường, đứng vững và tồn tại trong áp lực của quá trình cạnh tranh là điều không hề đơn giản. Với vai trò của mình, các cơ quan liên quan cần đề xuất những hỗ trợ về mọi mặt cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế những tồn tại trong quá trình triển khai hoạt động để doanh nghiệp có đủ sức vượt qua khủng hoảng, tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh sự liên kết trong hoạt động nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp, các doanh nghiệp trong cùng một ngành liên kết và hỗ trợ nhau về công nghệ, thực hiện liên kết và xây dựng chuỗi giá trị khép kín, có thể sáp nhập các doanh nghiệp nhỏ thành một doanh nghiệp vừa hoặc thành doanh nghiệp lớn hơn để có điều kiện thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh.

Bảng 4.2. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở quận Thanh Xuân (Phân theo địa lí hành chính)

(ĐVT: doanh nghiệp)

Tên phường Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 BQ 1. Khương Đình 1.461 1.456 1.470 99,66 100,96 100,31 2. Khương Trung 2.019 2.037 2.041 100,89 100,20 100,54 3. Phương Liệt 1.567 1.588 1.599 101,34 100,69 101,02 4. Nhân Chính 1.289 1.304 1.322 101,16 101,38 101,27 5. Nguyễn Trãi 1.392 1.381 1.420 99,21 102,82 101,00 6. Thanh Xuân Bắc 1.280 1.285 1.285 100,39 100,00 100,20 7. Thanh Xuân Trung 1.344 1.357 1.369 100,97 100,88 100,93 8. Thanh Xuân Nam 1.983 2.018 2.066 101,77 102,38 102,07 9. Khương Mai 1.972 1.956 1.945 99,19 99,44 99,31 10. Quan Nhân 1.285 1.296 1.387 100,86 107,02 103,89 11. Khương Thượng 1.135 1.248 1.291 109,96 103,45 106,65

12. Khác 2.581 2.896 2.914 112,20 100,62 106,26

Tổng số 19.308 19.822 20.109 102,66 101,45 102,05 Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội (2016)

b) Đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào ngân sách của quận

Đóng góp vào ngân sách địa phương. Hàng năm, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung đóng góp tới hơn 45% cho ngân sách nhà nước, điều này chứng tỏ vai trò rất lớn của nhóm doanh nghiệp NVV trong đảm bảo nguồn cung cho ngân sách nhà nước. Biểu đồ 4.1 cho thấy, các doanh nghiệp NVV trên địa bàn quận Thanh Xuân đóng góp tới 47,3% vào ngân sách của quận, đóng góp của các doanh nghiệp NVV vào tổng thu ngân sách chủ yếu từ nguồn thuế mà các doanh nghiệp nộp. Ủy ban nhân dân quận cùng với cơ quan thuế cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ nguồn thu từ thuế của các doanh nghiệp NVV trên địa bàn quận.

ĐVT: tỷ đồng 4659.85 4707.63 5411.27 2204.11 2227.65 2559.53 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng thu ngân sách Đóng góp của DNNVV

Biểu đồ 4.1. Đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào ngân sách quận Thanh Xuân giai đoạn 2014-2016

Nguồn: Chi Cục thuế quận Thanh Xuân (2014-2016) Thuế là nguồn thu của ngân sách nhưng thuế lại là một khoản chi phí và ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định sự tồn vong và phát triển. Hiện nay, doanh nghiệp đang phải chịu rất nhiều loại thuế khác nhau, điều này là cho chi phí doanh nghiệp tăng. Trong thời gian tới, nhằm giảm áp lực cho doanh nghiệp về chi phí sản xuất và cân đối thu chi, Ủy ban quận và Chi Cục thuế tiếp tục thực hiện các biện pháp ưu đãi về thuế cho doanh nghiệp, thực hiện giảm thuế cho các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, thực hiện các biện pháp khấu trừ thuế đầu vào, giảm thuế hoặc miễn thuế thu nhập cho các doanh nghiệp trong vòng 1 đến 3 năm đầu hoạt động. Về phía các doanh nghiệp, cần tận dụng tốt

những ưu đãi về chính sách thuế nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao mức lợi nhuận; sản xuất và kinh doanh những sản phẩm dịch vụ có mức thuế suất thấp hoặc được khuyến khích. Bên cạnh đó, cần có biện pháp thay thế công nghệ sản xuất để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh trong hội nhập, giảm tác động của “hàng rào kỹ thuật”.

4.1.2. Kết quả xây dựng kế hoạch, chiến lược cho phát triển doanh nghiệpCác doanh nghiệp để phát triển ổn định cần có kế hoạch trong cả ngắn hạn và Các doanh nghiệp để phát triển ổn định cần có kế hoạch trong cả ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu của các kế hoạch là giúp cho doanh nghiệp chuẩn bị những nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh. Kết quả khảo sát đánh giá của Trung tâm hỗ trợ phát triển DN nhỏ và vừa quận Thanh Xuân cho thấy, tỷ lệ các doanh nghiệp NVV xây dựng chiến lược hoạt động trung và dài hạn còn chưa phổ biến. Tỷ lệ các doanh nghiệp đang hoạt động có xây dựng kế hoạch trung và dài hạn tăng từ 70,78% năm 2014 lên 80,70% năm 2016 trong đó các doanh nghiệp sản xuất chế biến có mức độ tăng số lượng cao nhất với trung bình 20,48%/năm. Mức độ tăng trưởng số lượng các DN xây dựng chiến lược hoạt động trong trung và dài hạn chứng tỏ các doanh nghiệp đã quan tâm tới chuẩn bị các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh trước những biến động không ngừng.

Chiến lược trung và dài hạn là định hướng con đường phát triển mà DN cần đạt tới trong quá trình phát triển. Để đạt được các mục tiêu trong chiến lược trung và dài hạn DN cần xây dựng những kế hoạch ngắn hạn để cụ thể hóa từng mục tiêu trong từng giai đoạn. Các kế hoạch ngắn hạn sẽ tạo điều kiện chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện các kế hoạch. Các kế hoạch trung và dài hạn cần có những điều chỉnh các mục tiêu cho phù hợp với điều kiện bên ngoài và thực lực của doanh nghiệp, doanh nghiệp nên đặt ra các mục tiêu trong tiềm lực của mình để hạn chế tình trạng không đảm bảo các nguồn lực cần thiết, hạn chế các rủi ro. Các kế hoạch nên xây dựng chi tiết và cụ thể theo từng hạng mục công việc, từng giai đoạn; hạn chế việc lập kế hoạch dựa trên ý muốn chủ quan của chủ DN hay cán bộ quản lý.

Bảng 4.3. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa xây dựng chiến lược hoạt động trung và dài hạn (Phân theo loại hình doanh nghiệp)

Loại hình DN

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh

SL (dn) Tỷ lệ (%) SL (dn) Tỷ lệ (%) SL (dn) Tỷ lệ (%) 15/14 16/15 BQ 1. SX Công nghiệp 2.624 18,67 3.472 22,48 3.809 23,47 132,32 109,71 120,48 2. Xây dựng 3.158 22,47 3.189 20,65 3.295 20,30 100,98 103,32 102,15 3. Chế biến 1.146 8,15 1.190 7,71 1.278 7,88 103,84 107,39 105,60 4. TM – DV 4.669 33,22 4.903 31,75 5.130 31,61 105,01 104,63 104,82 5. Khác 2.457 17,48 2.688 17,41 2.716 16,74 109,40 101,04 105,14 Tổng số 14.054 100,00 15.442 100,00 16.228 100,00 109,88 105,09 107,46

Nguồn: Trung tâm hỗ trợ DNNVV quận Thanh Xuân (2014-2016)

4.1.3. Kết quả đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp

Đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng bởi người quản lý doanh nghiệp là người ra các quyết định sản xuất kinh doanh và định hướng cho doanh nghiệp trong cả ngắn hạn và dài hạn. Có chiến lược sản xuất kinh doanh hợp lý DN sẽ chủ động bố trí các nguồn lực cho sản xuất và sẵn sàng ứng phó với những biến động và vượt qua khủng hoảng. Nội dung đào tạo cho cán bộ quản lý tập trung vào 5 nội dung cơ bản bao gồm: đào tạo kỹ năng lãnh đạo, quản trị; kỹ năng đàm phán và phân tích thông tin; hoạch định chiến lược; ứng dụng công nghệ và liên kết. Báo cáo thống kê cho thấy, trong giai đoạn từ 2014-2016 quận đã tổ chức từ 45 đến 51 lớp tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý doanh nghiệp. Thời lượng của các lớp tập huấn thường từ 1 đến 2 ngày, nội dung tập huấn được trú trọng và đào tạo kỹ năng quản trị, kỹ năng phân tích thông tin, hoạch định xây dựng chiến lược và ra quyết định. Thời gian mở lớp chưa dài, nguồn kinh phí cho tập huấn còn hạn chế nên tác động ít nhiều đến hiệu quả của tập huấn, tập huấn chủ yếu là dựa trên lý thuyết và khó bố trí thời gian nên môt số cán bộ chưa mặn mà tham gia tập huấn.

Bảng 4.4. Kết quả đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa quận Thanh Xuân giai đoạn 2014-2016

Nội dung Năm

2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 BQ 1. Đào tạo kỹ năng lãnh đạo,

quản trị 11 9 12 81,82 133,33 106,41

2. Kỹ năng đàm phán, phân

tích thông tin 11 10 13 90,91 130,00 108,71

3. Hoạch định chiến lược 12 14 15 116,67 107,14 111,8

4. Ứng dụng CNTT 5 6 6 120,00 100,00 109,54

5. Liên kết và hội nhập 6 5 5 83,33 100,00 91,29

Tổng số 45 44 51 97,78 115,91 106,46

Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng của quận cùng với Trung tâm hỗ trợ DNNVV quận Thanh Xuân tiếp tục mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý chủ chốt của doanh nghiệp trên địa bàn quận. Đổi mới nội dung tập huấn, chú trọng tới hoạt động thực tế tại các doanh nghiệp để có thể ứng dụng kiến thức tập huấn vào tình hình cụ thể. Nội dung tập huấn nên lồng ghép để tránh sự nhàm chán, tăng cường sự trao đổi và thảo luận giữa cán bộ quản lý doanh nghiệp với cán bộ tập huấn và giữa các cán bộ quản lý doanh nghiệp với nhau để có điều kiện trao đổi kinh nghiệm thực tế. Không chỉ chú trọng vào các nội dung về quản lý, quản trị mà cần chú trọng nâng cao kiến thức về ứng phó với tác động của hội nhập và tăng cường liên kết; ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, thay đổi phương thức tổ chức sản xuất để nâng cao hiệu quả. Thường xuyên tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm thực tế cho cán bộ quản lý doanh nghiệp ở cả trong nước và ngoài nước để cán bộ quản lý doanh nghiệp có điều kiện tiếp nhận và sử dụng kinh nghiệm quản lý của các doanh nghiệp thành công, vận dụng linh hoạt vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Cần chuẩn bị tốt nguồn kinh phí cho tập huấn để đảm bảo duy trì mức độ thường xuyên của các lớp tập huấn, bố trí các lớp tập huấn vào thời gian và địa điểm phù hợp.

Đào tạo là một quá trình có hệ thống nhằm nuôi dưỡng việc tích lũy các kỹ năng, những quy tắc, hành vi hay thái độ dẫn đến sự tương xứng tốt hơn giữa những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)