Đánh giá chung về hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của dự án phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 82 - 86)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân cao su tiểu

4.2.5. Đánh giá chung về hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân trên địa

a. Tính liên quan tới các mục tiêu với ưu tiên hiện nay của chính phủ

Sau một chu kỳ dự án, tại thời điểm dự án kết thúc các mục tiêu vẫn giữ nguyên giá trị và phù hợp với kế hoạch phát triển 5 năm giai đoạn từ 2010 – 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đồng thời các mục tiêu của dự án hiện tại vẫn phù hợp với chiến lược quốc gia của Chính phủ về Phát triển kinh tế - Xã hội giai đoạn 2010 -2020. Sự phù hợp của các mục tiêu cịn thể hiện ở tính

thống nhất với mục tiêu: “Duy trì tăng trưởng nâng cao hiệu quả và khả năng

cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu…” được nêu trong Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013.

Dự án đã hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ tại khu vực miền núi và đặc biệt là hỗ trợ đồng bào Dân tộc thiểu số vươn lên thốt đói nghèo, tạo việc làm trong khu vực nơng thơn. Thêm vào đó, dự án đã góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên nước thông qua việc áp dụng các qui trình sản xuất, cơng nghệ tiên tiến.

b. Mức độ hoàn thành các mục tiêu đào tạo, tập huấn kỹ thuật của dự án

Dự án đã hoàn thành các mục tiêu nêu ra trong hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân trồng cao su, Mục tiêu tham gia xóa đói giảm nghèo tại khu vực

nông thôn và đặc biệt tại 10 tỉnh duyên hải, cao nguyên Trung bộ và Miền trung của Việt Nam thông qua phát triển cao su tiểu điền, đồng thời cho phép hoàn tất các khoản đầu tư cần thiết để đưa vào khai thác các vườn cây được trồng trong dự án Đa dạng hóa Nơng nghiệp.

Các kết quả đạt được về giảm nghèo và thay đổi thu nhập của các hộ gia đình trong Dự án tại các huyện mục tiêu đã được xác định trong Mục tiêu Cụ thể thơng qua việc rà sốt lần lượt 5 chỉ số, bao gồm (1) Giảm tỷ lệ đói nghèo tại các huyện Dự án; (2) Tăng sản lượng mủ xuất khẩu; (3) Tăng thu nhập hộ gia đình và tỷ lệ thu nhập từ cao su trong tổng thu nhập của hộ gia đình, đặc biệt là các gia đình dân tộc thiểu số; và (4) Tăng cơ hội việc làm.

- Giảm tỷ lệ nghèo tại các huyện Dự án:

Có một xu hướng giảm nghèo rõ rệt tại các huyện Dự án giữa năm 2010 và 2013, mặc dù sự thay đổi là khác nhau giữa các huyện. Tại Gia Lai có 7 huyện ở (Đắk Đoa, Mang Yang, Chư P’rông, Chư Păh, Chư Pưh, Ia Grai và Chư Sê). Tỷ lệ nghèo giảm nhanh tại các huyện có tỷ lệ nghèo cao năm 2010 như Đắk Đoa, Mang Yang, Ia Grai, Chư Pưh (tỉnh Gia Lai). Ngược lại, trong năm 2013, huyện Sông Hinh ghi nhận mức tăng 16,81% so với năm 2010, từ 20,06% lên 41,87%. Tác động giảm nghèo của Dự án tại các huyện này có thể là chưa rõ ràng trong những năm đầu thực hiện do hoạt động đào tạo mới được triển khai gần đây và mức độ giải ngân tín dụng hiện cịn khá khiêm tốn; tuy nhiên, trong dài hạn, tác động của Dự án sẽ rõ ràng hơn khi sản lượng mủ tăng do kỹ năng chăm sóc và cạo mủ của người dân được cải thiện sau khi nhận được đào tạo và khuyến nông của Dự án. Chênh lệch giữa tỷ lệ nghèo của huyện và mức trung bình của tỉnh đã được thu hẹp vào năm 2013.

- Tăng sản lượng mủ xuất khẩu:

Việc chiết xuất số liệu về lượng mủ xuất khẩu đối với các nông hộ cao su tiểu điền là khơng dễ dàng bởi vì phần lớn lượng mủ xuất khẩu được các cơng ty quốc doanh thu gom từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm từ các đồn điền cao su của các công ty này và từ các vườn cao su của các nông hộ tiểu điền. Tuy nhiên, chúng ta có thể ước tính mức độ đóng góp của diện tích cao su Dự án đối với sản xuất cao su tại tỉnh dựa trên tỷ lệ diện tích cao su thuộc Dự án so với tổng diện tích cao su của tồn tỉnh.

Bảng dưới đây minh họa sự đóng góp của diện tích cao su thuộc Dự án đối với việc sản xuất cao su tại tỉnh Gia Lai

Bảng 4.16. Đóng góp của diện tích cao su Dự án vào sản lượng cao su tỉnh Tỉnh Tỉnh Tổng diện tích cao su (ha) Diện tích cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh (ha) Diện tích cao su khác (quốc doanh và doanh nghiệp tư nhân) Diện tích cao su tiểu điền thuộc Dự án (ha) Tỷ lệ diện tích cao su thuộc Dự án trong tổng diện tích cao su tiểu điền trên địa

bàn (%) Tỷ lệ diện tích cao su thuộc Dự án trong tổng diện tích cao su của tồn tỉnh (%) -1 -2 -3 -4 (5) = (4) / (3) (6) = (4) / (2) Gia Lai 105,064.00 12,902.50 92,162.00 4,149.97 32.16% 3.95% Tổng 105,064.00 12,902.0 4,149.97 32.16% 3.95%

Nguồn: Dự án Phát triển cao su tiểu điền (2014) Diện tích cao su tiểu điền tỉnh Gia Lai chiếm 32,16% tổng diện tích cao su tiểu điền trên địa bàn tồn tỉnh Gia Lai. Và chiếm 3,95% diện tích cao su tồn tỉnh.

- Tăng thu nhập hộ gia đình:

Có 26.9 % số nơng hộ được khảo sát khẳng định rằng cao su là cây trồng duy nhất của họ. Các hộ được khảo sát khác cho biết bên cạnh cao su, họ còn trồng cà phê, hồ tiêu, điều, lúa, và các loại cây trồng khác như mía đường, khoai mì, v.v.; tuy nhiên, diện tích các loại cây trồng này đều rất nhỏ. Điều này cho thấy cao su là một nguồn thu nhập quan trọng của các hộ gia đình được khảo sát.

Theo Báo cáo đánh giá chất lượng vườn cây, tính đến tháng 9/2014, khoảng 1,77% diện tích chưa bắt đầu khai thác. Tuy nhiên, một tỷ lệ lớn diện tích cao su Dự án mới được khai thác gần đây. Điều này chứng tỏ rằng thu nhập từ cao su của các hộ được khảo sát hiện còn tương đối thấp do mới bắt đầu khai thác và giá mủ hiện khá thấp, tuy nhiên, mức thu nhập này sẽ trở nên khá hơn trong những năm tiếp theo với điều kiện là giá cao su không giảm mạnh khi sản lượng mủ tăng lên. Số liệu thống kê từ các CGHTKT cho thấy sản lượng mủ cao su sẽ tăng dần qua các năm và đạt mức cao nhất vào năm khai thác thứ 16.

- Tăng thu nhập của hộ gia đình dân tộc thiểu số:

Khi so sánh đóng góp của doanh thu từ cao su vào doanh thu gia đình giữa các hộ dân tộc Kinh và các hộ dân tộc thiểu số, có thể thấy rằng khơng có nhiều thay đổi về tỷ lệ đóng góp của cao su vào doanh thu hàng năm của hộ gia đình của cả hai nhóm trong giai đoạn 2012-2014. Điều này có thể giải thích một phần bởi sự giảm giá mủ cao su trong thời gian gần đây. Diện tích cao su chưa khai

thác hầu hết là của nhóm hộ dân tộc thiểu số, và khoảng 10% số hộ được khảo sát có doanh thu từ cao su trong khoảng thời gian này. Đối với các hộ dân tộc Kinh, tỷ lệ nơng hộ có khoảng 20-40% tổng doanh thu là doanh thu từ cao su đã tăng từ 4,9% năm 2012 lên 13,6% năm 2014. Tuy nhiên, số hộ có doanh thu từ cao su chiếm 40-60% và 60-80% đã giảm xuống.

Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ doanh thu từ cao su của Hộ gia đình

- Tăng cường cơ hội việc làm:

Mỗi hộ gia đình được khảo sát có trung bình 1,9 hecta cao su và sẽ cần có 2 thành viên tham gia chăm sóc và cạo mủ cao su. Hầu hết cơng việc cạo mủ và chăm sóc cao su được thực hiện bởi các thành viên trong gia đình, và cạo mủ thuê chưa được xem là một công việc phổ biến tại các tỉnh. Chỉ có 19,9% số hộ gia đình được khảo sát cho biết rằng họ cần th cơng nhân bên ngồi để chăm sóc và cạo mủ cao su, phần lớn là làm việc bán thời gian, phụ thuộc vào khối lượng công việc và mùa vụ. Giá cao su giảm như đã đề cập ở trên cũng cho thấy nhu cầu thuê công nhân thấp hơn bởi người dân thường tự cạo mủ chứ khơng th ngồi, và/hoặc tăng tần suất cạo mủ để giảm thiểu chi phí lao động.

Cơng nhân có thể được thuê để cạo mủ và/hoặc chăm sóc cao su. Trong trường hợp thuê công nhân cạo mủ, các hộ gia đình thường tự đóng cạo (hoặc trút mủ).

Có ba hình thức trả tiền cơng cho cơng nhân cạo mủ, bao gồm trả theo cây, theo ngày, và theo tháng. Hình thức trả theo ngày lại phổ biến hơn tại Gia Lai. Trả công theo ngày được áp dụng cho cơng nhân chăm sóc tại cả ba tỉnh.

Trong năm 2014, mức tiền công cho công nhân cạo mủ tại các tỉnh tương đối khác nhau, và thường phụ thuộc xem cơng nhân vừa mở và đóng miệng cạo, hay chỉ mở cạo. Mức tiền công theo cây dao động từ 250-350 đồng/cây tại Phú Yên, và từ 250-300 đồng/cây tại Bình Thuận; trong khi mức trả theo ngày dao động từ 160.000-180.000 đồng/ngày, hoặc từ 140.000-200.000 đồng/ngày tương ứng tại Phú n và Bình Thuận. Một cơng nhân cạo mủ ở Gia Lai có thể được trả 130.000-250.000 đồng/ngày, nhưng mức phổ biến nhất là 200.000 đồng/ngày.

Về tiền cơng chăm sóc cao su, trong một số trường hợp, một công nhân chăm sóc tại Bình Thuận có thể nhận được 70.000-150.000đồng/ngày; tuy nhiên, mức tiền công theo ngày phổ biến nhất là 150.000 đồng/ngày trong năm 2014 tại các tỉnh được khảo sát.

4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TẬP HUẤN KỸ THUẬT CHO HỘ NÔNG DÂN THUỘC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của dự án phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 82 - 86)