Tần suất đi du lịch của sinh viên Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội (Thí điểm) (Trang 53)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ DU LỊCH

3.2. Đặc điểm tiêu dùng của sinh viên Hà Nội khi đi du lịch

3.2.3. Tần suất đi du lịch của sinh viên Hà Nội

Trong những năm gần đây, khi cuộc sống ngày càng phát triển, đặc biệt với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - cơng nghệ 4.0 thì khoảng cách giữa việc tiếp cận thông tin, việc đi lại cũng dễ dàng hơn, thuận tiện hơn. Đời sống, mức thu nhập cũng cao hơn. Những sinh viên ở khu vực thành phố đƣợc đầu tƣ hơn, gia đình ở nơng thơn cũng sẽ cố gắng để con em học trên Hà Nội đƣợc bằng với bạn bè trang lứa. Con số phản ảnh tần suất đi du lịch

của sinh viên Hà Nội là một trong những minh chứng phản ảnh điều này khi tần suất đi du lịch của sinh viên là 2- 3 lần/năm chiếm tỷ lệ cao nhất (65,7%)

Biểu đồ 3.2. Tần suất đi du lịch của sinh viên Hà Nội

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Kết quả phân tích cho thấy, mức độ đi du lịch của đối tƣợng nghiên cứu trung bình mỗi năm là khá cao. Từ kết quả này cho thấy, với đối tƣợng nghiên cứu là sinh viên, thuộc nhóm đối tƣợng cịn lệ thuộc vào thu nhập, và phần lớn là từ trợ cấp của gia đình cho hoạt động sinh hoạt hàng ngày, chi phí cho q trình học tập nhƣng sinh viên vẫn nhu cầu đi du lịch khá cao, điều này chịu tác động bởi một phần từ việc học tập, nghiên cứu, tâm lý khám phá, tìm hiểu những điều mới lạ nên họ sẵn sàng hy sinh, tiết kiệm chi phí để thỏa mãn động cơ đi du lịch của bản thân.

3.2.3. Xu hướng du lịch của sinh viên Hà Nội

Hiện nay hình thức đào tạo tại các trƣờng theo học chế tín chỉ, tăng tính chủ động cho sinh viên trong việc sắp xếp lịch học, sẽ có những ngày sinh viên khơng cần đến lớp, do đó sinh viên sẽ có thời gian rảnh để làm những việc cá nhân khác, trong đó có thể là việc đi du lịch.

Kết quả từ phiếu khảo sát cho thấy, với những dịp nhƣ nghỉ hè (42%), và thích thì đi (34,2%) là khoảng thời gian sinh viên lựa chọn để đi du lịch nhiều nhất:

Biểu đồ 3.3. Khoảng thời gian sinh viên đi du lịch

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Bên cạnh đó, khi khảo sát đối tƣợng nghiên cứu về ảnh hƣởng của khoảng thời gian nhàn rỗi để đi du lịch, có một số đối tƣợng khi có thời gian rảnh khoảng 3 – 5 ngày là đã thực hiên chuyến đi du lịch của mình nhƣng có những đối tƣợng đƣợc hỏi cho biết họ phải rảnh ít nhất là 01 tháng mới có thể đi du lịch. Điều này có thể do đặc điểm, nhu cầu đòi hỏi từ việc học tập, sự sắp xếp thời gian đối với những công việc, mối quan hệ xã hội của đối tƣợng đó.

Với những mức chi tiêu theo kết quả thu đƣợc từ số liệu điều tra thì có thể thấy sinh viên Hà Nội thƣờng đi du lịch tại các điểm trong nƣớc, cụ thể: 142 sinh viên chọn điểm du lịch trong nƣớc (chiếm 78,4%), 18 sinh viên chọn điểm du lịch nƣớc ngoài (chiếm 10%).

Theo sinh viên Xuân Nam cho biết “Việc học theo tín chỉ khiến em khá

thuận lợi cho việc sắp xếp công việc làm thêm, học tập nên em thường rảnh cuối tuần. Mỗi lần có bài viết giới thiệu về các điểm du lịch quanh và gần Hà Nội em thường rủ các bạn đi cùng”.

Còn sinh viên Diễm lại chia sẻ về những dịp đi du lịch nhƣ sau: “Hiện tại

bố mẹ em đang công tác và định cư tại nước ngoài, em đang chờ apply học bổng để qua đó sinh sống cùng bố mẹ. Nhưng hàng năm, dịp ngày lễ tết, em thường tranh thủ thời gian sang thăm bố mẹ và kết hợp với đi du lịch các điểm gần đó.

Việc này giúp em khơng những thư giãn, thoải mái mà cịn trau dồi được khả năng ngơn ngữ của mình cũng như làm quen được với các bạn mới, có những mối quan hệ mới”

Theo kết quả khảo sát thực tế về nhu cầu đi du lịch của sinh viên Hà Nội trong năm 2017, cụ thể là khoảng thời gian 6 tháng cuối năm có 89,5% trong tổng số đối tƣợng nghiên cứu có nhu cầu đi du lịch. Trong khoảng thời gian này, có nhiều địa điểm du lịch đƣợc đối tƣợng nghiên cứu lựu chọn đi du lịch khi đƣợc hỏi nếu đi sẽ đi điểm nào. Tùy theo điều kiện của đối tƣợng đƣợc hỏi mà địa điểm du lịch sẽ khác nhau. Khảo sát về địa điểm du lịch mà 89,5 % sinh viên Hà Nội dự định đi trong 6 tháng cuối năm 2017 đƣợc tổng hợp nhƣ sau:

Biểu đồ 3.4. Địa điểm dự định đi du lịch của sinh viên Hà Nội 6 tháng cuối 2017

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Đối với địa điểm trong nƣớc những địa danh tại Nha Trang, Đà Nẵng, Đà Lạt hay Sa Pa đều hấp dẫn du khách, đặc biệt trong thời gian gần đây có thể thấy giới trẻ có xu hƣớng đi du lịch và check in tại những điểm du lịch thuộc các địa danh này rất nhiều nhƣ: đảo Bình Ba, Phan – xi- păng, Bà Nà hill hay ở nƣớc ngồi thì có các điểm du lịch tại Phu Kẹt, Chiềng Mai (Thái Lan), Trƣơng Gia Giới, Viên Gia Giới, Phƣợng Hoàng cổ trấn, Lệ Giang (Trung Quốc)…

Đối với hình thức đi du lịch của sinh viên có thể chia làm 2 hình thức: tự tổ chức và thơng qua các cơng ty du lịch. Có 73,4% trong tổng số đối tƣợng điều tra cho biết họ thƣờng đi du lịch theo hình thức tự tổ chức, 22,1% đối tƣợng lựa chọn công ty du lịch để thực hiện cho chuyến đi của mình, 4,5% đối tƣợng cịn lại có những ý kiến khác nhƣ: Họ chỉ lựa chọn dịch vụ vé máy bay và khách sạn của công ty du lịch thơi cịn các điểm đến tại các khu du lịch họ sẽ tự túc hoặc có những sinh viên đến các điểm du lịch mới lựa chọn các tour của các công ty. Cụ thể nhƣ:

Theo sinh viên Dƣơng Đức nói: “Em và gia đình rất thích phong cách sống ở Đà Nẵng. Ba năm gần đây gia đình em thường chọn Đà Nẵng là điểm đến đầu tiên sau đó mới đi các điểm du lịch ở tỉnh xung quanh. Khách sạn và vé máy bay gia đình em thường mua theo gói Holiday của Vietnam Airlines, cịn đến đó nếu đi Bà Nà Hill, Cù Lao Chàm thì gia đình em sẽ mua tour lẻ của các công ty du lịch trong đó, như vậy rất thuận lợi cho việc em khơng phải mua vé lên Bà Nà, hay mua vé đi cano ra đảo mà đã có cơng ty du lịch lo cho hết”.

Bảng 3.3. Hình thức đi du lịch của sinh viên

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

TT Hình thức Tần số Tỷ lệ (%)

1. Tự tổ chức 133 73,4

2. Công ty du lịch 40 22,1

3. Khác 08 4,5

Tổng 181 100

3.3. Động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội

3.3.1. Động cơ đẩy

Động cơ đẩy là động cơ từ nội tại cá nhân du khách và họ tham gia du lịch bởi các yếu tố nội bộ, hay có thể nói là mục đích chuyến đi, nhƣ: du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch kết hợp công việc, du lịch kết hợp chữa bệnh, du lịch tham quan, du lịch kết hợp thăm ngƣời thân, du lịch teambuilding và một vài động cơ khác.

Biểu đồ 3.5. Động cơ đẩy của sinh viên khi đi du lịch

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Kết quả điều tra từ 181 phiếu thăm dò ý kiến của sinh viên cho thấy, phần lớn sinh viên đi du lịch với mục đích tham quan khám phá, cụ thể trong 181 sinh viên thì có 131 lựa chọn động cơ (chiếm 72,3%) đi du lịch để tham quan, khám phá. Tiếp đến có 118 lựa chọn động cơ đi du lịch để nghỉ dƣỡng(chiếm 65,1%). Đi du lịch kết hợp chữa bệnh có 67 lựa chọn (chiếm 37%) và du lịch kết hợp cơng việc có 54 lựa chọn (chiếm 29,8%). Những hoạt động đi du lịch kết hợp với thăm thân, teambuilding không đƣợc đánh giá cao trong chuyến du lịch của các sinh viên.

Theo nhƣ sinh viên Nga - một sinh viên bán có việc làm thêm là bán hàng xách tay trên mạng xã hội cho biết “Em thường đi du lịch kết hợp với những khoảng thời

gian ở nước ngoài họ sale mạnh các mặt hàng túi xách, mỹ phẩm, quần áo, vừa đi chơi vừa mua được hàng mang về để bán với giá cả hợp lý”

Còn sinh viên Ngọc Sơn chia sẻ rằng: “ Em có một nhóm bạn thân chơi từ cấp

3, chúng em đều thích đi đến những vùng đất mới, khám phá cảnh đẹp, phong tục của những vùng đất đó, nên chúng em thường lên kế hoạch cùng nhau tổ chức đi du lịch vào những ngày cuối tuần. Những địa điểm gần chúng em tự đi xe máy, xa thì chúng em thuê xe đi, hoặc có những cơng ty du lịch giảm giá tour cho sinh viên thì chúng em lựa chọn, vì tính ra chi phí cũng khơng tốn cho lắm”

Khác với Nga và Sơn, sinh viên Minh Hằng cho biết: “Mỗi dịp nghỉ lễ, em thường chọn cho mình một điểm du lịch để tận hưởng cảm giác được thư giãn, vui chơi rồi chụp cho mình những bức ảnh đẹp để về khoe với bạn bè”.

Sinh viên Thu Hằng thì chia sẻ nhƣ sau: “Gần đây đi du lịch em thường có thói

quen viết lại nhật ký chuyến đi. Sau đó sẽ về viết lại thành một bài viết về hành trình kèm theo những hình ảnh mình chụp trong chuyến đi đó và chia sẻ trên mạng xã hội. Mỗi chuyến đi của em được các bạn hỏi về chi phí, kinh nghiệm cho chuyến đi rất nhiều. Gần đây em vừa kết thúc chuyến đi Lệ Giang – Sangrila và chuẩn bị viết review về chuyến đi này”

Từ những kết quả trên cho thấy, đa phần đối tƣợng nghiên cứu có động cơ du lịch với mục đích vui chơi, thƣ giãn là chủ yếu, có những đối tƣợng kết hợp với những mục đích khác nhƣ: mua sắm, cơng việc, khám phá…Kết quả này cho thấy từ những áp lực cuộc sống, học tập cũng phần nào ảnh hƣởng đến nhu cầu đƣợc giải trí lấy lại tinh thần, cân bằng trong sinh viên. Hoặc có thể thấy trong khoảng thời gian gần đây, có một nghề khá thu hút giới trẻ đó là đi du lịch, viết bài và review về những chuyến đi rồi đăng lên mạng xã hội, website, xuất bản thành sách. Đó là nghề travel blogger. Những travel blogger này cũng thƣờng khá trẻ, có những ngƣời là sinh viên. Điều này cũng minh chứng rõ nét cho động cơ đi du lịch ngày nay rất đa dạng và phong phú. Du lịch không chỉ đơn thuần là du lịch hƣởng thụ, là mất đi một khoản chi phí về tiền bạc mà du lịch cịn mang lại những giá trị tinh thần cũng nhƣ giá trị về vật chất.

3.3.2. Động cơ kéo

Động cơ kéo là động cơ xuất phát từ lực kéo bên ngồi, do đó tác giả xây dựng các tiêu chí để sinh viên lựa chọn cho điểm đến du lịch đó là: Nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử; món ăn ngon, giá cả hợp lý; nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí; cơ sở lƣu trú tốt; đƣờng đi thuận lợi; chi phí đến đó rẻ; con ngƣời tại điểm đến thân thiện mến khách; đƣợc truyền cảm hứng từ những bài viết, review trên mạng; đƣợc ngƣời quen giới thiệu...

Biểu đồ 3.6. Động cơ kéo sinh viên đi du lịch

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Theo kết quả điều tra thu đƣợc cho thấy, có nhiều lý do khiến sinh viên thực hiện chuyến du lịch của bản thân, trong đó những động cơ nhƣ: món ăn ngon, giá cả hợp lý; có nhiều cảnh đẹp; chi phí đến rẻ; đƣợc truyền cảm hứng từ những bài viết trên mạng…là những động cơ đƣợc sinh viên lựa chọn nhiều nhất.

Bên cạnh những lý do mang tính truyền thống nhƣ về cảnh đẹp, món ăn thì những lý do rất đáng nhắc đến và đặc biệt là phù hợp vơi những ngƣời trẻ đó là việc đi du lịch do đƣợc truyền cảm hứng từ những bài viết trên mạng. Đây là những thơng tin cực hữu ích cho mỗi sinh viên trƣớc mỗi chuyến đi để họ xác định đƣợc cần chuẩn bị những gì hoặc chính những bài viết đó là động lực kéo họ thực hiện chuyến đi của mình vì bài viết giới thiệu về cảnh đẹp quá, giá cả tại điểm du lịch đó hợp lý, phƣơng tiện đi lại thuận lợi.

Tại đề tài nghiên cứu, để phục vụ cho việc giải đáp những câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu, tác giả cũng tiến hành đặt ra một số câu hỏi liên quan đến tour du lịch của các công ty. Theo quan điểm của tác giả đây cũng sẽ là một trong những động cơ kéo sinh viên thực hiện những chuyến đi du lịch. Cụ thể nhƣ: Hầu hết các

đối tƣợng nghiên cứu đều thích việc lựa chọn giảm giá tour cho chuyến du lịch của họ, tiếp đó là các gói giá đặc biệt dành cho sinh viên hoặc thêm những gói sản phẩm, dịch vụ tặng kèm chuyến đi nhƣ voucher karaoke, spa, gói chơi teambuilding…việc tặng nón, móc khóa đƣợc ít ngƣời lựa chọn hơn vì các đối tƣợng đó cho rằng khơng thiết thực, khơng phù hợp với họ về mẫu mã, kiểu dáng…

Theo nhƣ sinh viên Diễm cho biết: “Nếu có những cơng ty có những chương

trình du lịch phù hợp với sinh viên chúng em về giá cả, lịch trình, điểm đến…chắc chắn em sẽ rủ các bạn lựa chọn, như vậy sẽ rất thuận lợi cho chúng em không phải chuẩn bị nhiều về phương tiện, đặt phịng, mua đồ…chúng em sẽ có nhiều thời gian để làm những việc khác hơn, chỉ cần sẵn sảng cho chuyến đi thôi”

3. 4. Nhận xét

Qua những phân tích trên có thể thấy, động cơ đi du lịch của sinh viên tại các trƣờng trên địa bàn thành phố Hà Nội là khá cao. Đối tƣợng nghiên cứu có nhu cầu về du lịch ở nhiều địa điểm, nhiều loại hình du lịch khác nhau. Động cơ du lịch của sinh viên cũng đa dạng, phong phú, mỗi sinh viên đi du lịch đều đặt ra cho mình những mục đích khác nhau của chuyến đi, tuy nhiên đa phần các bạn sinh viên đi du lịch với mục đích để giải trí, thích khám phá những vùng đất mới lạ Theo kết quả tác giả điều tra, trong năm 2017, tỷ lệ sinh viên có dự định đi du lịch chiếm 89,5% trong tổng số đối tƣợng nghiên cứu. Sinh viên Hà Nội chịu tác động của bởi cả động cơ kéo và động cơ đẩy để thực hiện chuyến đi du lịch của bản thân. Động cơ kéo và động cơ đẩy sẽ ảnh hƣởng đến những hoạt động du lịch mà sinh viên sẽ thực hiện tại điểm đến, cũng nhƣ trong chuyến đi nhƣ:

Thời điểm các bạn sinh viên đi du lịch nhiều nhất thƣờng rơi vào nghỉ hè, cũng có số đơng các bạn cho rằng mình thích thì mình đi đu lịch vào bất cứ thời gian nào rảnh rỗi. Nguồn thông tin trên mạng xã hội và từ bạn bè ngƣời thân là những thông tin đƣợc đối tƣợng nghiên cứu quan tâm khi tìm hiểu thơng tin về các chuyến đi du lịch.

Sinh viên đi du lịch với nhiều hình thức khác nhau, nhƣng chủ yếu phần lớn là du lịch do các bạn tự chủ động tổ chức, việc thông qua các cơng ty du lịch cũng có các bạn sinh viên lựa chọn nhƣng không đƣợc nhiều. Nếu đi theo cơng ty du lịch thì hầu hết các bạn sinh viên thích tự tìm hiểu trên mạng những review về các tour mà những công ty du lịch tổ chức và tự tìm đến các cơng ty để trực tiếp liên hệ đặt tour. Cũng qua kết quả phân tích, điều tra cho thấy, những nhân

tố tác động đến việc lựa chọn công ty du lịch của sinh viên trên địa bàn Hà Nội đó là: giá cả, năng lực phục vụ của nhân viên và sự an toàn trong chuyến đi. Với các chƣơng trình khuyến mãi của cơng ty du lịch thì hình thức giảm giá ln hấp dẫn đối với khách du lịch. Khả năng chi tiêu cho du lịch của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hay mức độ sẵn lòng chi trả cho một hoạt động du lịch bình thƣờng cho một đối tƣợng là dƣới 5 triệu đồng, mức chi tiêu này bị ảnh hƣớng bởi các yếu tố nhƣ: giới tính, hoạt động tại điểm du lịch, thu nhập hàng tháng.

Nhìn chung từ những kết quả phân tích trên đã phần nào tìm ra những động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội (Thí điểm) (Trang 53)