Cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của dự án phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 86 - 89)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.1. Cơ chế chính sách

Chủ trương chính sách cũng là một trong những nhân tố tác động đến hiệu quả tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân trồng cao su tiểu điền.

Hiện nay, đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh đang cịn thấp, hình thức canh tác lạc hậu, vốn đầu tư để phục vụ sản xuất được xem là một vấn đề bức bách, điều này đã hạn chế đầu tư sản xuất theo chiều sâu trên địa bàn tỉnh. Do vậy, việc giải quyết vốn cho nơng dân để khuyến khích sản xuất. Các vấn đề chính sách giá đầu vào, thu mua đầu ra, khuyến nông... cũng đang đặt ra nhiều vướng mắc cần giải quyết để hỗ các nơng hộ.

Chính sách là cơng cụ điều tiết hữu hiệu của Chính phủ nhằm hướng hoạt động đào tạo,tập huấn trong nông nghiệp phục vụ các mục tiêu chiến lược phát triển nông nghiệp trong từng thời kỳ. Nhằm khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động đào tạo,tập huấn trong nơng nghiệp, Chính phủ có thể sử dụng một hệ thống các nhóm chính sách khác nhau: chính sách quản lý KH&CN, chính sách đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao kỹ trong nơng nghiệp, chính sách đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyển giao ngành nông nghiệp, chính sách khuyến khích, thúc đẩy chuyển giao kỹ thuật trong nơng nghiệp...

Kinh phí được trung ương phân bổ cho đào tạo tập huấn là kinh phí hỗ trợ đào tạo, khơng có kinh phí quản lý, kiểm tra giám sát.

Định mức hỗ trợ đào tạo và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật: hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, mức phụ cấp cho giáo viên, hỗ trợ kinh phí học liệu,... hiện nay đang áp dụng rất thấp, không phù hợp với thực tiễn, chưa phát huy được hiệu quả của công tác đào tạo, nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Theo MARD, hoạt động đào tạo được triển khai khá muộn so với khung thực hiện Dự án bởi nhiều lý do, bao gồm (i) việc tìm kiếm và ký kết hợp đồng với các đơn vị đào tạo có đủ năng lực về tài chính và nhân sự mất nhiều thời gian; (ii) có một vài khó khăn trong việc tuyển chọn đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo theo quy định của Luật Đấu thầu của Việt Nam, và trong việc xây dựng các cơ chế thanh tốn có liên quan cho các đơn vị đào tạo; (iii) có sự thiếu nhất quán trong các quy định của Chi cục Thuế về Thuế giá trị gia tăng (VAT), Thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT), hóa đơn tài chính, v.v.

Ngồi ra, tiến độ đào tạo cũng một phần bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như (i) hoạt động đào tạo bắt đầu vào cuối năm 2013 khi các đơn vị đào tạo khá bận rộn với mùa khai thác mủ và gặp khó khăn trong việc bố trí giảng viên, trong khi đó, các nơng hộ địa phương lại bận rộn thu hoạch mùa vụ; (ii) cuối năm 2013 là mùa mưa, từ đó gây khó khăn cho việc tổ chức đào tạo; (iii) kinh phí đào tạo khơng được chuyển cho đến đầu tháng 6/2014 do có khó khăn trong việc rút vốn

từ nhà tài trợ, dẫn đến việc trì hỗn đào tạo trong giai đoạn tháng 2-5/2014.

Về thời lượng đào tạo, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật một số nông dân cho biết rằng 7 ngày tập huấn là đủ đối với những người đã có kinh nghiệm thực tế, hoặc đã từng được tập huấn trước đó, song vẫn cịn hạn chế đối với những người chưa được đào tạo trước đó, và sẽ hữu ích hơn nếu khóa đào tạo có thể kéo dài hơn. Theo Tập đồn Cao su Việt Nam, một khóa đào tạo chuẩn sẽ kéo dài trong khoảng 21 - 30 ngày. Tuy nhiên, hạn chế này được khắc phục thông qua sự chỉ dẫn chun mơn về những vấn đề thiết thực và có liên quan nhất mà các nơng hộ hiện đang gặp phải.

Như đã được đề cập trong báo cáo hàng năm của ĐPV tỉnh, khóa đào tạo nên được triển khai ngay trước mùa khai thác mủ, thay vì tập trung vào các tháng cuối năm. Nguyên nhân là vì nơng dân thường khá bận rộn với vụ mùa vào thời điểm cuối năm, và sẽ gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian tham gia đào tạo. Trong một vài trường hợp, họ phải thuê công nhân thu hoạch để có thể tham gia lớp đào tạo. IUCB cần thảo luận với cán bộ Dự án tại địa phương để xác định khoảng thời gian đào tạo phù hợp bởi sẽ có sự khác nhau giữa các tỉnh và các vùng. Ngoài ra, do hoạt động đào tạo diễn ra trong thời gian ngắn và dồn dập nên trong một số trường hợp, nếu một lớp có một vài học viên cùng bận khơng tham dự được thì cũng khơng dễ dàng chuyển sang một ngày khác. Mặc dù khó đáp ứng được tất cả các yêu cầu của học viên, các yếu tố này cũng cần được xem xét khi triển khai tập huấn.

Các chủ vườn cây có thể thay đổi theo thời gian vì họ sẽ già đi, hoặc chuyển nhượng việc quản lý vườn cây cho con cháu, hoặc bán cho các nông hộ khác, v.v. Do đó, các cán bộ Dự án có thể phải làm việc với chính quyền địa phương để xác nhận đúng các chủ vườn cây. Ngoài ra, các báo cáo của các đơn vị đào tạo và thực tế chuyến công tác thực địa của chúng tơi cho thấy có một số học viên đã khá cao tuổi nhưng vẫn tích cực tham gia đào tạo, và điều này minh chứng cho tính hữu ích và thiết thực của hoạt động đào tạo, và được đánh giá cao; tuy nhiên, một vài trong số các học viên cao tuổi này có thể khơng cịn trực tiếp tham gia vào q trình chăm sóc và cạo mủ cao su, từ đó hạn chế một phần q trình chuyển giao kiến thức. IUCB có thể phối hợp với các cán bộ Dự án tại địa phương để giúp họ giải quyết các vướng mắc gặp phải trong quá trình lập danh sách đào tạo, nếu có.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của dự án phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 86 - 89)