Đánh giá hoạt động tổ chức tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của dự án phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 75 - 77)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân cao su tiểu

4.2.2. Đánh giá hoạt động tổ chức tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân

Bảng 4.9. Đánh giá của các học viên về chương trình, giáo trình dạy nghề

TT Nội dung Số lượng

(n = 100) Tỷ lệ (%) 1 Kiến thức Đủ 95 95 Thiếu 5 5 2 Kỹ năng cần thiết Đủ 84 84 Thiếu 16 16 3 Điều chỉnh chương trình Kịp thời 75 75 Chậm 20 20 Rất chậm 5 5 4 Mức độ đáp ứng tài liệu Kịp thời 96 96 Chậm 4 4 Rất chậm 0 0

Với tình hình trên, để cơng tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật trên địa bàn tỉnh phát triển, và nâng cao được chất lượng đào tạo tập huấn thì cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho tập huấn, cần mở rộng và phát triển quy mơ, hình thức đào tạo, tập huấn cần đa dạng và linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu của các hộ nông dân và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong tình hình mới.

Kết quả khảo sát 100 nơng hộ về hình thức và nội dung chương trình đào tạo nghề cho người lao động nơng thơn trên địa bàn huyện được thể hiện trong bảng 4.10.

Bảng 4.10. Đánh giá về hình thức, nội dung chương trình tập huấn

STT Mức độ đánh giá Số ý kiến (n=100) Tỷ lệ (%)

1 Đáp ứng được yêu cầu của thị trường 48 48,0

2 Phù hợp với nhu cầu học và xu thế phát triển 38 38,0

3 Chưa phù hợp cần bổ sung thêm 14 14,0

Tổng số 100 100

Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ (2016) Kết quả điều tra cho thấy rằng có 48% ý kiến của người lao động cho rằng hình thức và nội dung chương trình tập huấn hiện nay được triển khai trên địa bàn tỉnh là phù hợp và 14% cho rằng cần bổ sung thêm để phù hợp với tình hình phát triển chung của toàn tỉnh và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng như các địa bàn xung quanh. Có 38% số ý kiến cho rằng nội dung và hình thức chương trình tập huấn trên địa bàn tỉnh đã phù hợp với nhu cầu cần đào tạo tập huấn của các nông hộ.

Qua khảo sát nông hộ trên địa bàn tỉnhn để đánh giá mức độ phù hợp của thời gian đào tạo nghề cho người lao động được phản ánh trong bảng sau

Bảng 4.11. Đánh giá của các nông hộ về thời gian đào tạo nghề

Chỉ tiêu Số ý kiến (n = 100) Tỷ lệ (%) 1 Phù hợp 76 76,0 2 Chưa phù hợp 24 24,0 Tổng số 100 100

Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ (2016) Kết quả cho thấy có 76 ý kiến cho rằng thời gian đào tạo tập huấn kỹ thuật

là đã phù hợp với các hộ nông dân chiếm 76% trong tổng số ý kiến đánh giá. Sau khi tham gia vào các lớp đào tạo, tập huấn trên các hộ nơng dân có thể tiến hành ứng dụng các kỹ năng họ học được vào trong công việc thực tế và ngay trên vườn cao su của họ. Có 24% ý kiến cho rằng thời gian đào tạo, tập huấn như vậy là chưa hợp lý và thời gian cần kéo dài hơn để người lao động có thể học được các kỹ năng và sau khi hoàn thành khóa học họ có thể làm việc tốt hơn.

Hộp 4.1. Thời gian đào tạo nghề cho người lao động

Dự án Phát triển cao su tiểu điền nên bố trí thêm thời gian tập huấn kỹ thuật cho bà con, và hướng dẫn thường xuyên hơn cho các nông hộ về cách trồng, chăm sóc, cạo mủ cao su để cho chất lượng mủ cao nhất

(Nguồn: Ông Nguyễn Hồng Vũ, 32 tuổi,, vào hồi 14h30’ tại thơn Hlinm, xã Lo Pang, huyện Mang Yang)

4.2.3. Đánh giá tình hình thực hiện tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân trồng cao su thuộc Dự án Phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của dự án phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 75 - 77)