CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ DU LỊCH
1.2. Các loại động cơ du lịch
1.2.2.1. Mức độ hấp dẫn của điểm đến
Mức độ hấp dẫn của điểm đến đƣợc hiểu là tại điểm đến đó có những tài nguyên du lịch thế nào. Tài nguyên theo nghĩa rộng đƣợc hiểu bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lƣợng và thông tin trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con ngƣời có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. Tài nguyên đƣợc phân loại thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên và tài nguyên văn hóa gắn liền với các nhân tố con ngƣời và xã hội.
Tài nguyên du lịch có một số vai trị cơ bản nhƣ sau:
- Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành sản phẩm du lịch, chất lƣợng của sản phẩm và hiệu quả của hoạt động du lịch.
- Tài nguyên du lịch là cơ sở để phát triển các loại hình du lịch
- Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch
- Tài nguyên du lịch cịn ảnh hƣởng đến quy mơ, thứ bậc của khách sạn và quyết định tính mùa vụ đi du lịch của khách du lịch.
Tài nguyên du lịch đƣợc phân loại thành: Tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm: Địa hình, khí hậu, thủy văn, hệ động thực vật, một số hệ sinh thái đặc biệt...
- Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; cơng trình lao động sáng tạo của con ngƣời có thể đƣợc sử dụng cho mục đích du lịch
Tài nguyên du lịch có một số đặc điểm:
- Phong phú, đa dạng, có nhiều tài nguyên đặc sắc và độc đáo, hấp dẫn đối với du khách.
- Có tính độc quyền
- Tạo nên tính đặc thù riêng của một vùng đất nào đó, tính đặc thù càng cao thì sức hấp dẫn càng lớn
- Có tính mùa vụ, đặc điểm này bị chi phối bởi nhiều điều kiện địa hình, vị trí địa lý
- Thời gian khai thác khác nhau, ảnh hƣởng đến các hoạt động du lịch - Không thể di chuyển về vị trí địa lý
- Khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch, tạo nên sức hút cơ sở hạ tầng và dòng khách đến nơi có tài nguyên
- Dễ bị tổn thất do các yếu tố khách quan và chủ quan (tác động của mƣa, bão, lũ, lụt, độ ẩm khơng khí hoặc sự tàn phá của con ngƣời...)
- Có tính biến hóa, thay đổi trong quá trình phát triển chung của xã hội. Đặc điểm này thể hiện rõ đối với tài ngun văn hóa vơ hình
- Có thể là kết quả của lao động sáng tạo, đƣợc hình thành và phát triển theo trình độ khoa học cơng nghệ, phát triển kinh tế của một quốc gia, một vùng nào đó.
- Có thể khai thác đƣơc nhiều lần, hiệu quả thu hút đƣợc từ khai thác tài nguyên du lịch là rất lớn.
Trong một chuyến đi, khách du lịch thƣờng quan tâm tới nhiều yếu tố nhƣ: dịch vụ vận chuyển, lƣu trú, ăn uống, mua sắm, tham quan...Trong các yếu tố đó, vấn đề đƣợc khách du lịch đặc biệt quan tâm là tại điểm đến du lịch đó có cái gì để cho họ tham quan, thƣởng thức và hoạt động theo đúng ý thích của họ. Cần hiểu rằng, sức hấp dẫn của điểm đến du lịch rất quan trọng đối với quyết định đi du lịch của khách du lịch.
Số lƣợng tài nguyên vốn có, chất lƣợng của chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên cùng địa bàn có ý nghĩa đặc biệt với sự phát triển du lịch. Vì vậy sức hấp dẫn du lịch của một địa phƣơng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên du lịch của địa phƣơng đó.
Ngồi ra tính hấp dẫn của điểm du lịch còn phụ thuộc vào các nhân tố chính trị, kinh tế và xã hội tại điểm du lịch nhƣ : vấn đề an ninh, an toàn cho khách, nhận thức cộng đồng dân cƣ về phục vụ khách, các cơ chế, chính sách đối với khách du lịch và các doanh nghiệp du lịch...v.v.
Tính hấp dẫn du lịch là lực hút giữa điểm đến du lịch và điểm cấp khách(nơi có khách du lịch tiềm năng) đây là yếu tố quan trọng nhất. Lực hút(sức thu hút) này bao gồm: sự phù hợp của tài nguyên cho các hoạt động du lịch; cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; sức chứa; sự phát triển các loại dịch vụ phục vụ khách tại điểm đến du lịch; sự đa dạng, độc đáo của tài nguyên để tổ chức các loại hình du lịch...v.v. Tất cả những giá trị đó sẽ tạo nên sức thu hút đối với khách du lịch và các nhà kinh doanh du lịch tại các điểm đến du lịch.
Để đánh giá tính hấp dẫn của các điểm đến du lịch, ngƣời ta thƣờng sử dụng hai phƣơng pháp cơ bản, đó là đánh giá theo các chỉ tiêu định lƣợng và theo các chỉ tiêu định tính.
Theo định lƣợng. Có thể đánh giá sự hấp dẫn của điểm đến du lịch đó dựa vào các chỉ tiêu cơ bán nhƣ:
- Số lƣợng khách đến tham quan du lịch tại điểm đến (trong đó bao gồm khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa và khách tham quan)
- Số ngày khách du lịch lƣu lại tại điểm đến. - Mức chi tiêu của khách du lịch tại điểm đến. -Mức chi tiêu của một ngày/khách tại điểm đến -Số lƣợng các loại dịch vụ có tại điểm đến
-Số lƣợng cơ sở vật chất –kỹ thuật phục vụ du lịch tại điểm đến, bao gồm: +Số lƣợng các cơ sở lƣu trú
+Số lƣợng các nhà hàng và quán Bar
+Số lƣợng các cơ sở giải trí (rạp biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim, các công viên chuyên đề...)
+Số lƣợng các điểm tham quan +Số lƣợng các cơ sở thể thao + Số lƣợng các cơ sở bán hàng
- Doanh thu từ hoạt động du lịch(bao gồm doanh thu trực tiếp và doanh thu gián tiếp từ hoạt động du lịch)
Khách du lịch đến ngày càng đông, doanh thu ngày càng lớn, mức chi tiêu của du khách cao và khách lƣu lại điểm du lịch dài thì có nghĩa là điểm du lịch đó hấp dẫn.
Theo định tính: Đánh giá điểm du lịch có hấp dẫn hay khơng hấp dẫn còn phụ thuộc vào các yếu tố định tính, đó là:
- Mức độ hài lịng hay khơng hài lòng của khách
- Sự trung thành của khách (khách quay trở lại điểm đến du lịch)
Sự hài lòng của khách hàng là sự tác động tổng hịa của các nhân tố nhƣ: hình ảnh về điểm đến, giá trị cảm nhận về chất lƣợng cả sản phẩm hữu hình và vơ hình đƣợc trải nghiệm và tiêu dùng tại điểm đến, lòng hiếu khách và thái độ ứng xử của cộng đồng dân cƣ. Vì thế, việc nghiên cứu sự hài lịng của khách du lịch sẽ biết đƣợc sự trung thành của khách đối với điểm đến du lịch hoặc một quốc gia. Họ có thể trở lại điểm đến du lịch hàng năm hoặc 2-3 lần trong một năm.