Khả năng tiếp cận điểm đến

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội (Thí điểm) (Trang 31)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ DU LỊCH

1.2. Các loại động cơ du lịch

1.2.2.2. Khả năng tiếp cận điểm đến

Một điểm đến du lịch có thể có sức hấp dẫn đối với khách du lịch nhƣng vẫn khơng thể khai thác đƣợc vì việc tiếp cận điểm đến đó hết sức khó khăn. Vấn đề tiếp cận điểm đến du lịch thuận lợi phụ thuộc vào những yếu tố sau:

-Khoảng cách giữa điểm đến du lịch và nguồn khách (hay giữa điểm đi và điểm đến) là một trong những yếu tố về khả năng tiếp cận. Điều này chỉ thuận lợi khi có mạng lƣới các phƣơng tiện giao thông vận chuyển khách đa dạng, thuận tiện, dễ dàng, an tồn và nhanh chóng.Đó là mạng lƣới của các hãng hàng khơng, mạng lƣới đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy và đƣờng biển.

- Đối với khách du lịch quốc tế, đó là việc đơn giản hóa các thủ tục từ thị thực xuất nhập cảnh đến các thủ tục hộ chiếu,hải quan tại các cửa khẩu quốc tế. Tất cả những thủ tục hành chính này sẽ tạo ra những ấn tƣợng đầu tiên đối với khách và họ sẽ có những cảm nhận về điểm đến du lịch.

1.2.2.3. Chất lượng dịch vụ điểm đến

* Dịch vụ lưu trú, cơ sở vật chất kỹ thuật và sự tiện nghi

Đó là khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản của khách du lịch, nó có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến việc khai thác các tài nguyên và phục vụ khách du lịch. Để là điểm đến du lịch hấp dẫn cần có vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch một cách đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ngồi ra cịn có các cơ sở khác nhƣ mua sắm, rạp hát, rạp xiếc, các cơ sở về thể thao (sân bóng đá, sân golfs, sân tenis, bowling…v.v), các cơ sở chăm sóc sức khỏe (massage, tắm bùn, bể bơi nƣớc khoáng..v.v). Các cơ sở phục vụ sinh hoạt nhƣ: mạng Internet, nơi đổi tiền, thanh toán bằng thẻ..v.v. Tất cả những vấn đề trên

tạo cho khách một tâm lý thoải mái, nghỉ ngơi, tĩnh dƣỡng và tham gia vào các hoạt động tại điểm đến du lịch.

* Hoạt động tại điểm đến

Một điểm đến hấp dẫn hay khơng ngồi tài nguyên du lịch phong phú, hấp dẫn thì cịn phải phụ thuộc nhiều vào việc điểm đến đó ngồi đi tham quan các điểm du lịch đơn thuần thì cịn có những hoạt động gì để khiến du khách có thể lƣu trú ở lại lâu ngày và sử dụng dịch vụ nhiều hơn.

* Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại điểm đến du lịch đóng một vai trò quyết định cho sự phát triển cũng nhƣ thu hút lôi kéo du khách đến tham quan du lịch. Hoạt động du lịch chủ yếu là dịch vụ, dịch vụ phụ thuộc vào yếu tố con ngƣời không những trực tiếp phục vụ khách mà cả những ngƣời gián tiếp phục vụ cũng nhƣ cộng đồng dân cƣ tại điểm đến.

-Những ngƣời trực tiếp phục vụ khách, đó là nhân viên trong các doanh nghiệp du lịch (doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng, hƣớng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên tại các điểm tham quan, lái xe các phƣơng tiện phục vụ khách..v.v). Họ là những ngƣời trực tiếp chịu trách nhiệm phục vụ khách từ lúc họ đến cho đến khi họ đi. Ấn tƣợng của họ về sự phục vụ của các nhân viên là rất lớn, họ địi hỏi một sự nhiệt tình với cơng việc và trách nhiệm của nhân viên đối với khách từ những công việc và hành động nhỏ nhất. Nếu nhƣ nhân viên làm tốt sẽ tạo ra một ấn tƣợng sâu sắc cho khách và đây sẽ là một hình thức tuyên truyền và quảng cáo hiệu quả nhất.

- Những nhân viên trong các cơ sở nhƣ: bán hàng lƣu niệm, các cơ sở dịch vụ vừa phục vụ cộng đồng dân cƣ vừa phục vụ khách du lịch..v.v. Họ là những ngƣời gián tiếp phục vụ khách du lịch, những hành động khơng tốt của họ nhƣ nói thách, bán hàng giả, lấy giá cao…v.v sẽ đem lại một ấn tƣợng, cảm xúc không tốt không chỉ với họ mà cả điểm đến du lịch và địa phƣơng, đất nƣớc.

- Khách du lịch đến điểm đến du lịch sẽ tìm hiểu về phong tục tập quán, nếp sinh hoạt của cộng đồng dân cƣ. Thái độ ứng xử của cộng đồng dân cƣ đối với khách du lịch là một trong những vấn đề tác động mạnh đến ấn tƣợng và cảm xúc của khách. Một cộng đồng dân cƣ hiếu khách, tơn trọng khách, nhiệt tình với khách sẽ đem lại danh tiếng không chỉ cho địa phƣơng mà cho cả điểm đến du lịch.

* Giá cả

Giá cả là một vấn đề quan trọng trong cạnh tranh của điểm đến với các điểm đến khác. Giá cả bao gồm các yếu tố liên quan đến chi phí vận chuyển đến và đi từ các điểm đến và các chi phí khác nhƣ: khách sạn, ăn, uống, vé các điểm tham quan, giá của du lịch dịch vụ khác. Điều này quyết định đến sự thu hút khách và khách sẽ có sự so sánh về giá cả giữa các điểm đến du lịch trƣớc khi họ quyết định đi du lịch.

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến động cơ du lịch

Các nghiên cứu hàn lâm trên thế giới chia các nhân tố ảnh hƣởng động cơ du lịch thành hai nhóm: nhân tố tâm lý và nhân khẩu học

1.3.1. Nhân tố tâm lý

Nhân tố tâm lý sẽ tác động, thơi thúc con ngƣời tìm cái mới, cảm giác mới lạ, thay đổi môi trƣờng sống, và lối sống quen thuộc hàng ngày, tìm kiếm niềm vui đa dạng, kiến thức, cánh thể hiện chính mình.

1.3.2. Nhân tố nhân khẩu học

Những nhân tố thuộc về nhân khẩu học gồm:

* Tuổi: Đối với ngƣời trẻ, họ thƣờng ham thích cái mới, ham muốn tìm tịi

cái mới, tìm tịi tri thức. Họ có điều kiện sức khỏe, thích du lịch, nhƣng thu nhập thấp. Do vậy, chỉ có thể thực hiện các chuyến du lịch chi phí thấp. Đối với những ngƣời ở độ tuổi trung niên, những ngƣời này có thu nhập ổn định, thu nhập cao, có địa vị trong xã hội, có sức khỏe do đó họ thƣờng chọn các chƣơng trình du lịch tƣơng đối cao, giao thơng thuận lợi. Đối với ngƣời già, thƣờng có nhiều tình cảm hồi cổ, dễ sinh ra động cơ du lịch thăm ngƣời bạn cũ, những nơi có nhiều kỷ niệm

* Giới tính: Sự chênh lệch địa vị của các giới trong xã hội và gia đình sẽ

dẫn tới sự khác nhau về tâm lý hành vi của khách du lịch. Ví dụ: nam giới thƣờng đi du lịch kết hợp công việc, phụ nữ đi du lịch kết hợp với mua sắm...

* Trình độ học vấn: Những ngƣời trình độ học vấn cao, sẽ dễ khắc phục trở

ngại tâm lý nhƣ cảm giác xa lạ về môi trƣờng sống, phong tục tập quán, ngôn ngữ tại nơi đến du lịch,họ dễ tìm hiểu, tiếp thu cái mới, thích tìm tịi, thƣởng thức cái đẹp. Ngƣợc lại, ngƣời có trình độ học vấn thấp hơn sẽ thiếu sự hiểu biết với bên ngoài, khả năng thích ứng với mơi trƣờng lạ tƣơng đối kém, dễ sinh cảm giác sợ sệt, ngại đi du lịch. Theo thực tế, những ngƣời có trình độ học vấn cao

thì nghề nghiệp càng ổn định, thu nhập càng tốt, từ đó họ có nhiều nhu cầu, động cơ đi du lịch hơn so với những ngƣời có trình độ học vấn thấp.

* Thu nhập: Đây là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để con

ngƣời có thể đi du lịch. Đi du lịch khơng chỉ cần có thời gian, sức khỏe mà cịn phải có đủ chi phí để chi trả cho phƣơng tiện đi lại, lƣu trú, các dịch vụ khác...Ngƣời có thu nhập trung bình chỉ thực hiện những nhu cầu thiết yếu, nhƣng khi có mức thu nhập cao hơn họ sẽ muốn thƣởng thức, hƣởng thụ thêm các dịch vụ khác.

* Tình trạng hôn nhân: Những ngƣời độc thân có xu hƣớng đi du lịch

nhiều hơn những ngƣời đã lập gia đình vì đa phần họ có ít vƣớng bận, những ngƣời lập gia đình cịn phải chăm lo con cái, bố mẹ. Khi đi du lịch, những ngƣời độc thân hƣớng đến việc tìm hiểu, khám phá, thích trải nghiệm, cịn những ngƣời lập gia đình chủ yếu sẽ nghỉ ngơi, tham quan, du lịch mua sắm...

1.4. Đặc điểm tâm lý, nhu cầu và xu hƣớng đi du lịch của sinh viên

Sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt, đang tiếp thu những kiến thức, kỹ năng chuyên môn ở các trƣờng cao đẳng, đại học để chuẩn bị cho hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trƣờng.

Thuật ngữ sinh viên có gốc từ tiếng La tinh “Student”, nghĩa là ngƣời làm việc, ngƣời tìm kiếm, khai thác tri thức. Sinh viên là những ngƣời đang chuẩn bị cho một hoạt động mang lại lợi ích vật chất hay tinh thần của xã hội. Các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, sản xuất hay hoạt động xã hội của họ đều phục vụ cho việc chuẩn bị tốt nhất cho hoạt động mang tính nghề nghiệp của mình sau khi kết thúc quá trình học trong các trƣờng nghề. Sinh viên là con ngƣời thuộc một lứa tuổi nhất định và là một nhân cách nên có thể đƣợc xác định về ba phƣơng diện: sinh lí, tâm lí và xã hội.

* Phương diện sinh lí: Tuổi sinh viên đƣợc xem xét từ 19 đến 25 tuổi, sự

phân chia này chỉ mang tính chất tƣơng đối. Lứa tuổi đƣợc bắt đầu sau khi kết thúc phổ thông trung học chấm dứt ở tuổi 24 – 25, vì ở tuổi 24 - 25 con ngƣời đã hoàn tất sự phát triển về thể chất (thƣờng nữ sớm hơn nam từ 1 đến 2 năm), đây là tuổi mà con ngƣời đã đạt đến mức hoàn thiện tất cả các hệ thống thần kinh, cơ xƣơng… Các tố chất thể lực đều phát triển mạnh nhƣ sức nhanh, sức bền bỉ, dẻo dai, linh hoạt nhờ sự phát triển ổn định của các tuyến nội tiết cũng nhƣ sự tăng trƣởng của các hoocmon. Trọng lƣợng não ở tuổi này đạt ở trọng lƣợng tối đa

(khoảng 1.400g) và chứa khoảng 100 tỉ nơron. Nơron của tuổi sinh viên hoàn hảo hơn, cách li tốt, đốt nhánh nhiều so với lứa tuổi trƣớc. Slâyben đã tính đƣợc nhiều tế bào thần kinh não đến tuổi sinh viên có thể nhận tin từ 1.200 nơron sau và ƣớc tính có tới 2/3 số kiến thức học đƣợc trong một đời ngƣời do đƣợc tích lũy trong thời gian này. Ở lứa tuổi sinh viên cịn có nhiều yếu tố bẩm sinh di truyền đã đƣợc biến đổi dƣới ảnh hƣởng của điều kiện sống và giáo dục. [27, tr.58-59]

* Phương diện tâm lý: Bƣớc sang tuổi sinh viên, các chức năng tâm lý cũng

có nhiều thay đổi, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển trí tuệ, khả năng tƣ duy. Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng ở tuổi này, các hoạt động tƣ duy của sinh viên rất tích cực và có tính độc lập, tƣ duy lý luận phát triển mạnh, có khả năng khái quát các vấn đề, nhờ đó mà tự mình phát hiện ra cái mới. Sự phát triển mạnh của tƣ duy lý luận liên quan chặt chẽ với khả năng sáng tạo.

* Về phương diện xã hội, là đặc trƣng quan trọng nhất của tuổi sinh viên

thể hiện ở mức độ xã hội, ở kế hoạch chuẩn bị tham gia vào một phạm vi cơ bản của đời sống, tham gia vào một cộng đồng xã hội nào đó nhƣ cộng đồng của những ngƣời làm thầy thuốc, thầy giáo, những kĩ sƣ của các ngành công nghiệp, những tập thể làm công tác nghiên cứu khoa học... Xem xét sinh viên ở bình diện nhân cách thì đó là giai đoạn q độ của việc hình thành nhân cách mà cận dƣới của nó là sự chín muồi về sinh lí và cận trên là có nghề nghiệp ổn định và bắt đầu bƣớc vào một phạm vi hoạt động lao động. Nghiên cứu sinh viên ở góc độ ý thức thì đó là q trình hình thành thế giới quan nắm vững các giá trị và các tiêu chuẩn về ý thức nghề nghiệp. Vai trò của sinh viên: Sinh viên là một tầng lớp xã hội, một tổ chức xã hội quan trọng đối với mọi thể chế chính trị. Sinh viên là nhóm ngƣời có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị cho một đội ngũ tri thức có trình độ và nghề nghiệp tƣơng đối cao trong xã hội. Chính sinh viên là nguồn dự trữ chủ yếu cho đội ngũ những chuyên gia theo các nghề nghiệp khác nhau có cấu trúc của tầng lớp tri thức xã hội. Các tổ chức chính trị, xã hội, dịng tộc gia đình có nhiều kỳ vọng đối với sinh viên.

Mỗi một lứa tuổi khác nhau đều có những đặc điểm tâm lý nổi bật, chịu sự chi phối của hoạt động chủ đạo. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả tập trung, quan tâm đến sinh viên, những ngƣời có hoạt động chủ đạo là học tập để tiếp thu kiến thức, kỹ năng, nghề nghiệp ở các trƣờng cao đẳng, đại học, học viện.

Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi thanh niên - sinh viên là sự phát triển tự ý thức. Nhờ có tự ý thức phát triển, sinh viên có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hƣớng phù hợp với xu thế xã hội. Chẳng hạn sinh viên đang học ở các trƣờng cao đẳng, đại học sƣ phạm, họ nhận thức rõ ràng về những năng lực, phẩm chất của mình, mức độ phù hợp của những đặc điểm đó với yêu cầu của nghề nghiệp, qua đó họ sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn luyện và thể hiện bằng hành động học tập hàng ngày trong giờ lên lớp, thực tập nghề hay nghiên cứu khoa học. Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển mà sinh viên có thể nhìn nhận, xem xét năng lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái độ, vào phƣơng pháp học tập của họ.

Ở sinh viên đã bƣớc đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánh giá vấn đề cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày. Sinh viên là những trí thức tƣơng lai, ở các em sớm nảy sinh nhu cầu, khát vọng thành đạt. Học tập ở đại học là cơ hội tốt để sinh viên đƣợc trải nghiệm bản thân, vì thế, sinh viên rất thích khám phá, tìm tịi cái mới, đồng thời, họ thích bộc lộ những thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn sống, hiểu biết cho mình, dám đối mặt với thử thách để khẳng định mình.

Một đặc điểm tâm lý nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của sinh viên, trong đó phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp - một động lực giúp họ học tập một cách chăm chỉ, sáng tạo, khi họ thực sự yêu thích và đam mê với nghề lựa chọn.

Sinh viên là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời ngƣời. Họ là lớp ngƣời giàu nghị lực, giàu ƣớc mơ và hoài bão. Tuy nhiên, do quy luật phát triển không đồng đều về mặt tâm lý, do những điều kiện, hoàn cảnh sống và cách thức giáo dục khác nhau, không phải bất cứ sinh viên nào cũng đƣợc phát triển tối ƣu, độ chín chắn trong suy nghĩ và hành động cịn hạn chế. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực hoạt động của bản thân mỗi sinh viên. Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mực của gia đình, phƣơng pháp giáo dục phù hợp từ nhà trƣờng sẽ góp phần phát huy ƣu điểm và khắc phục những hạn chế về mặt tâm lý của sinh viên.

Bên cạnh những mặt tích cực trên đây, mặc dù là những ngƣời có trình độ nhất định, sinh viên khơng tránh khỏi những hạn chế chung của lứa tuổi thanh

niên. Đó là sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ, hành động, đặc biệt, trong việc tiếp thu, học hỏi những cái mới. Ngày nay, trong xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế, trong điều kiện phát triển cơng nghệ thơng tin, nền văn hố của chúng ta có nhiều điều kiện giao lƣu, tiếp xúc với các nền văn hoá trên thế giới, kể cả văn hố phƣơng Đơng và phƣơng Tây. Việc học tập, tiếp thu những tinh hoa, văn hoá của các nền văn hoá khác là cần thiết. Tuy nhiên, do đặc điểm nhạy cảm,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội (Thí điểm) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)