Kết quả đánh giá chất lượng học viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của dự án phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 72 - 73)

STT Địa bàn

TOT Nông dân

Tốt Khá Trung Bình Tổng Tốt Khá Trung Bình Tổng 1 Gia Lai 27 48 0 75 163 1.606 321 2.090 Tổng 27 48 0 75 163 1606 321 2.090 Tỉ lệ kết quả ĐT- TH (%) 36 64 0 100 8 77 15 100

Nguồn: Dự án Phát triển cao su tiểu điền (2015) Qua 2 giai đoạn đào tạo, tại Gia Lai IUCB đã tập huấn cho tổng cộng 2.165 học viên trong đó: 75 học viên TOT (chiếm 4%) và 2090 học viên nông dân (chiếm 96%). Qua bảng kết quả đánh giá chất lượng học viên cho thấy, đa số học viên vượt qua bài thu hoạch cuối khóa, và hài lịng với khóa đào tạo. Đối với lớp TOT, số học viên đạt loại tốt chiếm 36%, loại khá chiếm 64% và khơng có ai xếp loại trung bình. Đối với lớp Nơng dân, số học viên xếp loại tốt là 8%, loại khá là 77% và xếp loại trung bình là 15%. Tuy số lượng cịn hạn chế và chưa thu hút được nhiều người dân tham gia nhưng đây là dấu hiệu đáng mừng vì hoạt động tập huấn đã thu hút được nhiều tổ chức và cá nhân tham gia vào. Tuy nhiên do sự phối hợp chưa nhịp nhàng nên chất lượng một số buổi tập huấn còn chưa cao, chưa thu hút được sự chú ý của bà con nơng dân.

Để có được nguồn nhân lực có chất lượng thì yếu tố đầu tiên cần phải quan tâm đó là chương trình đào tạo, tập huấn cho người lao động. Một chương trình đào tạo chuẩn, nội dung tập huấn đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và nhu cầu học của đối tượng cần tập huấn… sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo tập huấn cho người lao động. Qua 2 giai đoạn đào tạo, chương trình tập huấn của Dự án Phát triển cao su tiểu điền đã không ngừng được nâng cao, cải tiến nhằm đáp ứng được nhu cầu về thị trường lao động, nhu cầu của người đi học.

Mặc dù cố gắng trong đầu tư phát triển chương trình, giáo trình tài liệu cho đào tạo, tập huấn, nhưng chúng ta cũng nhận thấy rằng, chương trình tập huấn của Dự án Phát triển cao su tiểu điền vẫn còn khá sơ sài, và còn nhiều hạn chế chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người lao động địa phương. Nguyên nhân của thực trạng trên xuất phát từ: Thứ nhất: do Ban quản lý Dự án chưa có khả năng về tài chính, về cơ sở vật chất, trang thiết bị cịn yếu, chương trình tập huấn địi hỏi phải có đầu tư đầy đủ các trang thiết bị học tập cả lý thuyết lẫn thực hành và có một đội ngũ cán bộ, giáo viên với đủ về số lượng và đảm bảo về chất

lượng; Thứ hai: do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, giá cao su lên xuống thất thường, trong khi đó giá hồ tiêu và cà phê lại tăng, ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động.

Trong thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn cần đội ngũ lao động biết áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất với những công nghệ tiên tiến. Điều này đồng nghĩa với việc người lao động phải được học tập một cách bài bản và có khoa học. Thực tế trên địa bàn tỉnh Gia Lai cho thấy các nông hộ vẫn chưa được học tập, đào tạo tập huấn một cách bài bản, làm việc và thực hành đều dựa trên kinh nghiệm truyền lại của người đi trước. Bởi thế, việc áp dụng kỹ thuật vào thực tế gặp nhiều khó khăn.

Để nâng cao chất lượng tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân tại Gia Lai đòi hỏi Dự án Phát triển cao su tiểu điền cần có chiến lược phù hợp, linh hoạt hơn trong việc thay đổi, bổ sung chương trình đào tạo, tập huấn nhằm đáp ứng được nhu cầu của các hộ nông dân ngày càng phong phú và đa dạng.

4.2. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TẬP HUẤN KỸ THUẬT CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN CAO SU TIỂU ĐIỀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI NÔNG DÂN CAO SU TIỂU ĐIỀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

4.2.1. Đánh giá nguồn lực tập huấn kỹ thuật cho hộ nơng dân

Trong lĩnh vực đào tạo, tập huấn thì đội ngũ giáo viên đóng vai trị hết sức quan trọng. Giáo viên dạy tay nghề ngồi các u cầu đủ về trình độ sư phạm và chun mơn cao cịn cần phải có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn thực hành để đảm bảo chất lượng sau đào tạo, tập huấn. Việc đảm bảo được chất lượng sau đào tạo, tập huấn là điều kiện cho người lao động dễ tìm được việc làm, từ đó mới thu hút được người lao động vào quá trình đào tạo, tập huấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của dự án phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 72 - 73)