Đặc điểm tâm lý, nhu cầu và xu hƣớng đi du lịch của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội (Thí điểm) (Trang 34 - 39)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ DU LỊCH

1.4. Đặc điểm tâm lý, nhu cầu và xu hƣớng đi du lịch của sinh viên

Sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt, đang tiếp thu những kiến thức, kỹ năng chuyên môn ở các trƣờng cao đẳng, đại học để chuẩn bị cho hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trƣờng.

Thuật ngữ sinh viên có gốc từ tiếng La tinh “Student”, nghĩa là ngƣời làm việc, ngƣời tìm kiếm, khai thác tri thức. Sinh viên là những ngƣời đang chuẩn bị cho một hoạt động mang lại lợi ích vật chất hay tinh thần của xã hội. Các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, sản xuất hay hoạt động xã hội của họ đều phục vụ cho việc chuẩn bị tốt nhất cho hoạt động mang tính nghề nghiệp của mình sau khi kết thúc quá trình học trong các trƣờng nghề. Sinh viên là con ngƣời thuộc một lứa tuổi nhất định và là một nhân cách nên có thể đƣợc xác định về ba phƣơng diện: sinh lí, tâm lí và xã hội.

* Phương diện sinh lí: Tuổi sinh viên đƣợc xem xét từ 19 đến 25 tuổi, sự

phân chia này chỉ mang tính chất tƣơng đối. Lứa tuổi đƣợc bắt đầu sau khi kết thúc phổ thông trung học chấm dứt ở tuổi 24 – 25, vì ở tuổi 24 - 25 con ngƣời đã hoàn tất sự phát triển về thể chất (thƣờng nữ sớm hơn nam từ 1 đến 2 năm), đây là tuổi mà con ngƣời đã đạt đến mức hoàn thiện tất cả các hệ thống thần kinh, cơ xƣơng… Các tố chất thể lực đều phát triển mạnh nhƣ sức nhanh, sức bền bỉ, dẻo dai, linh hoạt nhờ sự phát triển ổn định của các tuyến nội tiết cũng nhƣ sự tăng trƣởng của các hoocmon. Trọng lƣợng não ở tuổi này đạt ở trọng lƣợng tối đa

(khoảng 1.400g) và chứa khoảng 100 tỉ nơron. Nơron của tuổi sinh viên hoàn hảo hơn, cách li tốt, đốt nhánh nhiều so với lứa tuổi trƣớc. Slâyben đã tính đƣợc nhiều tế bào thần kinh não đến tuổi sinh viên có thể nhận tin từ 1.200 nơron sau và ƣớc tính có tới 2/3 số kiến thức học đƣợc trong một đời ngƣời do đƣợc tích lũy trong thời gian này. Ở lứa tuổi sinh viên cịn có nhiều yếu tố bẩm sinh di truyền đã đƣợc biến đổi dƣới ảnh hƣởng của điều kiện sống và giáo dục. [27, tr.58-59]

* Phương diện tâm lý: Bƣớc sang tuổi sinh viên, các chức năng tâm lý cũng

có nhiều thay đổi, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển trí tuệ, khả năng tƣ duy. Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng ở tuổi này, các hoạt động tƣ duy của sinh viên rất tích cực và có tính độc lập, tƣ duy lý luận phát triển mạnh, có khả năng khái quát các vấn đề, nhờ đó mà tự mình phát hiện ra cái mới. Sự phát triển mạnh của tƣ duy lý luận liên quan chặt chẽ với khả năng sáng tạo.

* Về phương diện xã hội, là đặc trƣng quan trọng nhất của tuổi sinh viên

thể hiện ở mức độ xã hội, ở kế hoạch chuẩn bị tham gia vào một phạm vi cơ bản của đời sống, tham gia vào một cộng đồng xã hội nào đó nhƣ cộng đồng của những ngƣời làm thầy thuốc, thầy giáo, những kĩ sƣ của các ngành công nghiệp, những tập thể làm công tác nghiên cứu khoa học... Xem xét sinh viên ở bình diện nhân cách thì đó là giai đoạn q độ của việc hình thành nhân cách mà cận dƣới của nó là sự chín muồi về sinh lí và cận trên là có nghề nghiệp ổn định và bắt đầu bƣớc vào một phạm vi hoạt động lao động. Nghiên cứu sinh viên ở góc độ ý thức thì đó là q trình hình thành thế giới quan nắm vững các giá trị và các tiêu chuẩn về ý thức nghề nghiệp. Vai trò của sinh viên: Sinh viên là một tầng lớp xã hội, một tổ chức xã hội quan trọng đối với mọi thể chế chính trị. Sinh viên là nhóm ngƣời có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị cho một đội ngũ tri thức có trình độ và nghề nghiệp tƣơng đối cao trong xã hội. Chính sinh viên là nguồn dự trữ chủ yếu cho đội ngũ những chuyên gia theo các nghề nghiệp khác nhau có cấu trúc của tầng lớp tri thức xã hội. Các tổ chức chính trị, xã hội, dịng tộc gia đình có nhiều kỳ vọng đối với sinh viên.

Mỗi một lứa tuổi khác nhau đều có những đặc điểm tâm lý nổi bật, chịu sự chi phối của hoạt động chủ đạo. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả tập trung, quan tâm đến sinh viên, những ngƣời có hoạt động chủ đạo là học tập để tiếp thu kiến thức, kỹ năng, nghề nghiệp ở các trƣờng cao đẳng, đại học, học viện.

Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi thanh niên - sinh viên là sự phát triển tự ý thức. Nhờ có tự ý thức phát triển, sinh viên có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hƣớng phù hợp với xu thế xã hội. Chẳng hạn sinh viên đang học ở các trƣờng cao đẳng, đại học sƣ phạm, họ nhận thức rõ ràng về những năng lực, phẩm chất của mình, mức độ phù hợp của những đặc điểm đó với yêu cầu của nghề nghiệp, qua đó họ sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn luyện và thể hiện bằng hành động học tập hàng ngày trong giờ lên lớp, thực tập nghề hay nghiên cứu khoa học. Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển mà sinh viên có thể nhìn nhận, xem xét năng lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái độ, vào phƣơng pháp học tập của họ.

Ở sinh viên đã bƣớc đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánh giá vấn đề cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày. Sinh viên là những trí thức tƣơng lai, ở các em sớm nảy sinh nhu cầu, khát vọng thành đạt. Học tập ở đại học là cơ hội tốt để sinh viên đƣợc trải nghiệm bản thân, vì thế, sinh viên rất thích khám phá, tìm tịi cái mới, đồng thời, họ thích bộc lộ những thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn sống, hiểu biết cho mình, dám đối mặt với thử thách để khẳng định mình.

Một đặc điểm tâm lý nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của sinh viên, trong đó phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp - một động lực giúp họ học tập một cách chăm chỉ, sáng tạo, khi họ thực sự yêu thích và đam mê với nghề lựa chọn.

Sinh viên là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời ngƣời. Họ là lớp ngƣời giàu nghị lực, giàu ƣớc mơ và hoài bão. Tuy nhiên, do quy luật phát triển không đồng đều về mặt tâm lý, do những điều kiện, hoàn cảnh sống và cách thức giáo dục khác nhau, không phải bất cứ sinh viên nào cũng đƣợc phát triển tối ƣu, độ chín chắn trong suy nghĩ và hành động còn hạn chế. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực hoạt động của bản thân mỗi sinh viên. Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mực của gia đình, phƣơng pháp giáo dục phù hợp từ nhà trƣờng sẽ góp phần phát huy ƣu điểm và khắc phục những hạn chế về mặt tâm lý của sinh viên.

Bên cạnh những mặt tích cực trên đây, mặc dù là những ngƣời có trình độ nhất định, sinh viên không tránh khỏi những hạn chế chung của lứa tuổi thanh

niên. Đó là sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ, hành động, đặc biệt, trong việc tiếp thu, học hỏi những cái mới. Ngày nay, trong xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế, trong điều kiện phát triển cơng nghệ thơng tin, nền văn hố của chúng ta có nhiều điều kiện giao lƣu, tiếp xúc với các nền văn hoá trên thế giới, kể cả văn hố phƣơng Đơng và phƣơng Tây. Việc học tập, tiếp thu những tinh hoa, văn hoá của các nền văn hoá khác là cần thiết. Tuy nhiên, do đặc điểm nhạy cảm, ham thích những điều mới lạ kết hợp với sự bồng bột, thiếu kinh nghiệm của thanh niên, do đó, sinh viên dễ dàng tiếp nhận cả những nét văn hố khơng phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và khơng có lợi cho bản thân họ.

Lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ so với các lứa tuổi khác nhƣ: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tịi, khám phá), có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơ ƣớc và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách. Song, do hạn chế của kinh nghiệm sống, sinh viên cũng có hạn chế trong việc chọn lọc, tiếp thu cái mới. Những yếu tố tâm lý này có tác động chi phối hoạt động học tập, rèn luyện và phấn đấu của sinh viên.

Tiểu kết chƣơng 1

Có rất nhiều cách hiểu về động cơ du lịch cũng nhƣ có nhiều quan điểm khác nhau về các loại động cơ du lịch. Từ những vấn đề lý luận về động cơ, động cơ du lịch và các loại hình động cơ, tác giả tập trung đi vào làm rõ những yếu tố liên quan đến động cơ kéo, động cơ đẩy của du lịch, đƣa ra những yếu tố cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

Những khái niệm, quan niệm, danh từ riêng, một số thuật ngữ đƣợc tác giả trích dẫn từ nhiều nguồn tƣ liệu khác nhau, hầu hết đều là những nguồn tƣ liệu chính thống, đáng tin cậy, qua đó tổng hợp đƣợc các vấn đề một cách thấu đáo, có sự liên kết giữa các phần của chƣơng, giúp ngƣời đọc dễ nắm bắt vấn đề tác giả mong muốn đề cập theo một logic nhất định.

Tóm lại, chƣơng 1 sẽ đóng vai trị quan trọng để làm bản lề, cơ sở lý luận cho tác giả tiến hành xác định, thiết kế các nội dung chính để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, cụ thể là việc tiến hành phƣơng pháp nghiên cứu sẽ đƣợc trình bày cụ thể tại chƣơng 02 sau đây, cũng nhƣ là tiền đề, giá trị cốt lõi để tác giả bám xuyên suốt trong quá trình thực hiện nghiên cứu và thể hiện tiếp tục các kết quả đạt đƣợc tại những chƣơng tiếp theo.

CHƢƠNG 2.

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỘNG CƠ DU LỊCH CỦA SINH VIÊN HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội (Thí điểm) (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)