Kinh phí với vấn đề du lịch của sinh viên Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội (Thí điểm) (Trang 50)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ DU LỊCH

3.2. Đặc điểm tiêu dùng của sinh viên Hà Nội khi đi du lịch

3.2.1. Kinh phí với vấn đề du lịch của sinh viên Hà Nội

Nhƣ đã phân tích trong đề tài, bên cạnh vấn đề về sức khỏe, thời gian thì kinh phí cho chuyến đi là quan trọng nhất để có thể chi trả cho các nhu cầu, dịch vụ trong suốt chuyến đi.

Kết quả thu đƣợc từ phiếu điều tra cho thấy để phục vụ cho chuyến đi du lịch của mình thì có đến 48,6% các bạn sinh viên cho biết nguồn kinh phí các bạn đƣợc bố mẹ, ngƣời thân hỗ trợ, ngồi ra có những bạn sinh viên đi làm thêm nên có sẵn thu nhập, hoặc tiết kiệm từ các chi tiêu hàng ngày để có chi phí đi du lịch.

Kết quả phiếu khảo sát cũng cho biết, với câu hỏi thƣờng chi bao nhiêu cho chuyến du lịch. Có 75,1% sinh viên cho biết mức chi tiêu của các bạn là dƣới 5 triệu; từ 5 đến 10 triệu chiếm 17,1. Có những sinh viên cũng cho biết mức chi tiêu của các bạn chỉ dừng lại ở 2 - 3 triệu nhƣ sinh viên Đức Anh đã chia sẻ ở trên. Có bạn cũng chia sẻ các bạn tiêu khoảng 1,5 - 2 triệu đồng.

Biểu đồ 3.1. Mức chi tiêu của sinh viên khi đi du lịch

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Theo nhƣ sinh viên Hùng Anh có chia sẻ “Em bắt đầu đi làm thêm từ khi là

sinh viên năm thứ 2 Đại học. Hiện tại ngồi thời gian đi học, em cịn làm Huấn luyện viên cho Trung tâm thể dục thẩm mỹ Califonia và làm freelancer chuyên về lĩnh vực quảng cáo, marketing nên học phí khơng phải xin bố mẹ từ năm thứ 3. Ngoài việc chi trả cho việc học, các nhu cầu thiết yếu thì em cịn để dành được một khoản để phục vụ cho sở thích đi du lịch của mình”

Hay nhƣ sinh viên Hiền có nói “Ngay từ năm lớp 10, em đã tập buôn bán

quần áo qua mạng. Thấy ngày càng bán được, nên em duy trì đến khi học Đại học. Học phí và tiền tiêu vặt em vẫn nhận trợ cấp từ bố mẹ, những khoản tiền dành dụm được sau khi bán hành em gửi vào tài khoản tiết kiệm cho những việc cần sau này, và trích ra một khoản để đi du lịch với bạn bè vào dịp nghỉ hè hoặc Lễ tết”.

Khác với sinh viên Hùng Anh, Hiền đã có thu nhập từ cơng việc làm thêm, thì sinh viên Đức Anh cho biết “Em thích đi du lịch, khám phá mọi thứ, những

vì lịch học kín, khơng sắp xếp được để đi làm thêm nên mỗi lần đi du lịch em thường xin hỗ trợ từ bố mẹ cùng với những khoản tiền em tiết kiệm được, đặc biệt kỳ nào em cũng dành được học bổng nên cũng có thêm kinh phí cho mỗi

chuyến đi xa. Mỗi lần đi du lịch, em cũng chi tiêu tiết kiệm chỉ khoảng 2 đến 3 triệu”

Những kết quả trên cho thấy, với một lƣợng khá nhiều sinh viên hiện nay ngoài việc trang bị kiến thức trên giảng đƣờng đại học, rèn luyện các kỹ năng cứng trau dồi bản thân thì sinh viên cịn có nhu cầu đƣợc trải nghiệm thực tiễn

để học hỏi và tích lũy dần cho bản thân những kinh nghiệm, những kỹ năng cần thiết trong cơng việc, do đó đi du lịch để hồn thiện bản thân là một trong những lý do đƣợc nhiều bạn trẻ đƣa ra khi nói về việc đi du lịch cùng với mức chi tiêu cho chuyến du lịch đó. Bên cạnh đó cũng có thể thấy sinh viên có ngân sách chi tiêu khác nhau thì sẽ có động cơ đi du lịch khác nhau, dù thu nhập thấp hay cao đều có nhu cầu đi du lịch, tuy nhiên với những sinh viên ngoài ngân sách chi tiêu từ việc xin hỗ trợ từ ngƣời thân, tiết kiệm họ có thêm khoản kinh phí từ làm thêm thì chắc chắn sẽ có nhu cầu đi du lịch nhiều hơn và mức chi tiêu của họ cho chuyến đi đa phần cũng sẽ thoải mái hơn so với những sinh viên có ngân sách chi tiêu thấp hơn.

3.2.2. Số ngày lưu trú của sinh viên Hà Nội tại điểm du lịch

Qua cuộc khảo sát 181 phiếu đối với sinh viên Hà Nội, có 145 sinh viên lƣu trú tại các điểm du lịch mà họ đi từ 2 - 3 ngày (chiếm 80,1%); từ 3 - 7 ngày có 32 bạn sinh viên lƣu lại (chiếm 17,6,%), 3 sinh viên sử dụng 2 tuần cho chuyến du lịch (1,7%) và số khác chiếm 1 sinh viên (0,6%). Nhƣ vậy, số sinh viên dành thời gian đi du lịch của họ tƣơng đối ngắn khoảng từ 2- 3 ngày.

Bảng 3.1. Số ngày lƣu trú của sinh viên Hà Nội

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Số ngày lƣu trú Số Sinh viên Tỷ lệ (%)

2- 3 ngày 145 80,1

3 - 7 ngày 32 17,6

2 tuần 3 1,7

Khác 1 0,6

Tổng cộng 181 100

* Đánh giá chung: Điều kiện học tập, mức thu nhập với số lƣợng thời gian ngày nghỉ, thời gian rảnh trong một năm sẽ là điều kiện để sinh viên có thời gian đi du lịch dài ngày hay ngắn ngày, thời gian lƣu trú lại điểm du lịch sẽ là nhiều hay ít. Khi số ngày lƣu trú của sinh viên tƣơng đối thấp, và họ thƣờng đi với gia đình, bạn bè thì chi phí cho một chuyến đi của họ cũng sẽ gần nhƣ là thấp so với số thời gian lƣu trú.

Cùng liên quan đến việc lƣu trú, trong đề tài nghiên cứu, tác giả cũng tiến hành khảo sát về loại hình lƣu trú của đối tƣợng nghiên cứu. Kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.2. Loại hình lƣu trú

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Số ngày lƣu trú Tần số Tỷ lệ (%) Khách sạn/Rerost 38 21 Nhà nghỉ 89 49,1 Homestay 36 19,9 Nhà ngƣời quen 18 10 Tổng cộng 181 100

Tùy thuộc vào khả năng thanh tốn, hình thức đi du lịch, các đặc điểm của mỗi cá nhân và mục đích, nhu cầu, động cơ du lịch thì loại hình lƣu trú của mỗi đối tƣợng sẽ khác nhau. Theo kết quả điều tra của tác giả thì loại hình lƣu trú là nhà nghỉ đƣợc đơng đối tƣợng nghiên cứu lựa chọn nhất với 49,1%, tiếp đó là khách sạn/resort với 21% và sau đó là homestay với 19,9%. Kết quả này cũng phần nào phản ánh động cơ du lịch của đối tƣợng nghiên cứu và việc loại hình lƣu trú nhƣ nào đối với đối tƣợng nghiên cứu chỉ là phụ, họ chỉ cần một nơi nghỉ chân, qua đêm an toàn, với các tiện nghi cơ bản và thoải mái là đƣợc chứ khơng địi hỏi cao. Việc này cũng sẽ góp phần vào giảm chi phí cho chuyến đi. Tuy nhiên cũng khơng nên bỏ qua loại hình homestay – một loại hình lƣu trú khá thú vị và hấp dẫn những ngƣời khách du lịch, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Dạo qua một vịng các điểm du lịch nổi tiếng, có thể thấy có rất nhiều homestay đƣợc xây dựng với những phong cách mới lạ, giá cả phải chăng, cảnh đẹp, tiện nghi đầy đủ, chất lƣợng tốt nên hình thức lƣu trú này đang ngày càng thu hút giới trẻ.

3.2.3. Tần suất đi du lịch của sinh viên Hà Nội

Trong những năm gần đây, khi cuộc sống ngày càng phát triển, đặc biệt với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - cơng nghệ 4.0 thì khoảng cách giữa việc tiếp cận thông tin, việc đi lại cũng dễ dàng hơn, thuận tiện hơn. Đời sống, mức thu nhập cũng cao hơn. Những sinh viên ở khu vực thành phố đƣợc đầu tƣ hơn, gia đình ở nơng thơn cũng sẽ cố gắng để con em học trên Hà Nội đƣợc bằng với bạn bè trang lứa. Con số phản ảnh tần suất đi du lịch

của sinh viên Hà Nội là một trong những minh chứng phản ảnh điều này khi tần suất đi du lịch của sinh viên là 2- 3 lần/năm chiếm tỷ lệ cao nhất (65,7%)

Biểu đồ 3.2. Tần suất đi du lịch của sinh viên Hà Nội

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Kết quả phân tích cho thấy, mức độ đi du lịch của đối tƣợng nghiên cứu trung bình mỗi năm là khá cao. Từ kết quả này cho thấy, với đối tƣợng nghiên cứu là sinh viên, thuộc nhóm đối tƣợng cịn lệ thuộc vào thu nhập, và phần lớn là từ trợ cấp của gia đình cho hoạt động sinh hoạt hàng ngày, chi phí cho q trình học tập nhƣng sinh viên vẫn nhu cầu đi du lịch khá cao, điều này chịu tác động bởi một phần từ việc học tập, nghiên cứu, tâm lý khám phá, tìm hiểu những điều mới lạ nên họ sẵn sàng hy sinh, tiết kiệm chi phí để thỏa mãn động cơ đi du lịch của bản thân.

3.2.3. Xu hướng du lịch của sinh viên Hà Nội

Hiện nay hình thức đào tạo tại các trƣờng theo học chế tín chỉ, tăng tính chủ động cho sinh viên trong việc sắp xếp lịch học, sẽ có những ngày sinh viên khơng cần đến lớp, do đó sinh viên sẽ có thời gian rảnh để làm những việc cá nhân khác, trong đó có thể là việc đi du lịch.

Kết quả từ phiếu khảo sát cho thấy, với những dịp nhƣ nghỉ hè (42%), và thích thì đi (34,2%) là khoảng thời gian sinh viên lựa chọn để đi du lịch nhiều nhất:

Biểu đồ 3.3. Khoảng thời gian sinh viên đi du lịch

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Bên cạnh đó, khi khảo sát đối tƣợng nghiên cứu về ảnh hƣởng của khoảng thời gian nhàn rỗi để đi du lịch, có một số đối tƣợng khi có thời gian rảnh khoảng 3 – 5 ngày là đã thực hiên chuyến đi du lịch của mình nhƣng có những đối tƣợng đƣợc hỏi cho biết họ phải rảnh ít nhất là 01 tháng mới có thể đi du lịch. Điều này có thể do đặc điểm, nhu cầu đòi hỏi từ việc học tập, sự sắp xếp thời gian đối với những công việc, mối quan hệ xã hội của đối tƣợng đó.

Với những mức chi tiêu theo kết quả thu đƣợc từ số liệu điều tra thì có thể thấy sinh viên Hà Nội thƣờng đi du lịch tại các điểm trong nƣớc, cụ thể: 142 sinh viên chọn điểm du lịch trong nƣớc (chiếm 78,4%), 18 sinh viên chọn điểm du lịch nƣớc ngoài (chiếm 10%).

Theo sinh viên Xuân Nam cho biết “Việc học theo tín chỉ khiến em khá

thuận lợi cho việc sắp xếp công việc làm thêm, học tập nên em thường rảnh cuối tuần. Mỗi lần có bài viết giới thiệu về các điểm du lịch quanh và gần Hà Nội em thường rủ các bạn đi cùng”.

Còn sinh viên Diễm lại chia sẻ về những dịp đi du lịch nhƣ sau: “Hiện tại

bố mẹ em đang cơng tác và định cư tại nước ngồi, em đang chờ apply học bổng để qua đó sinh sống cùng bố mẹ. Nhưng hàng năm, dịp ngày lễ tết, em thường tranh thủ thời gian sang thăm bố mẹ và kết hợp với đi du lịch các điểm gần đó.

Việc này giúp em không những thư giãn, thoải mái mà cịn trau dồi được khả năng ngơn ngữ của mình cũng như làm quen được với các bạn mới, có những mối quan hệ mới”

Theo kết quả khảo sát thực tế về nhu cầu đi du lịch của sinh viên Hà Nội trong năm 2017, cụ thể là khoảng thời gian 6 tháng cuối năm có 89,5% trong tổng số đối tƣợng nghiên cứu có nhu cầu đi du lịch. Trong khoảng thời gian này, có nhiều địa điểm du lịch đƣợc đối tƣợng nghiên cứu lựu chọn đi du lịch khi đƣợc hỏi nếu đi sẽ đi điểm nào. Tùy theo điều kiện của đối tƣợng đƣợc hỏi mà địa điểm du lịch sẽ khác nhau. Khảo sát về địa điểm du lịch mà 89,5 % sinh viên Hà Nội dự định đi trong 6 tháng cuối năm 2017 đƣợc tổng hợp nhƣ sau:

Biểu đồ 3.4. Địa điểm dự định đi du lịch của sinh viên Hà Nội 6 tháng cuối 2017

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Đối với địa điểm trong nƣớc những địa danh tại Nha Trang, Đà Nẵng, Đà Lạt hay Sa Pa đều hấp dẫn du khách, đặc biệt trong thời gian gần đây có thể thấy giới trẻ có xu hƣớng đi du lịch và check in tại những điểm du lịch thuộc các địa danh này rất nhiều nhƣ: đảo Bình Ba, Phan – xi- păng, Bà Nà hill hay ở nƣớc ngồi thì có các điểm du lịch tại Phu Kẹt, Chiềng Mai (Thái Lan), Trƣơng Gia Giới, Viên Gia Giới, Phƣợng Hoàng cổ trấn, Lệ Giang (Trung Quốc)…

Đối với hình thức đi du lịch của sinh viên có thể chia làm 2 hình thức: tự tổ chức và thơng qua các cơng ty du lịch. Có 73,4% trong tổng số đối tƣợng điều tra cho biết họ thƣờng đi du lịch theo hình thức tự tổ chức, 22,1% đối tƣợng lựa chọn công ty du lịch để thực hiện cho chuyến đi của mình, 4,5% đối tƣợng cịn lại có những ý kiến khác nhƣ: Họ chỉ lựa chọn dịch vụ vé máy bay và khách sạn của công ty du lịch thơi cịn các điểm đến tại các khu du lịch họ sẽ tự túc hoặc có những sinh viên đến các điểm du lịch mới lựa chọn các tour của các công ty. Cụ thể nhƣ:

Theo sinh viên Dƣơng Đức nói: “Em và gia đình rất thích phong cách sống ở Đà Nẵng. Ba năm gần đây gia đình em thường chọn Đà Nẵng là điểm đến đầu tiên sau đó mới đi các điểm du lịch ở tỉnh xung quanh. Khách sạn và vé máy bay gia đình em thường mua theo gói Holiday của Vietnam Airlines, cịn đến đó nếu đi Bà Nà Hill, Cù Lao Chàm thì gia đình em sẽ mua tour lẻ của các công ty du lịch trong đó, như vậy rất thuận lợi cho việc em không phải mua vé lên Bà Nà, hay mua vé đi cano ra đảo mà đã có cơng ty du lịch lo cho hết”.

Bảng 3.3. Hình thức đi du lịch của sinh viên

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

TT Hình thức Tần số Tỷ lệ (%)

1. Tự tổ chức 133 73,4

2. Công ty du lịch 40 22,1

3. Khác 08 4,5

Tổng 181 100

3.3. Động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội

3.3.1. Động cơ đẩy

Động cơ đẩy là động cơ từ nội tại cá nhân du khách và họ tham gia du lịch bởi các yếu tố nội bộ, hay có thể nói là mục đích chuyến đi, nhƣ: du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch kết hợp công việc, du lịch kết hợp chữa bệnh, du lịch tham quan, du lịch kết hợp thăm ngƣời thân, du lịch teambuilding và một vài động cơ khác.

Biểu đồ 3.5. Động cơ đẩy của sinh viên khi đi du lịch

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Kết quả điều tra từ 181 phiếu thăm dò ý kiến của sinh viên cho thấy, phần lớn sinh viên đi du lịch với mục đích tham quan khám phá, cụ thể trong 181 sinh viên thì có 131 lựa chọn động cơ (chiếm 72,3%) đi du lịch để tham quan, khám phá. Tiếp đến có 118 lựa chọn động cơ đi du lịch để nghỉ dƣỡng(chiếm 65,1%). Đi du lịch kết hợp chữa bệnh có 67 lựa chọn (chiếm 37%) và du lịch kết hợp công việc có 54 lựa chọn (chiếm 29,8%). Những hoạt động đi du lịch kết hợp với thăm thân, teambuilding không đƣợc đánh giá cao trong chuyến du lịch của các sinh viên.

Theo nhƣ sinh viên Nga - một sinh viên bán có việc làm thêm là bán hàng xách tay trên mạng xã hội cho biết “Em thường đi du lịch kết hợp với những khoảng thời

gian ở nước ngoài họ sale mạnh các mặt hàng túi xách, mỹ phẩm, quần áo, vừa đi chơi vừa mua được hàng mang về để bán với giá cả hợp lý”

Còn sinh viên Ngọc Sơn chia sẻ rằng: “ Em có một nhóm bạn thân chơi từ cấp

3, chúng em đều thích đi đến những vùng đất mới, khám phá cảnh đẹp, phong tục của những vùng đất đó, nên chúng em thường lên kế hoạch cùng nhau tổ chức đi du lịch vào những ngày cuối tuần. Những địa điểm gần chúng em tự đi xe máy, xa thì chúng em thuê xe đi, hoặc có những cơng ty du lịch giảm giá tour cho sinh viên thì chúng em lựa chọn, vì tính ra chi phí cũng khơng tốn cho lắm”

Khác với Nga và Sơn, sinh viên Minh Hằng cho biết: “Mỗi dịp nghỉ lễ, em thường chọn cho mình một điểm du lịch để tận hưởng cảm giác được thư giãn, vui chơi rồi chụp cho mình những bức ảnh đẹp để về khoe với bạn bè”.

Sinh viên Thu Hằng thì chia sẻ nhƣ sau: “Gần đây đi du lịch em thường có thói

quen viết lại nhật ký chuyến đi. Sau đó sẽ về viết lại thành một bài viết về hành trình kèm theo những hình ảnh mình chụp trong chuyến đi đó và chia sẻ trên mạng xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội (Thí điểm) (Trang 50)