Lựa chọn nội dung và phương pháp tập huấn kỹ thuật phù hợp với nông hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của dự án phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 99)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Định hướng và giải pháp tăng cường chất lượng tập huấn kỹ thuật dự án

4.4.5. Lựa chọn nội dung và phương pháp tập huấn kỹ thuật phù hợp với nông hộ

4.4.5. Lựa chọn nội dung và phương pháp tập huấn kỹ thuật phù hợp với nông hộ nông hộ

những tiến bộ đáp ứng nhu cầu đích thực của người dân và kêu gọi tinh thần tự nguyện tham gia ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của các nơng hộ một cách tích cực và trách nhiệm.

- Các cấp chính quyền thơn bn cần phải phối hợp với cơ quan chuyển giao và nhóm kỹ thuật, để có những thơng tin về nhu cầu kỹ thuật của nông dân trong sản xuất.

- Cần làm cho người dân hiểu rõ mục đích việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật là đem lại lợi ích cho họ, tránh tình trạng áp đặt và thực hiện những cơng đoạn phức tạp làm người dân khơng có khả năng tiếp thu và làm không đúng theo hướng dẫn.

- Chuyển giao thơng qua các mơ hình trình diễn nhằm tạo sự đồng thuận của địa phương, là cơ sở để các nông hộ nhận thức và cùng nhau tổ chức nhân rộng mơ hình tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

- Tổ chức Ban chỉ đạo kỹ thuật và nhóm nơng hộ cùng sở thích: đây là điều kiện để tiến hành việc triển khai các tiến bộ kỹ thuật thơng qua các nhóm nơng hộ và có chương trình tư vấn hỗ trợ cụ thể vào những thời điểm trọng yếu của các giải pháp kỹ thuật và tổ chức họp nhóm,để nêu điển hình và cùng thống nhất các kế hoạch tổ chức thực hiện.

- Tổ chức thực hiện và định kỳ giám sát việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất vào thực tiễn của đồng bào dân tộc thiểu số. Cán bộ kỹ thuật của cơ quan chuyển giao, cùng các cộng tác viên hình triển khai kế hoạch, tập huấn kỹ thuật cho nông hộ và cùng nông hộ định kỹ theo dõi đánh giá và xem xét việc thực hiện có đảm bảo yêu cầu, mục tiêu đề ra khơng. Rà sốt lại các vấn đề như: Lao động, nguồn vốn đầu tư có đảm bảo khơng, tiến độ cơng việc có đúng quy trình khơng, các biện pháp kỹ thuật có khả thi và bền vững khơng, các mặt cịn hạn chế... nhằm tạo tính chủ động và tác phong làm việc đúng mức.

- Đánh giá kết quả thực hiện và nhân rộng các tiến bộ kỹ thuật phù hợp cho đồng bào dân tộc thiểu số: Cơ quan chuyển giao, các cấp chính quyền thơn buôn, các kỹ thuật viên cơ sở cùng các nông hộ dánh giá trên cơ sở kết quả đạt được ngoài thực tế sản xuất. Tổ chức Hội thảo đầu bờ để tun truyền hiệu quả của mơ hình trên các mặt: nguồn lợi thu được, tính khả thi của giải pháp kỹ thuật, tính ổn định về các mặt xã hội,mơi trường, bền vững... để cư dân trong vùng và các nơng hộ quan tâm nhận thấy đó là những lợi ích mà cùng nhau tổ chức và nhân rộng kết quả ra sản xuất trong vùng.

4.4.6. Hồn thiện cơng tác tổ chức tập huấn

Dự án Phát triển cao su tiểu điền là cầu nối giữa các nông hộ và nhà nước, các đơn vị đào tạo, bởi vậy Ban lãnh đạo Dự án cần linh hoạt, nhạy bén trong mọi tình huống để làm sao hoạt động tập huấn kỹ thuật cho bà con được diễn ra thành công và đem lại hiệu quả tốt nhất.

Cần phải xác định rõ lợi ích lâu dài mang lại từ cây cao su. Phải xác định vai trị làm chủ thực sự trên diện tích cao su của mình để có thể chủ động đầu tư, nâng cao năng suất và chất lượng vườn cây.

- Chấp hành tốt quy trình kỹ thuật và hướng dẫn của các cán bộ khuyến nông để vườn cây phát triển tốt và cho năng suất ổn định và bền vững. Tăng cường học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức về canh tác cây cao su, kiến thức về thị trường, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

- Mạnh dạn vay vốn để đầu tư phục vụ nhu cầu sản xuất, mở rộng qui mô. Tuy nhiên phải sử dụng đồng vốn hợp lý, hiệu quả đúng mục đích.

- Thường xun nắm bắt thơng tin về thị trường, giá cả và bảo quản tốt mủ cao su nhằm giữ vững chất lượng, tạo thương hiệu và đặc trưng mủ ở nơi đây.

- Đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa góp phần thực hiện tốt q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiêp, nơng thơn. Ln có sự giao lưu trao đổi kinh nghiệm sản xuất giữa những người dân trồng cao su để hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả cao.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu chủ đề tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của dự án Phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Nghiên cứu rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, nghiên cứu đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt

động tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân trồng cao su trên các khía cạnh: làm rõ các khái niệm liên quan từ đó đưa ra khái niệm về cao su tiểu điền, khái niệm về hộ nông dân, khái niệm về tập huấn kỹ thuật tổng quan về vai trò, đặc điểm của tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân trồng cao su, nhất là đưa ra các nội dung và yếu tố ảnh hưởng đến tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân trồng cao su để qua đó làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân thuộc dự án Phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Nghiên cứu cũng khái quát cơ sở thực tiễn về tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân, về các nội dung tập huấn kỹ thuật, thực tiễn các hoạt động đào tạo, tập huấn ở một số địa phương ở Việt Nam mang tính tương đồng. Qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tế giúp cho tỉnh Gia Lai học hỏi đúc rút kinh nghiệm cho địa phương mình.

Thứ hai, thực trạng hoạt động tập huấn kỹ thuật cao su cho các hộ nông dân

trên địa bàn tỉnh Gia Lai cho thấy: Qua 2 giai đoạn đào tạo, tại Gia Lai IUCB đã tập huấn cho tổng cộng 2.165 học viên trong đó: 75 học viên TOT (chiếm 4%) và 2090 học viên nông dân (chiếm 96%). Kết quả đánh giá chất lượng học viên cho thấy, đa số học viên vượt qua bài thu hoạch cuối khóa, và hài lịng với khóa đào tạo. Đối với lớp TOT, số học viên đạt loại tốt chiếm 36%, loại khá chiếm 64% và khơng có ai xếp loại trung bình. Đối với lớp Nơng dân, số học viên xếp loại tốt là 8%, loại khá là 77% và xếp loại trung bình là 15%. Kết quả đó góp phần giúp đời sống các nông hộ được cải thiện, nâng cao thu nhập và giải quyết thêm việc làm cho người lao động ở địa bàn, ổn định đời sống nhân dân và an ninh xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế còn tồn tại sau: cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai chưa thốt khỏi tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Chất lượng mủ thu được chưa được đánh giá cao. Nguồn nhân lực làm việc trong ngành cao su trình độ thấp, chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu.

nhóm giải pháp đẩy mạnh hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân trồng cao su trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời gian tới. Giải pháp nên hướng vào giải quyết những vấn đề chủ yếu sau: Về quy hoạch: quy hoạch nhằm xây dựng hoạt động tập huấn kỹ thuật được coi trọng, với những vùng canh tác, snar xuất tập trung, đem lại hiệu quả kinh tế cao; Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ khoa học vào sản xuất nhằm tăng năng suất mủ, quan tâm ứng dụng các công nghệ mới; Bên cạnh đó, tơi cũng đề xuất những giải pháp liên quan đến hoạt động tập huấn kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý chất lượng đào tạo, tập huấn.

Nghiên cứu đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của của tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân cao su tiểu điền. Nội dung mà đề tài nghiên cứu là các nguồn lực tập huấn kỹ thuật, tổ chức quản lý các lớp tập huấn kỹ thuật, tình hình thực hiện chương trình tập huấn, đánh giá kết quả thực hiện. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động tập huấn kỹ thuật.

5.2. KIẾN NGHỊ

Qua quá trình thực hiện đề tài, nhận thấy được những tồn tại và hạn chế trong việc tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân cao su tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị như sau:

5.2.1. Đối với nhà nước

Nhà nước cần phải tích cực hồn thiện các chính sách, chế độ về tập huấn kỹ thuật cạo mủ cao su nhằm khuyến khích động viên nhiều thành phần kinh tế tham gia vào phát triển mơ hình này một các có hiệu quả hơn. Các cấp chính quyền tại huyện xã cần nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ để người dân có thể yên tâm trong sản xuất.

Trong quá trình hình thành và thiết kế dự án có các đơn vị thực hiện thuộc các Bộ chủ quản khác nhau cần có cơ chế phân cấp và trao quyền tự chủ cho các Bộ chủ quản và có cơ chế phân cấp cụ thể cho đơn vị thực hiện;

Cơ cấu tổ chức tại các tỉnh thực hiện dự án nhất thiết phải có Ban quản lý dự án hoặc Ban thực hiện dự án tỉnh cho dù dự án ở bất kỳ qui mô nào;

Số lương cán bộ thuộc các ban quản lý dự án cần được cân nhắc kỹ trên cơ sở khối lượng công việc trong từng dự án đơn lẻ;

Hệ thống NDCC đóng vai trị quan trong trong q trình thực hiện, do đó, cần xem xét thành lập hệ thống này ngay từ khi bắt đầu dự án. Tiêu chí lựa chọn

có thể linh hoạt phù hợp với thực tế. Ví dụ, những thành viên đã có trình độ chun mơn, hoặc đã đảm nhiệm một vị trí tương tự ở một dự án tương tự có thể khơng cần tham dự đào tạo ToT, hoặc có thể tham dự đào tạo ToT sau nhằm rút ngắn thời gian lựa chọn và ký kết hợp đồng;

GSKN nên đồng thời báo cáo chính thức CGHTKT, ngoài việc báo cáo chính thức cho ĐPV tỉnh như hiện nay, nhằm đảm bảo rằng CGHTKT được cập nhật đầy đủ về tình hình hiện tại để có hỗ trợ kịp thời;

Một số CGHTKT và cán bộ Dự án cho biết nơng hộ tiểu điền có thể tái canh cây cao su sau khi thanh lý vườn cây; tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu cụ thể nào về loại cây trồng phù hợp sau khi đã trồng cao su, và trong trường hợp tái canh cây cao su, cần áp dụng kỹ thuật và giống cây trồng nào phù hợp nhằm đảm bảo năng suất cao. Do đó, điều này nên được xem xét trong qua trình hỗ trợ kỹ thuật;

Trong dài hạn và đối với các Dự án trong tương lai, những thay đổi về lãi suất trên thị trường cần được xem xét kỹ lưỡng khi tính tốn mức lãi suất cho vay của Dự án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải ngân (tức là chính sách lãi suất linh hoạt là cần thiết), và khả năng hoàn trả vốn vay của người vay. Cơ cấu tổ chức nên được rà sốt lại nhằm đảm bảo thực hiện thơng suốt, đặc biệt là việc điều phối giữa các hợp phần Dự án. Ngồi ra, do tính rủi ro cao trong đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, việc thử nghiệm bảo hiểm nơng nghiệp được khuyến khích.

5.2.2. Đối với tỉnh Gia Lai

Tỉnh Gia Lai cần có cơ chế chính sách đối với các hộ trồng cao su tiểu điền, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào việc trồng và chăm sóc cây cao su tiểu điền.

Để mở các lớp tập huấn kỹ thuật cao cho người dân cần đẩy mạnh công tác khuyến nông, đào tạo các cán bộ kỹ thuận trồng, chăm sóc, khai thác vườn cây cao su theo từng giai đoạn kỹ thuật.

Cần duy trì và tăng cường cơng tác giám sát chỉ đạo của tổ công tác cao su và cán bộ nông dân chủ chốt về tình hình chăm sóc và khai thác mủ cao su của người dân để có các biện pháp nhắc nhở kịp thời.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bá Thuần (2011). Báo điện tử đại biểu nhân dân

2. Cổng thông tin điện tử Gia Lai (2015). Số liệu thống kê 2015. truy cập ngày 3/2/2017 tại http://www.gialai.gov.vn/tin-tuc/so-lieu-thong-ke-nam-2015.15627.aspx

3. Dự án Phát triển Cao su tiểu điền (2015). Báo cáo hoàn thành dự án Hợp phần B và một phần Hợp phần C.

4. Đặng Thế Sửu (2013). Phát triển cây cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

5. Lê Thị Mai Hoa (2012). Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Tĩnh, Luận văn thạc sĩ, ĐH Vinh, tr. 120.

6. Lý Duy Thu (2009). Nghiên cứu giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững Huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp.

7. MeKong Economic (2015). Báo cáo cuối kỳ lần 3, 5-9; 29-36.

8. Minh Khang (2013), Cổng thông tin điện tử Hiệp hội cao su Việt Nam, truy cập ngày 3/4/2017 tại http://www.vra.com.vn/linh-vuc/cao-su-tieu-dien/cao-su-tieu- dien-giai-phap-phat-trien-chuyen-nghiep.8132.html.

9. Mai Văn Hùng (2012). Phát triển sản xuất Cao su tiểu điền tại Huyện Chư Prong tỉnh Gia Lai.

10. Ngơ Dỗn Vịnh (2003). Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam - học hỏi và sáng tạo. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 41-67. 11. Nguyễn Thị Bích Thu (2016). Phát triển cụm cơng nghiệp trong nông thôn tỉnh

Gia Lai, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng, tr. 24-44.

12. Nguyễn Thu Hằng (2008). Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ kinh tế, ĐH Kinh tế và quản trị kinh doanh – Đại học Thái nguyên, tr.5-6.

13. Nguyến Tuấn Anh (2015). Nghiên cứu hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 tại huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang.

14. Quốc hội (2005). Bộ luật dân sự. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Unicef (2015). Phân tích tình hình trẻ em tỉnh Gia Lai, truy cập ngày 3/4/2017 tại https://www.unicef.org/vietnam/vi/Bao_cao_Gia_Lai.pdf.

16. Phạm Thị Khánh Quỳnh (2010).Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Thanh Liêm, tỉnh Bắc Giang, khóa luận tốt nghiệp – trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

17. Trần Thị Thu (2010). Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Nam Trực - tỉnh Nam Định khóa luận tốt nghiệp- trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA

DÀNH CHO NÔNG HỘ CAO SU TIỂU ĐIỀN

Dự án Phát triển Cao su Tiểu điền Phần 1: THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

Họ và tên: ……………………………………………. Năm sinh: …………./ …………../………..………

Giới tính: 1. Nam 2. Nữ Dân tộc: 1. Kinh 2. Khác: ………….

Tỉnh: ………………………………………………. Huyện: ……………………………………………….

Xã: ……………………………………………. Thôn: ……………………………………………….

……………………………………………….………………………………………………………..

Phần 2: HOẠT ĐỘNG NƠNG NGHIỆP 1. Xin anh/chị cung cấp thơng tin chung về từng lô cao su: Lô trồng cao su Mô tả Lô 1 Lô 2 Lô 3 1.1. Thông tin chung Trồng năm nào? …………………. …………………. ……………..

Diện tích (ha) …………………. …………………. ……………..

Số lượng cây …………………. …………………. ……………..

Giống cây (nếu biết) …………………. …………………. ……………..

1.2. Khai thác Năm bắt đầu khai thác (cạo mủ) …………………. …………………. ……………..

Trung bình số tháng cạo mủ trên 1 năm …………………. …………………. ……………..

Trung bình số ngày cạo mủ trên 1 tháng …………………. …………………. ……………..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của dự án phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)