Trình độ nhận thức và sự tiếp thu của các hộ nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của dự án phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 89 - 92)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.2. Trình độ nhận thức và sự tiếp thu của các hộ nông dân

* Giới tính

Trong các hộ tham gia trả lời phỏng vấn thì nam giới chiếm tỷ lệ cao vì trong gia đình nam giới là chủ hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn, họ là những người ra quyết định phương thức, cách thức sản xuất của hộ.

Thực tế cho thấy, nam giới thường mạnh dạn hơn trong đầu tư sản xuất, trong việc tiếp cận hoạt động khuyến nông, đặc biệt là đi tham quan trao đổi. Họ mong muốn cải thiện cuộc sống và làm giàu hơn nữ chủ hộ.

Bảng 4.17. Tình hình chung về các hộ được điều tra

Chỉ tiêu Tổng số Huyện Mang Yang Huyện Chư Prong SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %

Giới tính người tham gia

- Nam 83 83,0 64 83,1 19 82,6

- Nữ 17 17,0 13 16,9 4 17,4

Dân tộc

- Kinh 43 43,0 20 26,0 23 100

- Khác 57 57,0 57 74,0 0 0

Ngồi cao su cịn trồng cây nào khác

- Lúa, cà phê, ngô … 75 75,0 52 67,5 23 100

- Không 25 25,0 25 32,5 0 0

Nguồn: Điều tra nông hộ (2016) * Trình độ học vấn

Trình độ văn hóa cao thể hiện sự nhanh nhạy cũng như thích ứng với khoa học kỹ thuật cao hơn. Các hộ có trình độ văn hóa thấp hạn chế trong việc đưa ra các quyết định sản xuất, họ ít hiểu biết về khoa học kỹ thuật, hoặc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên hiệu quả sản xuất của các hộ này thường không cao. Nông dân rất sợ rủi ro cộng thêm việc trình độ văn hóa hạn chế dẫn đến việc đa phần họ chưa mạnh dạn học hỏi, không dám đầu tư nhiều vào sản xuất để cải thiện cuộc sống.

Tại Gia Lai, Thông qua Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, Ban quản lý Dự án Phát triển cao su tiểu điền sẽ nắm bắt được số lượng các hộ nông dân và nhu cần được đào tạo tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật của họ. Theo thiết kế của Dự án, mỗi

tỉnh chỉ có 01 Điều phối viên làm đầu mối, chuyên trách đảm nhận quá trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nên khối lượng công việc rất nhiều, tiến độ giải quyết cơng việc cịn rất hạn chế.

Các xã trong huyện cũng đã có cán bộ phụ trách từng khu vực riêng đó là Nơng dân chủ chốt. Họ đã được đào tạo qua lớp đào tạo tiểu giáo viên dành cho các cán bộ khuyến nông và nông dân chủ chốt, tuy nhiên theo điều tra thì đa phần cán bộ khuyến nơng có trình độ trung cấp. Hoạt động của các cán bộ khuyến nơng cịn rất hời hợt, cơng việc thường xun là thống kê, báo cáo và liên hệ địa điểm tổ chức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho các hộ nông dân hoặc các chương trình, dự án triển khai tại địa bàn. Vì vậy hệ thống khuyến gần như bị thụ động, việc tìm hiểu nhu cầu khuyến nơng của bà con cịn rất ít, việc đánh giá q trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất còn phiến diện, chủ quan.

Mạng lưới cộng tác viên cấp thôn buôn đã bắt đầu được chú ý. Thông qua việc lấy nông dân (NDCC) dạy nông dân, công tác khuyến nông thực sự đã đạt hiệu quả tốt. Một mặt, các kỹ thuật viên này là người sinh sống và sản xuất tại địa phương nên hiểu rõ điều kiện tự nhiên của vùng,vì vậy họ có điều kiện để ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật phù hợp với từng khu vực sản xuất. Bên cạnh đó, các cộng tác viên là những người có học thức hơn trong cộng đồng người trồng cao su, có uy tín với bà con nên những kiến thức họ truyền đạt tới đồng bào mình dễ dàng hơn và được nhiều nông hộ tin cậy hơn. Thêm vào đó, Gia Lai là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống theo từng khu vực nên để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tốt đòi hỏi phải biết sử dụng tiếng của người dân bản địa và am hiểu phong tục tập quán sản xuất của người dân, và các cộng tác viên thôn buôn đáp ứng các yêu cầu này tốt hơn cán bộ khuyến nông cấp huyện, xã hoặc cán bộ ĐPV của dự án.

* Nguồn lực được đào tạo tập huấn kỹ thuật

Vốn: Vốn là điều kiện tiền đề và hết sức quan trọng trong hoạt động tập huấn kỹ thuật. Tuy nhiên việc cấp vốn cho hoạt động đào tạo tập huấn kỹ thuật còn nhiều hạn chế và chưa kịp thời do nhiều nguyên nhân khác nhau cả chủ quan lẫn khách quan. Có thể thấy rằng vốn là yếu tố ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất kinh doanh của người dân ở địa bàn, nhất là các hộ nông dân cao su tiểu điền. Do nguồn vốn có hạn nên bản thân các hộ hạn hẹp trong đầu tư cho cây cao su (số vốn đầu tư hầu như tăng rất ít), bên cạnh đó việc hỗ trợ của các cấp các ngành cho tập huấn kỹ thuật cạo mủ cao su ở địa bàn còn chưa đủ, đáp ứng yêu

cầu phát triển. Do vậy, tay nghề kỹ thuật của bà con ở địa bàn còn chưa thực sự tốt, chưa khai thác hết tiềm năng.

Đối tượng được tập huấn kỹ thuật đa số là đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở các vùng sâu, vùng xa. Dựa vào đặc điểm của đối tượng này, có thể thấy công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nơng nghiệp có được những thuận lợi và hạn chế sau:

- Thuận lợi

+ Có tính cộng đồng cao, đặc biệt trong sản xuất. Vì vậy tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp một khi đã dược đưa vào ứng dụng sẽ có tính lan truyền cao.

+ Có tính tự tơn dân tộc cao, rất q trọng những người biết tiếng của họ nên nếu cán bộ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật là người cùng dân tộc hoặc biết tiếng dịa phương sẽ dạt hiệuquả cao hơn.

+ Ham thích cái mới, thích tìm tịi và ứng dụng những tiến bộ vào thực tiến sản xuất.

+ Thời gian sinh sống trên địa bàn huyện lâu đời nên hiểu rất rõ điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng trong vùng, điều này tạo điều kiện thuận lợi trong việc lựa chọn kỹ thuật phù hợpvào sản xuất.

- Khó khăn

+ Khả năng tiếp thu của các hộ đồng bào cịn thấp do mặt bằng trình độ dân trí thấp.

+ Thu nhập của hộ gia đình thấp nên việc tái đầu tư vào sản xuất gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó chi phí về giống, phân bón, thức ăn gia súc và các chi phí vật tư khác trên thịtrường quá cao nên nông hộ người đồng bào dân tộc thiểu số khơng có khả năng đầu tư.

+ Do tập quán người dồng bào dân tộc thiểu số ngại những cái mới mà họ chưa nhìn thấy tận mắt hiệu quả thiết thực của nó nên việc nhân rộng mơ hình chưa cao.

+ Do diều kiện sản xuất và đời sống của gia đình mình, nhiều nơng dân phải đi làm xa từ sáng sớm và chiều tối hoặc nhiều ngày ở ngoài rẫy mới về lại nhà nên nhiều nơng hộ người đồng bào dân tộc khơng có điều kiện tham gia các buổi tập huấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của dự án phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 89 - 92)