Thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội (Thí điểm) (Trang 44 - 46)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ DU LỊCH

2.3. Thu thập dữ liệu

* Phiếu khảo sát

Nghiên cứu này xây dựng bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu của 181 sinh viên tại Hà Nội. Thời gian thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2017. Du khách sử dụng 15 phút cho việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu.

* Phỏng vấn sâu

Dữ liệu đƣợc thu thập thông qua những cuộc phỏng vấn đƣợc thực hiện trực tiếp bạn sinh viên đang học tại Hà Nội khi tất cả họ đều cảm thấy thoải mái và sẵn sàng tham gia vào cuộc phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn đƣợc thực hiện một cách thuận lợi do có sự kết hợp giữa hình thức phỏng vấn phi cấu trúc với việc đối chiếu với những câu hỏi dự định phỏng vấn trƣớc đó. Ngồi ra nó cũng cho phép thăm dị để tìm kiếm và làm rõ khi một ý tƣởng đặc biệt đƣợc phát hiện

trong quá trình phỏng vấn. Tuy nhiên thì phƣơng pháp này cũng có một số điểm bất cập khi những ngƣời đƣợc phỏng vấn lựa chọn những câu hỏi để trả lời sẽ dẫn tới sự thiếu khách quan của vấn đề, do đó hạn chế sự so sánh, đối chiếu giữa các câu trả lời từ phía ngƣời đƣợc phỏng vấn.

Do đó tác giả ln cố gắng lựa chọn những câu hỏi tƣơng tự nhau cho tất cả các bạn sinh viên và phỏng vấn họ theo cách giống nhau, cùng với đó tác giả ln khơng ngừng mở rộng những chủ đề mới và khuyến khích những bạn sinh viên đƣợc phỏng vấn nói về những kinh nghiệm cũng nhƣ những quan điểm của họ về vấn đề việc đi du lịch trong sinh viên.

Tác giả đã hệ thống đƣợc một số câu hỏi để sử dụng trong quá trình phỏng vấn, đƣợc chia thành một số vấn đề cơ bản bao gồm thông tin cơ bản của ngƣời đƣợc phỏng vấn, những quan điểm của họ về việc đi du lịch, những động cơ nào khiến họ đi du lịch nhiều. Với mỗi đối tƣợng tác giả lại lựa chọn các câu hỏi và hình thức phỏng vấn sao cho phù hợp nhất. Và tác giả tin rằng mỗi cuộc phỏng vấn sẽ là một phƣơng pháp tiếp cận định tính phục vụ cho nghiên cứu, bởi đã có nhiều ý kiến cho rằng phỏng vấn đƣợc sử dụng để giúp chúng ta hiểu nhau hơn từ những việc rất nhỏ trong đời sống hàng ngày, bao gồm cả những việc chính thống hay khơng chính thống. Do đó cũng thơng qua phƣơng pháp phỏng vấn này tác giả có thể hiểu hơn về động cơ đi du lịch của sinh viên

Trƣớc đây phƣơng pháp phỏng vấn này chủ yếu phổ biến ở các nƣớc phƣơng Tây, nhƣng hiện tại nó đang trở thành một phƣơng pháp nghiên cứu mang tính tồn cầu, vơ cùng hữu ích trong việc tạo ra sự gần gũi giữa con ngƣời trong đời sống hàng ngày. Những bạn sinh viên mà tác giả đã phỏng vấn đều vui vẻ tham gia vào nghiên cứu và họ sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân một cách say mê. Khi đƣợc nói về đề tài mà tác giả đang thực hiện thì phần lớn họ đều cảm thấy hứng thú với những nội dung này vì trƣớc đó họ cũng từng làm các phiếu khảo sát nhƣng thƣờng là về lĩnh vực đào tạo chứ không phải những lĩnh vực nhƣ là sở thích của các bạn. Họ nghĩ rằng việc thực hiện những cơng trình nghiên cứu tƣơng tự đối với họ là vô cùng quan trọng. Bởi ở lứa tuổi sinh viên, các bạn rất thích đƣợc thể hiện tiếng nói, thể hiện bản thân, nói lên những quan điểm của cá nhân.

Kiến thức, sự hiểu biết và kỹ năng là những vấn đề cốt lõi của phƣơng pháp phỏng vấn định tính. Phƣơng pháp này cũng bao gồm cả cách tiếp cận với các cấu trúc xã hội và các lý thuyết nền tảng của xã hội.

Do thực hiện cả phiếu khảo sát dành cho nhiều sinh viên nên đối với phỏng vấn sâu, tác giả chỉ thực hiện phỏng vấn sâu với 05 bạn. Quá trình phỏng vấn đƣợc diễn ra dàn trải, tác giải sắp xếp lịch sao cho phù hợp với các bạn sinh viên, không bị trùng lịch học, lịch đi làm thêm hoặc lịch cá nhân.

Mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài trong khoảng thời gian từ 30 phút đến 45 phút, và tùy từng đối tƣợng mà tác giả lựa chọn những câu hỏi sao cho phù hợp. Và để đảm bảo sự thuận tiện cho các bạn thì những cuộc phỏng vấn đƣợc thực hiện ở nhiều địa điểm khác nhau, có khi là tại khn viên trƣờng học, ký túc xá hay quán cà phê. Và những câu hỏi đƣợc sử dụng trong quá trình phỏng vấn mang tính chất tổng quan, kết thúc mở để có thể bao qt tồn bộ những chủ đề liên quan trong suốt quá trình phỏng vấn.Những thông tin cơ bản về ngƣời đƣợc phỏng vấn nhƣ tên, tuổi, trình độ học vấn hay kinh nghiệm đi du lịch đƣợc ƣu tiên đặt lên hàng đầu.Những thông tin này cung cấp một bức tranh tổng quan về cuộc sống của các bạn sinh viên. Sau phần giới thiệu thì những vấn đề bắt đầu đƣợc đƣa vào thảo luận, bao gồm những câu hỏi liên quan đến động cơ đi du lịch của các bạn.

Sau khi nhận đƣợc sự đồng ý từ phía ngƣời đƣợc phỏng vấn, tác giả đã tiến hành ghi âm và ghi chép những nội dung quan trọng. Những file ghi âm đã giúp ích cho tác giả rất nhiều trong q trình thu thập thơng tin vì tác giả khơng thể ghi chép tất cả các nội dung trong quá trình phỏng vấn. Do đề tài nghiên cứu khá thoải mái, là vấn đề các bạn sinh viên yêu thích nên việc ghi âm cũng nhƣ quá trình phỏng vấn khá thuận lợi.

Và cuối cùng là bƣớc quan trọng và mất thời gian nhất khi phải lấy nội dung từ file ghi âm. Bản ghi lại sẽ giúp cho q trình phân tích dữ liệu dễ dàng hơn và khơng bị bỏ sót thơng tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội (Thí điểm) (Trang 44 - 46)