Các yếu tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 38 - 42)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng

2.1.5.1. Chủ trương chính sách

Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan tới hoạt động phát triển các DNNVV là định hướng cho các hoạt động hỗ trợ DNNVV mà các cấp, các ngành cũng như các địa phương triển khai thực hiện. Các chủ trương, chính sách là tiền đề để chuẩn bị các nguồn lực cần thiết cho thực hiện hoạt động hỗ trợ DNNVV trong từng giai đoạn cụ thể. Chủ trương chính sách phát triển phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển và ngược lại.

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV, một số chính sách đã được ban hành thành các văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý trong triển khai thực hiện. Một số chính sách có liên quan đến phát triển DNNVV trong thời gian qua bao gồm: Chủ trương nâng cao số lượng DN; hỗ trợ mặt bằng cho DN; hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi cho các DN; chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư của DN; hỗ trợ tài chính cho DN; nâng cao năng lực cho quản lý DN; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực….

Chủ trương, chính sách của Nhà nước có tác dụng định hướng cho các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Trong những năm vừa qua, với mục tiêu hỗ trợ các DNNVV đứng vững và phát triển trong tình trạng nền kinh tế suy thối, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách thiết thực, góp phần tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp. Các chương trình hỗ trợ, ưu đãi về vốn đã giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn vốn cho sản xuất. Các chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho doanh nghiệp NVV có điều kiện tiếp cận thông tin, tiếp cận nguồn vốn, thị trường, pháp luật… để có phương hướng và chiến lược sản xuất kinh doanh trong cả ngắn hạn và dài hạn nhằm mục tiêu tăng trưởng và phát triển cả về chất và lượng (Phương Ly, 2014).

Một thực tế hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chưa tiếp cận được hiệu quả trong quá trình hội nhập quốc tế. Để từng bước phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các chính sách pháp luật, có thể nói hệ thống pháp luật trong kinh doanh ngày càng hoàn thiện, tuy nhiên, năng lực tiếp cận với các văn bản và hệ thống chính sách pháp luật của doanh nghiệp nhỏ và vừa còn nhiều hạn chế. Việc tiếp cận hạn chế này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan, phần khách quan do nội tại nền kinh tế nước ta như cải cách hành chính diễn ra cịn chậm, chính sách

kinh tế vĩ mơ thiếu ổn định, gây mất lịng tin cho doanh nghiệp..., tuy nhiên, phần lớn là do chủ quan các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thực sự tìm hiểu các chính sách pháp luật và thơng lệ quốc tế để nâng cao năng lực của chính mình trong kinh doanh. Đây là vấn đề rất đáng lưu tâm, đòi hỏi cả Nhà nước và doanh nghiệp phải có những giải pháp nhằm thay đổi tăng cường năng lực tiếp cận với các thơng tin, chính sách pháp luật và thơng lệ quốc tế trong kinh doanh cho doanh nghiệp.

2.1.5.2. Trình độ năng lực của cán bộ doanh nghiệp và người lao động

Trong thời đại kinh tế hiện đại, sự đa dạng của các mơ hình doanh nghiệp đã dẫn đến sự sự phát xuất đa dạng của vô vàn các phương pháp, cách thức quản trị và phát triển doanh nghiệp. Nhưng dù là sử dụng phương pháp và cách thức quản trị, phát triển doanh nghiệp ra sao, thực tế đã chứng minh một doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả, tất cả các công cụ, phương pháp như thẻ điểm cân bằng, quá trình tổ chức khách hàng, đào tạo nhân lực, kiểm sốt chi phí, thiết lập hệ thống cung ứng.v.v… đều phải dựa trên và đi đến một cái đích sau cùng, tựa như “mọi con đường đều dẫn về La Mã”, là con người và hệ thống. Khơng có con người và hệ thống thì dù được “trang bị” các cơng cụ tốt tới đâu, việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp đều là bất khả thi.

Trong doanh nghiệp, vai trò của mỗi một nhân sự thuộc và đảm nhiệm ở một tầng hoạt động đều rất quan trọng trong đó vai trị của đội ngũ quản lý địi hỏi họ khơng thể chỉ cần có trình độ chun mơn là đủ. Với quản lý doanh nghiệp nếu chỉ có chun mơn thì khơng đủ để đáp ứng trọng trách được đặt ra. Họ phải có năng lực quản lý hệ thống, quản lý vŕ quản trị rủi ro. Thực tế ở các doanh nghiệp coi nhẹ năng lực, vai trò của tầm quản lý cấp trung, đều đã cho thấy đó chính là “lỗ hổng chết người” khiến doanh nghiệp hoạt động mà mất đi khung xương sống, mất nền tảng vững chắc. Sự nhầm lẫn vai trò giữa các tầng hoạt động ở nhiều doanh nghiệp cũng đã và đang lộ ra các lỗ hổng này. Với vai trò quan trọng như vậy, nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý điều không thể thiếu. Chỉ có nâng cao năng lực, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ quản lý doanh nghiệp theo những yêu cầu thực tế mới đảm bảo quản lý có đủ năng lực chèo lái doanh nghiệp đứng vững và phát triển (Nguyễn Thị Thu Trang, 2014).

Năng lực quản lý của người quản lý, chủ doanh nghiệp: Đây là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự phát triển của DN, người chủ DN cần phải có năng lực quản lý để nắm bắt được những cơ hội cũng như xác định những nguy cơ tác động

tới DN trong cả ngắn hạn và dài hạn. Chủ DN cần thường xuyên nâng cao năng lực quản lý, xây dựng chiến lược phát triển trong cả trung và dài hạn với tầm nhìn chiến lược, nhanh nhạy nắm bắt những cơ hội để giúp DN phát triển.

2.1.5.3. Sự hỗ trợ, trợ giúp của các cấp, ngành

Doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay cần nhiều sự hỗ trợ của các cấp, các ngành cũng như chính quyền các địa phương trong nhiều hoạt động từ thực hiện các thủ tục thành lập tới những hỗ trợ về triển khai hoạt động. Với vai trị của mình, các cấp các ngành các hoạt động hỗ trợ về thủ tục pháp lý, điều kiện sản xuất kinh doanh và các ưu đãi về thuế cho doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi ban đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn về vốn trong giai đoạn đầu đi vào hoạt động. Sự hỗ trợ của các cấp, các ngành không chỉ nên dừng ở khẩu hiệu mà phải đi vào thực tế, giữa các cơ quan nên có sự phối hợp trong hoạt động hỗ trợ nhằm đảm bảo hoạt động hỗ trợ mang tính đồng bộ, tạo hiệu quả cao.

Đối với từng loại hình doanh nghiệp, tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể mà có các biện pháp hỗ trợ tương ứng chứ không chỉ dừng lại ở hỗ trợ về mặt kinh tế. Các địa phương cần xây dựng các chiến lược hỗ trợ, thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế tình trạng “trên trải thảm đỏ, dưới trải đinh” như nhiều nơi hiện nay. Các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến thành lập, quản lý hoạt động của doanh nghiệp cần cải thiện các thủ tục hành chính để tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp tốt nhất, có sự hỗ trợ tổng lực của các cấp, các ngành sẽ góp phần thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay (Phạm Minh Tuấn, 2008).

2.1.5.4. Thị trường và cạnh tranh

Quá trình hội nhập sẽ đem lại những thuận lợi cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ được hưởng những ưu đãi thương mại như là chịu mức thuế suất thấp có thể bằng khơng. Q trình hội nhập kinh tế sẽ mở đường cho việc xâm nhập vào các thị trường nước ngoài, đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ, nâng cao doanh số, tăng lợi nhuận… Ngồi ra các doanh nghiệp cịn có thể thu hút đầu tư từ nước ngồi thơng qua liên doanh liên kết, tiếp cận với công nghệ hiện đại, học tập kinh nghiệm quản lý từ các đối tác. Điều này sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý, khả năng cạnh tranh, năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp . Bên cạnh những thuận lợi thì hội nhập kinh tế quốc tế cũng đem lại những khó khăn thách thức cho các doanh nghiệp đó là sự cạnh tranh sẽ

ngày càng khốc liệt. Hầu hết các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về hội nhập; các doanh nghiệp ngại khai phá thị trường; làm ăn nhỏ lẻ.

Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là các đối thủ cạnh tranh quyết định tính chất và mức độ tranh đua hoặc thủ thuật giành lợi thế trong ngành. Mức độ cạnh tranh dữ dội phụ thuộc vào mối tương tác giữa các yếu tố như số lượng doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, mức độ tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi phí cố định và mức độ đa dạng hóa sản phẩm. Sự hiện hữu của các yếu tố này có xu hướng làm tăng nhu cầu hoặc nguyện vọng của doanh nghiệp muốn đạt được và bảo vệ thị phần của mình. Vì vậy chúng làm cho sự cạnh tranh thêm gay gắt. Các doanh nghiệp cần nhận thấy rằng q trình cạnh tranh khơng ổn định. Chẳng hạn, trong các ngành công nghiệp phát triển chín muồi thường sự cạnh tranh mang tính chất dữ dội khi mức tăng trưởng và lợi nhuận bị suy giảm. Ngoài ra các đối thủ cạnh tranh mới và các giải pháp công nghệ mới cũng thường làm thay đổi mức độ và tính chất cạnh tranh (Lý Thu Cúc, 2011).

Để đứng vững và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần có sự liên kết trong hoạt động nhằm tạo ra ưu thế thị trưởng trong cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp sẽ tạo ra chuỗi khép kín trong sản xuất, kinh doanh từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Sự liên kết giữa nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cùng một lĩnh vực sản xuất hoạt giữa các lĩnh vực sản xuất có liên quan sẽ là tiền đề tạo ra những doanh nghiệp lớn hơn và có ảnh hưởng lớn trên thị trường.

2.1.5.5. Môi trường kinh tế xã hội

Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho DN về vốn, thị trường, nguồn nhân lực. Các ảnh hưởng chủ yếu về kinh tế gồm các yếu tố như lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh tốn, chính sách tài chính và tiền tệ. Vì các yếu tố này tương đối rộng nên cần chọn lọc để nhận biết các tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp nhất đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Sự ổn định chính trị tạo ra mơi trường thuận lợi đối với các hoạt động kinh doanh. Một chính phủ mạnh và sẵn sàng đáp ứng những địi hỏi chính đáng của xã hội sẽ đem lại lòng tin và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong một xã hội ổn định về chính trị, các nhà kinh doanh được đảm bảo an toàn về đầu tư, quyền sở hữu các tài sản khác của họ, như vậy họ sẽ sẵn sàng đầu tư với số vốn nhiều hơn

vào các dự án dài hạn. Chính sự can thiệp nhiều hay ít của chính phủ vào nền kinh tế đã tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn và cơ hội kinh doanh khác nhau cho từng doanh nghiệp . Điều đó địi hỏi các doanh nghiệp cần sớm phát hiện ra những cơ hội hoặc thách thức mới trong kinh doanh, từ đó điều chỉnh thích ứng các hoạt động nhằm tránh những đảo lộn lớn trong quá trình vận hành, duy trì và đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong kinh doanh. Vấn đề then chốt là cần phải tuân thủ các quy định có thể được ban hành.

Trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, đạo đức xã hội trong đó có đạo đức kinh doanh được coi là một khía cạnh thiết thực và quan trọng của mơi trường kinh doanh. Đạo đức đặt cương lĩnh cho hoạt động hàng ngày trong một xã hội và chi phối mọi hành vi và tác phong cá nhân. Đạo đức là giới hạn ngăn cách những hành vi xấu và là động lực thúc đẩy những hành vi tốt. Đạo đức có thể coi như một nhu cầu xã hội và vì vậy bất kỳ một thể chế kinh tế nào cũng phải xây dựng một khuôn khổ đạo đức để làm một trong những nguyên tắc điều hành (Trần Ngọc Nẫm, 2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)