Khái quát hoạt động của Dự án Phát triển cao su tiểu điền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của dự án phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 63 - 73)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Khái quát dự án phát triển cao su tiểu điền

4.1.2. Khái quát hoạt động của Dự án Phát triển cao su tiểu điền

4.1.2.1. Các nguồn lực tham gia vào hoạt động tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân

a. Đội ngũ giáo viên

học hợp lý nhưng giáo viên yếu năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức kém thì khơng thể dậy tốt và sẽ khơng có chất lượng đào tạo tốt được. Đội ngũ giáo viên là yếu tố cơ bản có tính chất quyết định, tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo: là người giữ trọng trách truyền đạt kiến thức kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm cho các học viên. Vì vậy việc đảm bảo đội ngũ đủ cả về số lượng và chất lượng là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng đào tạo.

Bên cạnh đội ngũ giáo viên là lực lượng chính chuyên giảng dạy kỹ thuật cho các hộ nơng dân thì bộ phận chuyên gia kỹ thuật, Điều phối viên, khuyến nông viên, giám sát khuyến nơng của Dự án cũng đóng một vai trị quan trọng trong việc tham gia vào hoạt động tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân cao su tiểu điền tỉnh Gia Lai. Tại Gia Lai, cán bộ khuyến nông chuyên gia cao su đã hình thành, nơng dân chủ chốt được đào tạo và chủ vườn đã tập huấn về trồng và chăm sóc cây nom. Để đảm bảo hỗ trợ kỹ thuật cho người thụ hưởng Dự án, vốn cũng sẽ được dành cho việc cung cấp dịch vụ khuyến nông kỹ thuật. Dự án sẽ cung cấp nguồn vốn để ký hợp đồng với các chuyên gia, để các chuyên gia này đào tạo kỹ thuật, đặc biệt là về kỹ thuật cạo mủ cao su và để họ hoạt động với tư cách là cán bộ khuyến nông cho Dự án. Các chuyên gia có kinh nghiệm được được huy động từ tập đồn cao su Việt Nam (VRG) và các cơng ty cao su (SRC) đóng tại địa bàn tỉnh; Các cán bộ khuyến nơng từ các Trung tâm khuyến nông tỉnh, các nông dân chủ chốt sẽ hỗ trợ cho nơng dân về kỹ thuật chăm sóc, khai thác cao su. Thông qua việc tham gia vào Dự án, các cán bộ khuyến nông của trung tâm khuyến nông tỉnh cũng sẽ được nâng cao năng lực của mình về kỹ thuật canh tác và chăm sóc cao su.

b. Cơ sở vật chất trang thiết bị

Cơ sở vật chất trang thiết bị giảng dạy ngày càng đóng vai trị to lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Xã hội càng phát triển, lượng thông tin, kiến thức mới càng nhiều, tốc độ tiếp nhận và xử lý thông tin càng nhanh, mức độ phụ thuộc của con người vào máy móc thiết bị ngày càng cao. Trong lĩnh vực đào tạo, các thiết bị hỗ trợ giảng dạy ngày càng trở thành những sự trợ giúp không thể thiếu, là công cụ để tiếp nhận, khám phá tri thức như máy tính, mạng internet, máy chiếu, micro,…

4.1.2.2. Công tác tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân.

Sơ đồ 4.1. Bộ máy tổ chức tập huấn:

Nguồn: Mekong economic (2014)

Ghi chú:

- 01 Điều phối viên về Kỹ thuật cao su Tỉnh, toàn thời gian, do Sở NN&PTNT cử và chi trả lương từ vốn đối ứng và phụ cấp do dự án chi trả từ nguồn kinh phí hợp phần C.

Chủ đầu tư (MARD)

BQL các Dự án Nông nghiệp (BQL dự án Phát triển cao su tiểu điền IUCB)

ĐPV kỹ thuật tỉnh

CG kỹ thuật cao su

Cán bô giám sát khuyến nông Cán bộ khuyến nông

Nông dân chủ chốt

NDCC ND

- Chuyên gia cao su Tỉnh, toàn thời gian, do Dự án tuyển & chi trả;

- Các cán bộ Giám sát Khuyến nông; Cán bộ Khuyến nông do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoặc Huyện cử, Nông dân chủ chốt làm việc bán thời gian do UBND huyện/xã cử; hưởng phụ cấp.

- Mũi tên xuống: chỉ sự điều hành; mũi tên lên: chỉ quan hệ báo cáo; mũi tên ngang: quan hệ hợp tác.

Để triển khai hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thì cơng việc đầu tiên đó là lập kế hoạch. Căn cứ vào phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; nguyện vọng, nhu cầu nông hộ cần được đào tạo trong tỉnh, Bộ phận kế hoạch của Dự án Phát triển cao su tiểu điền sẽ có chiến lược phát triển công tác tập huấn kỹ thuật phù hợp với nội dung và nhu cầu thực tế của từng đối tượng.

Thông qua những ĐPV của tỉnh, người nắm bắt rõ nhất số lượng, diện tích các hộ trồng cao su tiểu điền cũng như nhu cầu cần được đào tạo chuyên giao tiến bộ kỹ thuật. IUCB sẽ tổng hợp lại nhu cầu và lên kế hoạch cụ thể đào tạo cho từng địa phương.

Thực hiện theo như thiết kế dự án đề ra, IUCB đã xây dựng Chương trình đào tạo được AFD khơng phản bác và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 1936/QĐ-BNN-TCCB ngày 21/8/2013 về Chương trình đào tạo khuyến nơng cao su tiểu điền của Hợp phần B và một phần hợp phần C – Dự án Phát triển Cao su tiểu điền. Từ tháng 10/2013, IUCB đã tiến hành ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo đã được AFD đồng thuận, ngay sau đó hoạt động đào tạo đã được triển khai đồng loạt rộng khắp trên 10 tỉnh tham gia dự án.

Trong đó đơn vị ký kết với IUCB về việc cung cấp dịch vụ đào tạo khuyến nông cao su tại tỉnh Gia Lai là Công ty cổ phần Kỹ thuật cao su Đăk Lăk chi tiết như sau: Số HĐ Ngày ký Tổng giá trị HĐ Số lớp KH Số học viên theo kế hoạch TOT ND TOT ND Tổng 08/12/2013/HĐNT 12/31/2013 7.908.210.000 3 84 75 2.090 2.165 Nguồn: Dự án Phát triển cao su tiểu điền (2015)

Công ty Cổ phần Kỹ thuật cao su Đăk Lăk là doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk được cấp chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008; Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2010. Đây là một trong những yếu tố quan trọng, giúp sản phẩm của Cơng ty khẳng định uy tín đối với khách hàng và thâm nhập được vào nhiều thị trường khó tính. Các sản phẩm chính của Cơng ty là cao su định chuẩn kỹ thuật SVR, cao su li tâm. Trong những năm qua Công ty đã khơng ngừng nghiên cứu, sản xuất những dịng sản phẩm mới có chất lượng cao kịp thời cung ứng ra thị trường. Từ chỗ chỉ có 5 loại sản phẩm đến nay …

Để có được thành quả đó Cơng ty Cổ phần kỹ thuật cao su Đăk Lăk đã đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Đầu tư phát triển cơng nghệ mới trong sản xuất, đa dạng hóa ngành hàng, sản phẩm kinh doanh, thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, mở rộng thị trường. Coi trọng công tác đào tạo bổ sung nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, lao động. áp dụng các chính sách đãi ngộ để thu hút nguồn nhân lực.

Công ty Cổ phần kỹ thuật cao su Đăk Lăk qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển đã trở thành Công ty sản xuất có quy mơ lớn của tỉnh Đắk Lắk. Tạo nhiều việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động. Góp phần xây dựng cơ sở vật chất phục vụ an sinh xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

Với nhiệm vụ được giao là đào tạo chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho các học viên thì Cơng ty CP kỹ thuật cao su đã thực hiện tốt việc đào tạo theo yêu cầu của IUCB đảm bảo các học viên sau khi hồn thành khóa học vừa có tay nghề cao và vừa dễ dàng tìm kiếm được việc làm. Cải thiện chất lượng mủ trong vườn cao su của gia đình.

Giảng viên đứng lớp đều là những người thợ có tay nghề cao của cơng ty. Giảng viên là nhân tố trực tiếp, quyết định đến chất lượng đào tạo. Giảng viên là người giữ trọng trách truyền đạt kiến thức lý thuyết cũng như các kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm của mình cho các học viên trên cơ sở trang thiết bị dạy học hiện có. Vì vậy, năng lực giáo viên tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo nghề. Giảng viên dạy nghề phải có đủ cả về số lượng và chất lượng, có đủ về số lượng thì mới có thể tận tình hướng dẫn, theo sát học viên và đội ngũ giáo viên có chất lượng thì mới có thể giảng dạy và truyền đạt cho các học viên học nghề một cách hiệu quả.

Thông qua bài học lý thuyết của các giảng viên nhiều kinh nghiệm do Công ty CP Kỹ thuật cao su Đăk Lăk cung cấp, các học viên sẽ nắm được cơ bản kỹ thuật cũng như quy trình cạo mủ cao su. Đến khi thực hành, với sự chỉ dẫn tận tình của giảng viên là Chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật của Dự án, mỗi học viên được trang bị đầy đủ dụng cụ học tập, mỗi người một cây cao su để thực hành. Giảng viên vừa dậy, vừa làm động tác mẫu đồng thời cầm tay chỉ việc, hướng dẫn cho từng học viên. Học viên vừa học, vừa thực hành luôn trên thân cây cao su, giảng viên sẽ chỉ rõ lỗi sai của Học viên từ đó tay nghề sẽ được nâng cao.

Một loại nhân lực khác cũng có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đó là đội ngũ Cán bộ quản lý. Trong giai đoạn trước đây, vai trò của các cán bộ quản lý trong các cơ sở đào tạo không được đánh giá cao, tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, nhất là trước bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh trong lĩnh vực dạy nghề đòi hỏi đội ngũ Cán bộ quản lý phải là những người thực sự có trình độ. Chất lượng Cán bộ quản lý cũng có ảnh hưởng rất lớn đến đào tạo nghề, thể hiện qua khả năng tổ chức, quản lý, điều phối quá trình đào tạo, tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên kết đào tạo…

Những giảng viên đứng lớp để truyên đạt các kinh nghiệm, các tiến bộ kỹ thuật cho bà con đều là những chuyên gia Kỹ thuật đến từ Viện nghiên cứu cao su Việt Nam và các công ty cao su đầu ngành của cả nước. Họ là những người có kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc và cạo mủ cao su. Do vậy kiến thức mà họ truyền đạt cho bà con là rất hữu ích.

* Địa điểm và thời gian đào tạo chuyển giao tiến bộ kỹ thuật;

- Các lớp đào tạo chủ yếu được tổ chức học tại thôn, bản hoặc tại UBND xã nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động đi học, tuy nhiên lại ảnh hưởng đến công tác giảng dạy, trang thiết bị thực hành, công tác kiểm tra giám sát,... nhất là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

- Các lớp học được tổ chức đào tạo tại thôn, bản,...thông thường được tổ chức tại nhà học tập cộng đồng, nhà văn hóa thơn, trường học, nhà dân, thậm chí mượn quán ăn,... nên cơ sở vật chất của các lớp học nghèo nàn, sơ sài, (bàn nghế, máy chiếu, bảng,...),... ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học nghề.

- Vì đặc điểm khí hậu Gia Lai có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Do vậy khi tổ chức các khóa đào tạo kỹ thuật cần lên kế hoạch, tránh vào mùa mưa, mùa vụ thu hoạch cà phê. Vì trong những thời gian này bà con sẽ bận vụ mùa của mình và khơng bố trí thời gian tham dự khóa đào tạo.

4.1.2.3. Tình hình thực hiện tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của Dự án Phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai

* Số lượng đào tạo

Hoạt động đào tạo được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ tháng 10/2013 đến tháng 9/2014 theo Quyết định số 1936/QD-BNN-TCCB phê duyệt kế hoạch đào tạo giai đoạn 1; và Giai đoạn 2 từ tháng 9/2014 đến tháng 5/2015 theo Quyết định số 3451/BNN-TCCB ngày 5/8/2014 phê duyệt kế hoạch đào tạo giai đoạn 2.

Giai đoạn 1: Tháng 10/2013 – 9/2014

Hoạt động đào tạo được bắt đầu triển khai từ tháng 10/2013 sau khi ký kết hợp đồng với các đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo. Bảng dưới đây trình bày tiến độ đào tạo tại Gia Lai tính đến tháng 10/2014 so với kế hoạch đào tạo theo Quyết định số 1936/QD-BNN-TCCB.

Bảng 4.4: Tình hình triển khai đào tạo 2 Giai đoạn tại Gia Lai

STT Tỉnh Số lớp Số học viên

TOT ND Tổng TOT ND Tổng

Đào tạo giai đoạn 1

1 Gia Lai 2 45 47 50 1.125 1.175

Đào tạo giai đoạn 2

1 Gia Lai 1 39 40 25 975 1.000

Tổng 3 84 87 75 2.100 2.175

Nguồn: Dự án Phát triển cao su tiểu điền (2015) Như được trình bày trong Bảng trên, tính đến tháng 10/2014, kế hoạch đào tạo Giai đoạn 1 đã hồn thành. Trong đó Gia Lai có 02 lớp TOT và 45 lớp ND với tổng số học viên được đào tạo là 1.175 người. Đạt 100% so với kế hoạch đề ra.

Giai đoạn 2: Tháng 9/2014 – 5/2015

Kế hoạch đào tạo tại Gia Lai giai đoạn 2 được thực hiện trong giai đoạn 9/2014 – 5/2015, bao gồm 01 lớp ToT và 39 lớp nông dân. Kế hoạch đào tạo này được xây dựng và thống nhất giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo và Điều phối viên (ĐPV) tỉnh dựa trên đề xuất của CGHTKT sau khi NDCC đã tập hợp được danh sách nông dân của từng lớp. Kế hoạch đào tạo có đính kèm danh sách nơng dân tham dự, danh sách giảng viên lý thuyết và thực hành.

So với giai đoạn 1, ở giai đoạn 2 tại tỉnh Gia Lai đã hoàn thành 80% so với kế hoạch đề ra.

* Hình thức triển khai tập huấn kỹ thuật.

Có hai loại hình lớp đào tạo, bao gồm lớp đào tạo nông dân dành cho nông dân, và lớp đào tạo tiểu giáo viên (ToT) dành cho các Cán bộ Khuyến nông và NDCC.Thông thường, mỗi lớp đào tạo ToT sẽ kéo dài 5 ngày, bao gồm 2 ngày lý thuyết và 3 ngày thực hành, trong khi đó, mỗi lớp đào tạo nơng dân sẽ kéo dài 7 ngày, bao gồm 2 ngày lý thuyết và 5 ngày thực hành. Trung bình mỗi lớp có 25 học viên. Khi tham dự đào tạo, mỗi học viên sẽ được nhận tài liệu tập huấn, văn phòng phẩm, phụ cấp, v.v. Chứng chỉ đào tạo sẽ được trao cho những học viên tham dự lớp ToT và vượt qua bài kiểm tra cuối khóa đào tạo. Trong khi đó, học viên tham dự lớp nơng dân sẽ nhận được chứng nhận tham gia đào tạo.

Giảng viên giảng lý thuyết cho cả 2 lớp TOT và Nông dân chủ chốt đều là người của Dự án Phát triển cao su tiểu điền, đó là những Chuyên gia Hỗ trợ kỹ thuật, những người đi sâu sát và nắm rõ tình hình trồng và chăm sóc cao su trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Giảng viên giảng thực hành cho cả 2 lớp TOT và Nông dân chủ chốt là những giảng viên giầu kinh nghiệm của Công ty cổ phần kỹ thuật cao su. Họ là những người nắm chắc kỹ thuật, tay nghề cao, đảm bảo tay nghề để có thể hướng dẫn cho bà con.

Giám sát lớp học là Điều phối viên và Khuyến nông viên của Dự án Phát triển cao su tiểu điền tỉnh Gia Lai.

4.1.2.4. Kết quả công tác tập huấn kỹ thuật cao su cho các hộ nông dân thuộc dự án Phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Tập huấn kỹ thuật là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình chăm sóc và cạo mủ cao su. Đây là hoạt động thiết thực giúp giải quyết những khó khăn, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức cho nơng dân trong q trình chăm sóc và cạo mủ cao su.

Nhận thức được điều đó, trong những năm qua Dự án Phát triển cao su tiểu điền đã đứng ra tổ chức và phối hợp với các Ban ngành đoàn thể trong tỉnh tổ chức triển khai các lớp tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân thuộc Dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của dự án phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 63 - 73)