2.2.1. Thực tiễn phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới và Việt Nam
2.2.1.1. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia trên thế giới a. Hoạt động phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Trung Quốc
Sau hơn 30 năm tiến hành cải cách mở cửa, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực kinh tế. Ngày 16/08/2010 vừa qua, nước này đã chính thức vượt qua Nhật Bản để trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc trong quư II/2010 lên đến 1.335 tỷ USD, trong khi đó mức GDP cùng kỳ của Nhật Bản chỉ đạt 1.286 tỷ USD. Theo dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế, Trung Quốc có khả năng vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2027. Có thể nói, sự thành công của Trung Quốc có được một phần nhờ vào đóng góp không nhỏ của các DNNVV. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc thì DNVVN ở Trung Quốc chiếm khoảng 99% tổng số doanh nghiệp hiện có, đóng góp cho GDP hơn 60% và cung cấp khoảng 75% công ăn việc làm ở đô thị. Xác định được tầm quan trọng to lớn của các DNNVV, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ phát triển cho loại hình doanh nghiệp này như ban hành các nghị định về bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các DNNVV, bao gồm quyền cạnh tranh công bằng và quyền thương mại
công bằng; Nhà nước cũng nới lỏng các điều kiện để các DNNVV tiếp cận với thị trường thế giới, từ đó các doanh nghiệp này sẽ có không gian phát triển rộng hơn…. Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc đặc biệt chú trọng đến các chính sách hỗ trợ tài chính cho DNNVV. Nước này đã thành lập một số quỹ đặc biệt dành riêng cho loại hình DNNVV (như Quỹ phát triển DNNVV; Quỹ hỗ trợ DNNVV phát triển hệ thống dịch vụ; Quỹ xúc tiến, mở rộng thị trường quốc tế cho DNNVV; Quỹ kêu gọi đầu tư cho DNNVV hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ…) và không ngừng bổ sung, mở rộng thêm nguồn vốn cho các quỹ này (Phương Ly, 2012).
b. Kinh nghiệm phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản
Hiện nay, các DNNVV ở Nhật Bản chiếm tới 99% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động ở nước này và giữ một vị trí không thể thay thế trong phát triển kinh tế cũng như ổn định xã hội. Vì những lý do đó, Chính phủ Nhật Bản luôn duy trì chính sách hỗ trợ cho nhóm đối tượng này.
Có thể nói, trong việc hỗ trợ tài chính cho các DNNVV, Nhật Bản là một trong những quốc gia thành công nhất. Để giúp các DNNVV thỏa mãn nhu cầu về vốn và phát huy những đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp này cho nền kinh tế quốc gia và một số lĩnh vực xã hội, Nhật Bản đã cải thiện các chính sách trợ cấp kinh tế, chủ yếu bao gồm chính sách trợ cấp tài chính và chính sách cho vay ưu đãi.
Với chính sách trợ cấp tài chính, Chính phủ Nhật Bản sẽ tài trợ trực tiếp cho đầu tư đổi mới công nghệ để khuyến khích các DNNVV áp dụng những công nghệ mới. Theo Luật Khuyến khích Các Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa, Nhật Bản cấp vốn cho các DNNVV sáng tạo để phục vụ cho việc nghiên cứu và phát triển kỹ thuật.
Với chính sách tín dụng ưu đãi, chính phủ cấp những khoản vay với lãi suất thấp (lãi suất thấp hơn so với lãi suất của các ngân hàng thương mại) cho các DNNVV thông qua các ngân hàng phục vụ chính sách. Bằng cách này, các doanh nghiệp có thể có đủ vốn để phát triển công nghệ mới, thuê mướn trang thiết bị, nâng cấp công suất vận hành của máy móc, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong trường hợp các DNNVV bị yếu thế trong cạnh tranh, chính phủ sẽ bảo hộ bằng cách cho vay trực tiếp với lãi suất thấp và dài hạn (Phương Ly, 2012).
Sau chiến tranh, chính phủ đã huy động một lượng vốn cần thiết để thành lập các công ty xúc tiến đầu tư phục vụ các DNNVV. Năm 1963, Nhật Bản xây dựng Luật Các Công ty Xúc tiến đầu tư Phục vụ Các DNNVV với mục tiêu tăng cường nguồn vốn cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh. Theo Luật này, các công ty
xúc tiến đầu tư phục vụ các DNNVV được thành lập ở Tokyo, Osaka và Nagoya để hỗ trợ cho việc nâng cấp cấu trúc ngành công nghiệp.
Bên cạnh đó, Chính phủ thành lập sàn giao dịch thứ cấp độc lập với sàn giao dịch sơ cấp. Tại Nhật Bản, sàn giao dịch thứ cấp quản lý các giao dịch phi chính thức (OTC) nhằm đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ tài chính và chuyển nhượng của các DNNVV. Các điều kiện niêm yết trên thị trường thứ cấp rất lỏng lẻo với mục đích tạo cơ hội cho các doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời nhưng có tiềm năng phát triển được niêm yết trên sàn giao dịch này. Những phương thức tài trợ khác, ví dụ như hoạt động cho thuê trang thiết bị dựa trên Luật Xúc tiến Hiện đại hóa Các DNNVV có thể giúp các doanh nghiệp này kịp thời ứng dụng các trang thiết bị hiện đại vào kinh doanh và cải tiến công nghệ (Phương Ly, 2012).
c. Đầu tư cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Singapore
Hiện nay, số DNNVV ở Singapore chiếm tới 99% tổng số doanh nghiệp, 62% tổng số lao động và 48% tổng số giá trị gia tăng của nền kinh tế nước này. Các doanh nghiệp này đã đóng góp ñáng kể cho nền kinh tế và góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội như: giải quyết việc làm, giảm các tệ nạn, cải thiện ñời sống người dân…. Có được những thành tựu nêu trên, Singapore đã có nhiều chính sách hiệu quả, trong đó có chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV. Việc hỗ trợ của nhà nước Singapore không chỉ dành cho các DN trong nước mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cả doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Singapore. Trước hết, Singapore rất quan tâm đến vấn đề tài chính và vốn cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngay cả những sinh viên tài năng, có ý tưởng lập nghiệp tốt nhưng chưa có vốn đã được Chính phủ hỗ trợ vốn để thành lập doanh nghiệp, nhờ đó nhiều người đã khởi nghiệp thành công và trở thành doanh nhân phát đạt. Chính sách hỗ trợ của Singapore được thực hiện thông qua việc Chính phủ bảo lãnh với ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn ưu đãi phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn do thiên tai hoặc những nguyên nhân khách quan cũng được Nhà nước giúp đỡ thông qua việc bảo lãnh với cơ quan thuế cho doanh nghiệp được miễn, giảm một số thứ thuế (Phương Ly, 2012).
Là một trong những quốc gia nhỏ nhất thế giới, nếu doanh nghiệp chỉ hoạt động trong nước thì khó có điều kiện phát triển vì thị trường nhỏ hẹp, nguồn tài nguyên ít. Do vậy, trên 60% doanh nghiệp của Singapore có đầu tư ra nước ngoài và luôn hướng tới hoạt động xuất khẩu. Để tăng cường khả năng cạnh tranh cho các DNNVV khi đầu tư ra nước ngoài hoặc tham gia vào thị trường xuất khẩu, chính
phủ Singapore đã hỗ trợ điều kiện hình thành Quỹ đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho các giám đốc, nhà quản lý để họ có kiến thức tốt khi hoạt động kinh doanh tại các thị trường khắp thế giới (Phương Ly, 2012).
2.2.1.2. Thực tiễn phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số địa phương của Việt Nam
a. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố Hồ Chí Minh
Để tiếp sức cho các DN, trong thời gian qua, TP. HCM đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, như thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại giữa chính quyền và DN nhằm nắm bắt những khó khăn, vướng mắc DN đang gặp phải để có những góp ý và định hướng cho DN; tổ chức các cuộc kết nối giữa ngân hàng và DN để giúp DNVVN có thể tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất thấp. Thời gian vừa qua, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của DNNVV, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, hỗ trợ tiếp cận các nguồn lực (tài chính, công nghệ, khởi nghiệp…), tiêu biểu là Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV. Ngoài ra, Nhà nước còn chủ trương rà soát lại hệ thống quy định pháp lý liên quan đến hoạt động của DN: bổ sung các quy định liên quan đến khâu cấp phép quản lý; kiểm soát vốn và điều lệ DN; sửa đổi Luật Phá sản 2004 theo hướng áp dụng thủ tục phá sản cho mọi đối tượng kinh doanh, giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình giải quyết phá sản; sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư 2005 theo hướng không phân biệt thành phần kinh tế; sửa đổi Luật Thuế thu nhập DN, Luật Đất đai, Luật Quản lý thuế, Luật Chứng khoán, chế độ kế toán DNNVV, Nghị định số 119/1999/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích DN đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ, …Soạn thảo Đề án nghiên cứu xây dựng Luật Xúc tiến phát triển DNNVV.
Ngoài ra, TP. HCM còn có chương trình kích cầu hỗ trợ lãi vay cho những DN hoạt động trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, xử lý môi trường ví dụ như Chương trình kích cầu theo Quyết định 33 và Quyết định 38 của UBND TP. HCM. Theo Quyết định 33/QĐ-UB, những dự án được ngân sách thành phố hỗ trợ toàn bộ lãi vay cho DN khi đầu tư xây dựng mới, cải tạo mở rộng, đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật cao chuyên sâu. Chương trình hỗ trợ 50% lãi vay cho các dự án sản xuất các sản phẩm cơ khí chính xác, máy móc thiết bị kiểm tra an toàn trong quá trình sản xuất công nghiệp... Thời gian hỗ trợ lãi vay đối với các dự án không quá 7 năm. Đến nay có 85/114 dự án được triển khai với tổng vốn đầu tư gần 6.800 tỷ đồng. Trong đó, số vốn vay được ngân sách hỗ trợ lãi suất hơn 3.200 tỷ đồng.
Tuy vậy, vướng mắc mà DN gặp phải trong quyết định này là lãi suất cho vay chưa phù hợp với tình hình trả lãi thực tế của DN. Thời gian hỗ trợ dự án ngắn, chỉ 7 năm thay vì là 10 năm. Mức hỗ trợ vốn vay cho DN bị không chế ở mức 100 tỷ đồng/dự án, thay vì dựa trên tổng mức đầu tư của dự án được triển khai.
Bên cạnh đó, các DNVVN có thể tìm đến Quỹ Bảo lãnh tín dụng thành phố, Quỹ Tư vấn miễn phí… giúp các DNNVV trong công tác lập dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, tư vấn tài chính kế toán khi có nhu cầu. Hiện có hơn 4.500 DN trên địa bàn thành phố tiếp cận được ngân hàng với vốn vay hợp lý, trong đó lãi suất vay trung - dài hạn ở mức 8,5-9,5%/năm, ngắn hạn từ 6,6-6,8%/năm. Đồng hành với UBND thành phố, trong ba năm qua với chương trình kết nối DN, Ngân hàng Nhà nước TP. HCM cho biết đã có hơn 67.500 tỷ đồng được ngân hàng cho vay. Tại Diễn đàn “Giải pháp tài chính Hỗ trợ cho DNVVN - 2015” tổ chức ngày 17/6/2015 vừa qua, ông Huỳnh Văn Minh - Chủ tịch Hiệp hội DN TP. HCM cho biết thời gian qua chính quyền thành phố đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế cơ chế hỗ trợ tài chính ở các giai đoạn đầu của quá trình đổi mới, nhờ đó DNVVN đã có nhiều thuận lợi hơn trong triển khai công tác nghiên cứu hoặc thực hiện các ý đồ đổi mới sản phẩm hoặc quy trình công nghệ (Nguyễn Hoàng, 2015).
b. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng trong hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong thời gian qua, việc triển khai các hoạt động có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ từ Năm doanh nghiệp Đà Nẵng cũng đã đạt được một số kết quả nhất định. Từ đó đã có những tác động tích cực đến sự phát triển của các doanh nghiệp như giá trị các ngành sản xuất đều tăng, các doanh nghiệp xích lại gần nhau, hiểu và hợp tác bền chặt hơn, hỗ trợ cung cấp thông tin lẫn nhau và tiêu thụ sản phẩm của nhau nhiều hơn trước; doanh nghiệp cảm thấy được chính quyền quan tâm và tạo điều kiện cho sản xuất và kinh doanh, các kiến nghị của doanh nghiệp được tiếp thu và giải quyết hợp tình, hợp lý. Các doanh nghiệp được hưởng lợi nhiều hơn trước, cụ thể như được cung cấp thông tin trao đổi kịp thời, nhiều doanh nghiệp được hỗ trợ tham gia các hội chợ triển lãm, được hỗ trợ xây dựng website thương mại điện tử, được quảng cáo thương hiệu miễn phí, được giao các công trình do quận làm chủ đầu tư. Đặc biệt là với việc hình thành và đi vào hoạt động của Hội Doanh nhân quận, thì các doanh nghiệp như càng có thêm “chỗ dựa” để tự tin phát triển sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì cũng doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đối mặt những khó khăn thách thức như: thị trường khốc liệt, việc cạnh tranh trong
kinh doanh ngày càng gay gắt. Một số chính sách hỗ trợ của thành phố và quận chưa đến được với doanh nghiệp vì các chỉ tiêu để hỗ trợ được đưa ra quá cao nên doanh nghiệp chưa đáp ứng được như: Việc vay vốn của Quỹ đầu tư thành phố còn nhiều vướng mắc, nhu cầu đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với doanh nghiệp gồm bảo hộ độc quyền sáng kiến, nhãn hiệu hàng hóa, bảo hộ thương quyền… Bên cạnh đó, đa số các DN đều hoạt động độc lập, chưa tích cực tham gia vào các hiệp hội, hội tại địa phương nên việc phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách cũng như tác động vào các doanh nghiệp gặp khó khăn.
Trong thời gian tới, để triển khai có hiệu quả các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ giúp doanh nghiệp đầu tư mở rộng phát triển sản xuất - kinh doanh, cần phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp từ quận đến phường với các giải pháp cụ thể như sau: Tiếp tục cải cách hành chính theo hướng công khai và rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, đặc biệt các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến quyền lợi của doanh nghiệp như: Đăng ký kinh doanh, môi trường, thuế... Tổ chức gặp gỡ đối thoại với doanh nghiệp nhằm lắng nghe, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tăng cường công tác tiếp nhận thông tin, xử lý nhanh chóng các phản ánh của doanh nghiệp. Củng cố, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Hội Doanh nghiệp, phát huy tối đa vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp với chính quyền, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, đồng thời tăng cường sự tham vấn của doanh nghiệp trong quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Đồng thời hỗ trợ thành lập mới doanh nghiệp; khuyến khích các hộ cá thể chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp khi có đủ điều kiện, có các chính sách mời gọi các doanh nghiệp từ các địa phương khác về hoạt động trên địa bàn (Võ Thị Hồng Loan và Đặng Vinh, 2014).
Tiếp tục rà soát quỹ đất để đề xuất, bố trí mặt bằng cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng sản xuất kinh doanh hoặc mở rộng. Đề xuất bố trí doanh nghiệp sản xuất nằm xen kẻ trong khu dân cư vào các cụm, khu công nghiệp, đảm bảo nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp; Tiếp tục hỗ trợ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Xây dựng Website hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Đề xuất, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các đợt hội chợ, triển lãm trong và ngoài thành phố và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đặc biệt ưu tiên mua sắm hàng hóa và giao thầu các công trình xây dựng cơ bản do quận làm chủ đầu tư cho các