Đánh giá tình hình thực hiện tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân trồng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của dự án phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 77 - 80)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân cao su tiểu

4.2.3. Đánh giá tình hình thực hiện tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân trồng cao

Để đánh giá một cách khách quan về chất lượng dạy và học tại địa bàn, đề tài đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của học viên tham gia tập huấn. Học viên được tập huấn trên địa bàn tỉnh có độ tuổi trung bình khá cao, trên 40 tuổi, tỷ lệ học viên nữ chiếm 17% số học viên được điều tra. Trong tổng số 100 học viên được điều tra có 17% số người tham gia cả 2 chương trình tập huấn là: tập huấn do Dự án Phát triển cao su tiểu điền tổ chức và tập huấn do phòng lao động huyện tổ chức. Những học viên này đều là những lao động chính trong gia đình, vừa học vừa làm nên việc tham gia học nghề hàng ngày là rất khó khăn. Hầu hết học viên đều có nhu cầu, nguyện vọng được qua khóa học trang bị thêm cho mình kiến thức cơ bản để vận dụng vào sản xuất thực tiễn, nâng cao giá trị của cây cao su, đem lại nguồn thu nhập cho bản thân và gia đình.

Bảng 4.12 dưới đây cho thấy, học viên nhìn chung đều hài lịng về khóa học. Hơn 80% học viên hài lịng về địa điểm và thời điểm tổ chức lớp học. Điều này dễ nhận thấy địa điểm các lớp học lý thuyết được tổ chức ngay tại nhà văn hóa các thơn, xóm và thời gian tổ chức được sắp xếp hợp lý, tránh thời vụ của bà con để mọi người đề có thể tham gia khóa học

Về chương trình, thời gian đào tạo, có trên 85% học viên được hỏi hài lòng về thời gian, nội dung các chương trình đào tạo, các chương trình đã bám

sát thực tiễn sản xuất của người lao động. Hầu hết đều hài lòng về nội dung, thời lượng của môn học, tỷ lệ kiến thức giữa lý thuyết và thực hành phù hợp trình độ nhận thức của người học.

Về hoạt động giảng dạy của giáo viên, có 95% học viên đánh giá giáo viên giảng dạy người học rất hiểu bài, người học có thể tiếp thu được kiến thức môn học ngay ở trên lớp. Điều này phản ánh việc lựa chọn phương pháp giảng dạy của giáo viên là hợp lý, đúng đối tượng.

Bảng 4.12. Đánh giá của học viên về hoạt động đào tạo nghề

TT Nội dung Số học viên

(n = 100) Tỷ lệ (%) 1 Địa điểm tổ chức Tương đối xa 10 10,0 Hợp lý 90 90,0 2 Thời điểm tổ chức Hợp lý 80 80,0 Chưa hợp lý 20 20,0

3 Chương trình đào tạo

Rất hữu ích 87 87,0 Hữu ích 9 9,0 Chỉ sử dụng được một phần 4 4,0 4 Tài liệu học tập Đầy đủ 95 95,0 Chưa đầy đủ 5 5,0

5 Truyền đạt kiến thức của giảng viên

Rất hiểu bài 95 95,0

Hiểu bài 5 5,0

Ít hiểu bài - -

6 Thời gian đào tạo

Ngắn 15 15,0 Phù hợp 85 85,0 Dài - - 7 Chế độ với học viên Thoả đáng 55 55,0 Chưa thoả đáng 45 45,0

Về tài liệu học tập thì có 95% học viên cho rằng là đầy đủ và 5% học viên cho rằng chưa đầy đủ. Ngay từ đầu khóa học 100% học viên đã được phát đầy đủ văn phịng phẩm, tài liệu bài giảng mơn học, tuy nhiên các tài liệu bài giảng là các loại tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức và thực hiện quy trình sản xuất cho nơng dân lại mang tính hàn lâm, người nơng dân với trình độ hiện có của mình rất khó tự nghiên cứu nội dung và hiểu những thuật ngữ mang tính chun mơn cao, những quy trình hướng dẫn trong tài liệu yêu cầu cao như mơ hình thí nghiệm, vì vậy phần nào ảnh hưởng tới chất lượng học tập.

Bên cạnh đó một số nơng dân cho rằng chất lượng tập huấn cho nông dân trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua chưa đáp ứng nhu cầu nguyện vọng là vì tài liệu học tập, phương tiện phục vụ cho đào tạo nghề cịn thiếu thốn, chương trình học cịn nặng về lý thuyết, thời lượng thực hành cịn ít, giáo viên cịn thiếu sự trải nghiệm thực tế. Vấn đề đào tạo tập huấn so với nhu cầu thực tiễn của xã hội chưa đáp ứng tốt vì người học cịn thiếu kỹ năng thực hành, chưa thích ứng được với cơng việc. Hơn nữa trong q trình đào tạo cịn thiếu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chun mơn, vì vậy trình độ chun mơn nghề nghiệp, năng lực thích ứng với thị trường lao động và năng lực phát triển nghề nghiệp của học viên phần nào còn chưa thật phù hợp với mục tiêu đào tạo đã đặt ra.

Đào tạo tập huấn kỹ năng có tác dụng rất lớn cho người nơng dân sau khi được đào tạo. Do đó chúng tôi đã tiến hành khảo sát, thu thập ý kiến của người lao động trên địa bàn tỉnh Gia Lai để đánh giá về tác dụng của công tác đào tạo nghề đối với người lao động. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.13.

Kết quả điều tra được cho thấy 85% người lao động được hỏi cho rằng sau khi tham gia vào các lớp học nghề thì kiến thức và tay nghề của người lao động sẽ được nâng lên so với trước khi tham gia học, và từ đó kỹ năng giải quyết cơng việc sẽ tốt hơn. Có 30% ý kiến đồng ý với việc sau khi học nghề thu nhập của họ tăng lên do tay nghề tăng và mức độ hồn thành cơng việc của người lao động sẽ nhanh hơn so với trước đó. Khả năng ứng dụng ngay các kiến thức khi được học vào trong sản xuất của người lao động sau khi được đào tạo chiếm 98% số lao động tham gia trả lời.

Sau khi được đào tạo, tập huấn các hộ nông dân được trang bị tay nghề, kỹ năng cơ bản để có thể tự khai thác và chăm sóc cây cao su trên chính mảnh vườn của mình. Học viên tốt nghiệp có thể tự làm tại nhà hoặc được tuyển dụng vào các doanh nghiệp, nông trường cao su trong huyện, trong tỉnh.

Bảng 4.13. Đánh giá của học viên về tác dụng của việc tham gia tập huấn

TT Chỉ tiêu Số ý kiến

(n=100)

Tỷ lệ

(%)

1 Kiến thức và tay nghề được nâng lên 85 85,0

2 Khả năng giải quyết công việc tốt hơn 76 76,0

3 Thu nhập tăng lên 30 30,0

4 Khả năng kiếm được việc làm cao hơn 58 58,0

5 Ứng dụng được vào trong lao động, sản xuất 98 98,0 Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ (2016)

4.2.4. Đánh giá kết quả tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân trồng cao su thuộc Dự án Phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của dự án phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 77 - 80)