Địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội (Thí điểm) (Trang 39 - 40)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ DU LỊCH

2.1. Địa điểm nghiên cứu

Hà Nội là Thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích tự nhiên và đứng thứ hai về diện tích đơ thị sau thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội cũng đứng thứ hai về dân số với gần 7 triệu ngƣời. Nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, văn hóa, giáo dục và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam.

Sau đợt mở rộng địa giới hành chính (tháng 8/2008), Hà Nội hiện nay có diện tích 3.324,9 km2, gồm 01 thị xã, 12 quận và 17 huyện ngoại thành. Nằm ở phía Bắc của vùng đồng bằng châu thổ sơng Hồng, tiếp giáp với các tỉnh Thái Ngun, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hịa Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hƣng Yên và Phú Thọ. Thành phố Hà Nội trƣớc kia đã nổi tiếng với những làng nghề phong phú, thể hiện qua câu thành ngữ quen thuộc “Hà Nội 36 phố phƣờng”. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, thành phố cịn có nhiều làng nghề danh tiếng khác. Theo số liệu cuối năm 2008, tồn Hà Nội có 1.264 làng nghề, là nơi tập trung làng nghề đông đúc bậc nhất Việt Nam. Hà Nội thƣờng đƣợc xem nhƣ nơi tập trung những tinh hoa văn hóa của miền Bắc và cả Việt Nam. Trong hàng ngàn năm, vị trí kinh đơ khiến Hà Nội trở thành nơi quy tụ của những nhân vật ƣu tú, những thƣơng nhân, nghệ nhân, chính khách, thợ thủ cơng lành nghề. Họ tới đây lập nghiệp, mang theo những phong tục tập quán địa phƣơng và Hà Nội trở thành mảnh đất tiêu biểu cho nền văn hóa của cả Việt Nam. Khi ngƣời dân về định cƣ tại Thăng Long, các phong tục tập quán mà họ mang theo cũng dần thay đổi, tạo nên nét văn hóa của Hà Nội.

Tuy nhiên, việc tăng dân số q nhanh cùng q trình đơ thị hóa thiếu quy hoạch đã khiến Hà Nội trở nên chật chội, ô nhiễm và giao thông nội đô thƣờng xuyên ùn tắc. Nhiều di sản kiến trúc đang dần biến mất, thay vào đó là những ngơi nhà ống nằm lộn xộn trên các con phố. Hà Nội còn là một thành phố phát triển không đồng đều với giữa các khu vực nhƣ giữa các quận nội thành và

huyện ngoại thành, nhiều nơi ngƣời dân vẫn chƣa có đƣợc những điều kiện sinh hoạt thiết yếu.

Cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế của quốc gia và là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và cơng nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nƣớc; tập trung nhiều các nhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền thống, những cơ quan truyền thông cấp quốc gia và các trƣờng đại học lớn nhƣ: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Y, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Ngoại thƣơng… Đây là những đại học đào tạo đa ngành và chuyên ngành hàng đầu của Việt Nam. Với việc tập trung số lƣợng lớn học sinh, sinh viên, đội ngũ trí thức dồi dào nên trình độ dân trí cao – là điều kiện tiên quyết để phát triển tốt mọi mặt đời sống xã hội.

Với những đặc điểm của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa lịch sử nêu trên đã tác động rất lớn đến sự hình thành tình cảm, đạo đức và những nét văn hóa của ngƣời dân Hà Nội nói chung và thanh niên, sinh viên Hà Nội nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội (Thí điểm) (Trang 39 - 40)