Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.3. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại doanh nghiệp, dựa trên hình thức sở hữu vốn và tư cách pháp nhân bao gồm:
a. Xét theo loại hình doanh nghiệp
Công ty trách nhiệm hữu hạn. Đây là loại hình DN phổ biến, chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các DN đã và đang hoạt động hiện nay. Công ty TNHH là loại hình DN có tư các pháp nhân, có đăng ký kinh doanh và hoạt động trên tất cả các lĩnh vực sản xuất. Công ty TNHH gồm 2 hình thức chủ yếu là Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên nhưng số thành viên không quá 50.
Công ty hợp danh. Đây là loại hình doanh nghiệp không phổ biến, để hình thành công ty cần có ít nhất 02 thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung, ngoài các thành viên hợp danh còn có các thành viên hợp vốn. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân theo Luật doanh nghiệp, có trách nhiệm trong khoản vốn góp của mình. Các thành viên trong công ty có trách nhiệm và quyền lợi như nhau trong các hoạt động của công ty.
Công ty cổ phần là loại hình DN phổ biến nhất hiện nay. Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần được thành lập và tồn tại độc lập. Đại hội cổ đông là cao nhất, quyết định việc thành lập Hội đồng quản trị và các chức danh quản lý trong công ty. Đối với công ty cổ phần có từ 11 thành viên trở lên phải có Ban kiểm soát. Công ty CP hoạt động theo quy định của Luật DN, có tư cách pháp nhân, có thể huy động vốn thông qua hình thức phát hành cổ phiếu hoặc chứng khoán.
Doanh nghiệp tư nhân là một tổ chức kinh tế được đang ký kinh doanh theo quy định và thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, do một cá nhân làm chủ, chủ DN có toàn quyền quyết định hoạt động của DN và chịu trách nhiệm toàn bộ. DN tư nhân là loại hình DN đặc biệt, có trách nhiệm vô hạn, không thể phân biệt được tài sản của công ty và tài sản của chủ doanh nghiệp (Chính Phủ, 2014).
b. Xét theo chủ sở hữu có các loại hình
Doanh nghiệp nhà nước. Theo quy định tại Luật DN năm 2014, DN nhà nước là loại hình DN có 100% vốn đầu tư, được thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc thực hiện các hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội do nhà nước quyết định. DN nhà nước có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm theo các quy định trong Luật doanh nghiệp. Nguồn vốn cho DN nhà nước được cấp từ ngân sách quốc gia theo dự toán hàng năm (với các DN công ích) và có hoàn trả (đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh) (Chính Phủ, 2014).
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Là loại hình doanh nghiệp có số lượng đông đảo nhất. Chủ sở hữu vốn của các DN ngoài quốc doanh là các cá nhân, tổ chức. Hình thức hoạt động và sản xuất kinh doanh của các DN ngoài quốc doanh tùy thuộc vào từng chủ sở hữu vốn và theo các quy định của Luật Doanh nghiệp.
c. Xét theo quy mô quốc gia
Doanh nghiệp Việt Nam. Chủ sở hữu DN hay góp vốn là người Việt Nam, hoạt động của DN có thể nằm trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Các DN trong nước hoạt động theo các quy định của Luật Doanh nghiệp và chịu sự quản lý của các cơ quan chuyên môn có liên quan.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là hình thức doanh nghiệp đang có xu hướng phát triển trong những năm từ 1990 trở lại đây. DN FDI có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Chủ sở hữu của DN là các cá nhân, tổ chức nước ngoài, hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam và chịu sự quản lý của pháp luật Việt Nam,
Việc xác định một doanh nghiệp là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau tùy thuộc từng quốc gia và từng mục đích phân loại. Có thể xác định các DNNVV dựa trên các chỉ tiêu định tính như ít đầu mối quản lý, tính đơn giản trong quản lý, mức độ chuyên môn hóa chưa cao. Các chỉ tiêu định lượng để xác định bao gồm: số lao động, quy mô vốn, giá trị tài sản, doanh thu hay lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, những tiêu chí xác định như trên chỉ mang tính chất tương đối và không mang tính chất toàn cầu. Việc xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thực tế còn dựa trên những nhóm tiêu chí khác như trình độ phát triển kinh tế của quốc gia hoặc dựa trên tính chất ngành nghề hoặc theo vùng, lãnh thổ và xác định theo tính chất lịch sử (sự phát triển theo thời gian). Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước trên thế giới thể hiện trong bảng 2.2:
Bảng 2.2. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia STT Tên quốc gia Lĩnh vực Số lao động
(người) Chỉ tiêu khác
1 Trung Quốc Sản xuất CN =<100
2 Nhật bản
Sản xuất =<300 Tài sản dưới 100 triệu Yên Nhật Bán buôn =<100 Tài sản dưới 30 triệu Yên Nhật
Dịch vụ =<50 Tài sản dưới 10 triệu Yên Nhật 3 Hàn Quốc Sản xuất =<300
Dịch vụ =<20
4 Malaysia =<75 Tài sản dưới 2,5 triệu Ringgit
5 Indonesia =<100
6 Philippines =<200
Tài sản < 40 triệu Peso Philippines
7 Singapore Dịch vụ =<100
Tài sản cố định =< 12 triệu đô la Singapore 8 Mỹ =<500 9 Canada Sản xuất =<100 Dịch vụ =<20 10 Austraylia Sản xuất =<500 Dịch vụ =<50 11 CH LB Đức =<500 Nguồn: Phạm Việt Dũng (2017) 2.1.4. Nội dung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Phát triển doanh nghiệp nhở và vừa ở Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều chính sách và văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện, những chính sách văn bản liên quan đến phát triển DNNVV có sự thay đổi theo thời gian để phù hợp với tình hình thực tế nhưng vẫn hướng đến tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho sự thành lập và duy trì hoạt động của các DNNVV. Nội dung phát triển DNNVV hiện nay tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau đây:
2.1.4.1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển doanh nghiệp
Chiến lược phát triển doanh nghiệp là tập hợp những quyết định và hành động của doanh nghiệp sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu đã đề ra dựa trên những nguồn lực hiện có của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai. Để cụ thể hóa chiến lược cần xây dựng kế hoạch thực hiện từng mục tiêu cụ thể, kế hoạch gồm 2 dạng
chủ yếu là kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch trung, dài hạn. Xác định mục tiêu chiến lược là bước đầu tiên trong quá trình hoạch định chiến lược và là bước rất quan trọng. Bởi vì việc xác định đúng mục tiêu chiến lược sẽ là căn cứ, định hướng chỉ đạo chioi các bước tiếp theo của qúa trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp. Mặt khác, nó còn là căn cứ để đánh giá và điều chỉnh chiến lược. Mục tiêu chiến lược được hiểu là những gì mà doanh nghiệp cần vươn tới, cần đạt được trong một khoảng thời gian nhất, cần phân biệt giữa mục tiêu chiến lược với dự đoán, dự đoán được hiểu như là một chỉ dẫn cái có thể đạt được trong hoạt động tương lai có tính đến hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp. Dự đoán dựa trên sự tính toán, nhưng nhìn chun nó biểu hiện một xu hướng. Trong khi đó mục tiêu chiến lược thể hiện ý chí muốn vươn lên của doanh nghiệp và cần phải đạt được.
Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp định hướng cho hoạt động của mình trong tương lai thông qua việc phân tích và dự báo môi trường kinh doanh. Kinh doanh là một hoạt động luôn chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và bên trong. Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp vừa linh hoạt vừa chủ động để thích ứng với những biến động của thị trường, đồng thời còn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo đúng hướng. Điều đó có thể giúp doanh nghiệp phấn đấu thực hiện mục tiêu nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội cũng như đầy đủ các nguy cơ đối với sự phát triển nguồn lực của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, phát huy sức mạnh của doanh nghiệp. Chiến lược tạo ra một quỹ đạo hoạt động cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp liên kết được các cá nhân với các lợi ích khác cùng hướng tới một mục đích chung, cùng phát triển doanh nghiệp. Nó tạo một mối liên kết gắn bó giữa các nhân viên với nhau và giữa các nhà quản lý với nhân viên. Qua đó tăng cường và nâng cao hơn nữa nội lực của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh là công cụ cạnh tranh có hiệu quả của doanh nghiệp. Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế hiện nay đã tạo nên sự ảnh hưởng và phụ thuộc qua lại lẫn nhau giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Chính quá trình đó đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài những yếu tố cạnh tranh như: giá cả, chất lượng, quảng cáo, marketing, các doanh nghiệp còn sử dụng chiến lược kinh doanh như một công cụ cạnh tranh có hiệu quả (Vũ Ngọc Tuấn, 2016).
Xây dựng kế hoạch và chiến lược trung và dài hạn sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuẩn bị các nguồn lực cần thiết và thiết kế các phương án thực hiện chiến lược để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Doanh nghiệp nên thiết kế nhiều phương án và cần có các phương án dự phòng cũng như biện pháp hạn chế rủi ro để có thể kịp thời thay đổi kế hoạch thực hiện nhằm đạt được mục tiêu. Mục tiêu của chiến lược trung và dài hạn cần được xây dựng dựa vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Một kế hoạch chiến lược chính là một quá trình hoạt động, phát triển ăn sâu vào cơ cấu, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược phải vạch rõ tầm nhìn, xác định hướng đi lâu dài, và các thành tựu sẽ đạt được khi thực hiện theo chiến lược đó, phải được xây dựng trên những thế mạnh của doanh nghiệp.
2.1.4.2. Phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp
Nguồn lực con người là một trong những yếu tố quan trọng nhất cấu thành quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không có con người thì tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh đều không thể tự diễn ra. Tuy nhiên, hiện tại nguồn nhân lực trong các công ty có thể nói là chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và thiếu kỹ năng cần thiết cho sự phát phát triển, đào tạo nguồn nhân lực là giải pháp mang tính chiến lược và lâu dài trong quá trình phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nâng cao năng lực thực hiện của người lao động đòi hỏi tư duy tổng thể, toàn diện và chiến lược về nguồn nhân lực. Trong bối cảnh ngày nay, nhân lực đã trở thành một chủ đề có tính chiến lược. Xử lý và giải quyết vấn đề nhân lực phải xuất phát từ tầm nhìn, chiến lược, và các mục tiêu của tổ chức. Chính tầm nhìn, chiến lược phát triển của tổ chức mới giúp xác định nhu cầu nhân lực về số lượng và chất lượng: cần loại người nào, kiến thức, thái độ, kỹ năng gì để từ đó có chiến lược thu hút, hấp dẫn, động viên, và đào tạo phù hợp. Rất nhiều các doanh nghiệp hiện nay không có chiến lược phát triển hoặc nếu có thì nó cũng có chất lượng chưa cao và vì vậy cần tập trung cho chiến lược này. Vì thế, đồng thời việc đào tạo và phát triển năng lực cho người lao động cần chú trọng nhiều hơn tới ý thức, thái độ, và tình cảm của người lao động cũng như chú trọng vào việc đổi mới biện pháp quản lý nhân lực gắn liền với xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.
Để thực hiện tốt phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp cần gắn chặt hơn nữa sự gắn bó giữa các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo trở thành một nhu cầu bức bách cho sự phát triển của cả nhà trường và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên có chiến lược phát triển nhân lực của mình và đặt hàng cụ thể cho các cơ sở đào tạo. Trong sự gắn bó này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên gia đào tạo, trường đại học, và doanh nghiệp trong thiết kế và quản lý chương trình đào tạo. Các
công ty cần xây dựng chiến lược phát triển của mình, tạo cơ sở để xác định đúng nhu cầu nhân lực, từ đó phát triển chiến lược đào tạo và phát triển nhân lực đáp ứng nhu cầu chiến lược của công ty. Chiến lược đào tạo và phát triển nhân lực cần đặt trong tổng thể chiến lược nguồn nhân lực của doanh nghiệp: Thu hút, hấp dẫn, động viên, đánh giá, đào tạo và phát triển, và phát triển sự nghiệp. Chiến lược đào tạo và phát triển nhân lực cần chuyển chú trọng từ đào tạo, huấn sang việc chú trọng vào việc học tập (learning) thường xuyên liên tục của người lao động. Bên cạnh các kỹ năng kỹ thuật, cần chú trọng phát triển các năng lực của người lao động hiện đại: Giải quyết vấn đề sáng tạo, truyền đạt, đàm phán, quản lý xung đột, làm việc đồng đội, học tập liên tục, thích ứng... Đổi mới các hoạt động quản lý việc thực hiện nhiệm vụ qua đó khuyến khích áp dụng những điều học được vào công việc, tạo môi trường thuận lợi để áp dụng những điều đã học vào công việc.
Đào tạo kỹ năng nhân lực phải trở thành năng lực của tất cả các cấp quản lý vì vậy cần nhanh chóng đào tạo cho các cấp quản lý những kỹ năng nhân lực: phỏng vấn, đánh giá việc thực hiện, kèm cặp và phát triển người dưới quyền. Đào tạo giới quản lý các năng lực chiến lược để xây dựng Tầm nhìn, Sứ mạng, Văn hóa, và các chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Đào tạo các nhà quản lý nhân lực với kiến thức và năng lực hiện đại, chú trọng vào quản lý tài năng và nhân vốn. Đào tạo những người làm công tác quản lý đào tạo và phát triển nhân lực tại doanh nghiệp những năng lực về xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo, quản lý đào tạo, đánh giá hiệu quả đào tạo. Đào tạo các chuyên gia huấn luyện tại doanh nghiệp về các năng lực đào tạo – đặc biệt là những phương pháp hiện đại trong huấn luyện, đào tạo (Vũ Ngọc Tuấn, 2016).
2.1.4.3. Đầu tư nguồn vốn cho phát triển doanh nghiệp
Nguồn vốn cũng là một trong những yếu tố quan trọng và có tính quyết định tới quá trình sản xuất kinh doanh cũng như tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê thì tỷ trọng doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn dưới 5 tỷ đồng vẫn chiếm đa số. Và hầu hết các ngân hàng đều chưa mạnh dạn cho các doanh nghiệp nhỏ vay nếu không có tài sản đảm bảo. - Các doanh nghiệp vừa vả nhỏ vẫn chưa thiết lập được chiến lược thuyết phục được các nhà tài trợ, chưa xây dựng được mục tiêu chiến lượng kinh doanh dài hạn. Di đó, doanh nghiệp không thuyết phục được ngân hàng cho vay. - Báo cáo tài chính của doanh nghiệp vừa vả nhỏ chưa phản ánh đầy đủ kết quả sản xuất kinh doanh. Hệ quả là việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của DNVVN không đủ độ tin cậy, ảnh hưởng đến quyết định xem xét cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp.
Hiện tại có hơn 2/3 DNNVV gặp khó khăn do nhu cầu sụt giảm. Việc nợ