Chi phí dự kiến và kế hoạch tài trợ của dự án ban đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của dự án phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 58 - 62)

(Tính bằng triệu Euro) STT Vốn vay AFD Vốn viện trợ AFD Người trồng Đối ứng Tổng VBAR D Chín h phủ 1. Hợp phần A: Tài trợ chăm sóc cao su (VBARD) 11,56 8,45 2,03 22,04 2. Hợp phần B: Hỗ trợ ngành cao su (MARD) 2,29 0,27 0,02 2,58 3. Hợp phần C: Hỗ trợ quản lý dự án 0,31 0,25 0,07 0,63 Trong đó: MARD 0,15 0,06 0,21

VBARD (theo dõi,đánh giá, đt,

kiểm toán) 0,16 0,25 0,01 0,42

Tổng chưa bao gồm dự phòng

phát sinh và trượt giá 14,16 0,52 8,45 2,03 0,09 25,25 Dự phòng phát sinh và trượt giá 0,64 0,11 0,30 0,04 1,09

TỔNG CỘNG 14,8 0,63 8,75 2,16 26,34

Bảng 4.2. Chi phí và kế hoạch tài trợ của dự án (điều chỉnh tháng 9.2014) (Tính bằng triệu Euro) STT Vốn vay AFD Vốn viện trợ AFD Ngườ i trồng Đối ứng Tổng VBAR D Chín h phủ 1. Hợp phần A: Tài trợ chăm sóc cao su (VBARD) 11,56 8,45 2,03 22,04 2. Hợp phần B: Hỗ trợ ngành cao su (MARD) 2,44 0,31 0,02 2,77 3. Hợp phần C: Hỗ trợ quản lý dự án 0,39 0,28 0,09 0,76 Trong đó: MARD 0,23 0,03 0,08 0,34

VBARD (theo dõi,đánh giá,

đt, kiểm toán) 0,16 0,25 0,01 0,42

Tổng chưa bao gồm dự

phòng phát sinh và trượt giá 14,39 0,59 8,45 2,03 0,11 25,57 Dự phòng phát sinh và trượt

giá 0,41 0,04 0,30 0,02 0,77

TỔNG CỘNG 14,8 0,63 8,75 2,16 26,34

Nguồn: Dự án Phát triển cao su tiểu điền (2015) Ban quản lý các Dự án Nông nghiệp (APMB) được MARD giao trực tiếp thực hiện và quản lý Hợp phần B (hợp phần Hỗ trợ kỹ thuật cao su tiểu điền) và một phần hợp phần C. APMB sẽ tiến hành các thủ tục rút vốn và phải chịu trách nhiệm pháp lý về toàn bộ giao dịch rút vốn từ tài khoản tạm ứng của mình mở tại chi nhánh NHNo, thực hiện quản lý, kiểm soát các khoản chi tiêu liên quan đến các hoạt động thuộc trách nhiệm của MARD trong khuôn khổ dự án Phát triển cao su tiểu điền. Để đảm bảo sự gắn kết giữa các hợp phần của dự án, APMB có trách nhiệm gửi báo cáo về các hoạt động rút vốn cũng như tiến độ thực hiện tới NHNo. APMB sẽ chịu trách nhiệm:

- Xây dựng điều khoản và điều kiện về hỗ trợ chăm sóc cao su, chủ yếu là kỹ thuật cạo mủ;

- Ký hợp đồng với Tập đoàn Cao su Việt Nam hoặc các công ty thành viên để tuyển chọn Nhóm chuyên gia kỹ thuật gồm 10 chuyên gia cao su hỗ trợ 10 tỉnh;

- Ký hợp đồng dịch vụ khuyến nông và giám sát khuyến nông để chăm sóc cao su cho 10 tỉnh;

- Chỉ đạo, điều phối, tổ chức các lớp đào tạo kỹ thuật cao su tại các tỉnh;

- Tổng hợp kế hoạch hoạt động hàng năm của hợp phần B và một phần hợp phần C từ các tỉnh nhằm xây dựng kế hoạch năm gửi Ban quản lý dự án trung ương, NHNo để tổng hợp gửi nhà tài trợ và các Bộ ngành có liên quan;

- Giám sát tiến độ thực hiện Hợp phần B và một phần hợp phần C;

- Tổng hợp báo cáo thực hiện các hợp phần này gửi Ban quản lý dư án trung ương, NHNo theo định kỳ; thực hiện báo cáo đột suất liên quan đến hợp phần thuộc trách nhiệm thực hiện do Ban quản lý dự án trung ương và nhà tài trợ hoặc các Bộ, Ngành liên quan yêu cầu;

- Đảm bảo việc giám sát đánh giá hỗ trợ kỹ thuật được thực hiện thường xuyên trong quá trình thực hiện dự án;

Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, APMB sẽ ra quyết định thành lập Ban thực hiện hợp phần B (IUCB). Ban này sẽ được bố trí ít nhất 02 người, gồm 01 Giám đốc hợp phần và 01 kế tốn, làm việc tồn thời gian cho Hợp phần B và một phần hợp phần C; lương của các cán bộ này được APMB – MARD chi trả từ nguồn vốn đối ứng của Chính phủ, và phụ cấp từ nguồn kinh phí của dự án theo qui định hiện hành đối với quản lý dự án vốn vay ODA.

Giám đốc hợp phần B sẽ chịu trách nhiệm ký các đơn rút vốn của IUCB, chịu trách nhiệm pháp lý đối với các khoản giải ngân vốn dự án để thực hiện hợp phần B và một phần hợp phần C, thực hiện kiểm soát các khoản chi tiêu trong tài khoản tạm ứng của APMB, triển khai các hoạt động dự án phù hợp theo kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt, có nghĩa vụ giải trình các vấn đề liên quan đến rút vốn và triển khai các hợp phần thuộc trách nhiệm của APMB-MARD khi có yêu cầu, chịu trách nhiệm trước pháp luật, APMB về các quyết định của mình.

IUCB trình Phó Giám đốc dự án quyết định các nội dung về kỹ thuật của Hợp phần B, các vấn đề về quản lý, điều phối và triển khai các hoạt động của dự án thuộc phạm vi trách nhiệm của APMB-MARD trong khuôn khổ dự án trước khi trình lên Ban quản lý dự án trung ương phê duyệt kế hoạch hàng năm. Văn bản trình sẽ phải được đóng dấu của APMB và phải có sao gửi cho Giám đốc dự án.

Ở cấp tỉnh, để hỗ trợ cho việc thực hiện dự án, tại các tỉnh tham gia dự

án, sẽ có 01 Điều phối viên Kỹ thuật tỉnh do Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm và làm việc tồn thời gian có nhiệm vụ:

- Đề xuất kế hoạch hàng năm về hỗ trợ kỹ thuật và chi phí kèm theo; - Quản lý, kiểm tra và thực hiện kế hoạch hỗ trợ cao su ở mỗi tỉnh;

- Giám sát và đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ khuyến nơng để chăm sóc cao su; đánh giá hiệu quả hoạt động của chuyên gia cao su tỉnh; cán bộ giám sát khuyến nông; cán bộ khuyến nông cao su và nông dân chủ chốt;

- Phối hợp với Ban thực hiện hợp phần B tổ chức các lớp đào tạo kỹ thuật cao su tại tỉnh;

- Phối hợp với các chi nhánh ngân hàng tỉnh để hỗ trợ giúp nông dân vay vốn;

- Gửi báo cáo kỹ thuật, báo cáo chi tiêu và tiến độ thực hiện cho Ban thực hiện hợp phần B để Ban này tổng hợp từ Ban quản lý dự án trung ương, NHNo và các cơ quan liên quan.

Thành lập mạng lưới hỗ trợ cấp cơ sở

Mạng lưới hỗ trợ thuộc Hợp phần B đã được thành lập nhằm cung cấp hỗ trợ cần thiết cho nông hộ Dự án. Cụ thể, đội ngũ bao gồm 9 CGHTKT;19 GSKN, và 62 KNV được tuyển dụng đầy đủ vào năm 2011 (và 01 KNV tại Kon Tum được tuyển dụng bổ sung vào năm 2012). Theo thiết kế Dự án, mỗi NDCC phụ trách 50 ha, mỗi KNV 500 ha, và mỗi GSKN 2.000 ha.

Về mạng lưới NDCC, theo báo cáo của IUCB, tính đến tháng 7/2014 đã có 557 trên tổng số 597 NDCC được tuyển dụng tại 10 tỉnh Dự án. Các NDCC được cho là đã đóng một vai trò quan trọng ở cấp địa phương do họ làm việc trực tiếp với người dân địa phương để hỗ trợ thêm cho họ. NDCC nắm thông tin chi tiết nhất về từng hộ gia đình và hiểu rõ tình hình trên địa bàn. Việc tuyển dụng NDCC bị muộn là do chậm trễ trong việc ký kết hợp đồng với đơn vị đào tạo để triển khai đào tạo ToT và nơng dân như đã trình bày ở trên – là điều kiện tiên quyết để một nông dân trở thành NDCC, cũng như việc chậm trễ phê duyệt định mức thù lao cho NDCC của MARD – là cơ sở để ký kết hợp đồng với NDCC. Bên cạnh đó, mức thù lao thấp 460.000 đồng/người/tháng theo quy định tại Điều 5 của Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 quy định định mức chi tiêu áp dụng cho các Dự án/chương trình sử dụng vốn nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức một phần làm chậm q trình tuyển dụng. IUCB hiện đã hoàn tất việc tuyển dụng NDCC, và tiến hành thanh toán định kỳ cho NDCC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của dự án phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 58 - 62)