Đánh giá tình hình tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến tập huấn kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của dự án phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 52)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.6. Đánh giá tình hình tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến tập huấn kỹ

thuật cao su cho hộ nông dân

Gia Lai là một trong những tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, nơi có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây cao su. Với một điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu ơn hịa, Gia Lai là một trong những tỉnh có diện tích cây trồng cao su lớn nhất cả nước. Bởi vậy, cần tập trung các hoạt động tập huấn kỹ thuật cao su tiểu điền cho một số diện tích khơng hề nhỏ của tỉnh Gia Lai.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai trong những năm gần đây tăng ổn định, cơ sở hạ tầng được nâng cao. Điện, đường, trường trạm được đầu tư đáng kể thuận lợi cho việc giao lưu, bn bán của bà con. Từ đó việc tập huấn cho bà con nông hộ ở những vùng sâu, vùng xa sẽ dễ dàng hơn, Việc đưa kỹ thuật cạo mủ cho bà con của Dự án sẽ thuận lợi hơn.

Đa số người dân trồng cao su từ lâu đời nên họ có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây cao su. Người dân đa số cần cù chịu khó học hỏi nên khi được hướng dẫn tập huấn cạo mủ cây cao su họ học hỏi rất nhanh, áp dụng chính xác những gì đã học được vào vườn cây cao su của mình. Từ đó nâng cao năng suất, chất lượng mủ cao su. Giúp thu nhập của hộ gia đình được cải thiện đáng kể.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu 3.2.1.1. Chọn điểm nghiên cứu

thuộc Dự án Phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai, trong 11xã mà Dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai, chúng tôi tiến hành điều tra các học viên thuộc 3 xã bao gồm: Xã Đắk Ya, xã Ayun, xã Lo Pang thuộc địa bàn Huyện Mang Yang. Xã ĐăkYa làm một xã có tình hình tập huấn tốt, sản lượng mủ cao su khai thác đạt cả về chất lượng và số lượng, Xã Ayun là một xã vùng xa,cơ sở vật chất cịn nhiều khó khăn nên lượng tiêu thụ và khai thác mủ chưa cao, người nông dân tay nghề chưa vững, cần được tiếp cận với kỹ thuật. Tại xã Lo Pang diện tích cao su tiểu điền khá,người dân có nhu cầu được tập huấn cao. Đây là 3 xã có số lượng học viên được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật đông, diện tích trồng cao su lớn, nhu cầu cần được tập huấn để nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng vườn cây cao su của hộ gia đình rất cao. Khái quát những lý do trên tác giả đã chọn 03 xã Đăk Ya,xã Ayun, xã Lo Pang làm điểm nghiên cứu cho luận văn của mình. Qua đó cần đúc rút kinh nghiệm nhằm khắc phục những tồn tại,hạn chế trong thời gian tới.

3.2.1.2. Chọn mẫu điều tra

Chúng tôi tiến hành điều tra 32 học viên tại xã Đăk Ya, 33 học viên tại xã Ayun và 35 học viên tại xã Lopang. Mẫu điều tra được chọn một cách ngẫu nhiên, phỏng vấn trực tiếp các nơng hộ có tham gia tập huấn. Với Số lượng mẫu này đã có thể đánh giá được hoạt động tập huấn kỹ thuật của địa phương.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

3.2.2.1. Thông tin, số liệu đã công bố

- Thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động đào tạo nghề của Dự án Phát triển cao su tiểu điền tại Gia Lai.

- Số liệu về công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên gia.

Các số liệu được thu thập từ các báo cáo, các số liệu thống kê của dự án.

3.2.2.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu

Cuộc điều tra này được thực hiện theo phương pháp điều tra chọn mẫu. Lựa chọn đối tượng đó là các hộ nơng dân thuộc Dự án Phát triển cao su tiểu điền. Nhằm kiểm chứng số liệu cũng như bổ sung đánh giá về nhu cầu là cơ sở quan trọng để đề xuất giải pháp đào tạo chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nơng dân

nịng cốt hiệu quả và bền vững. Cần lựa chọn mẫu điều tra phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:

- Tính đại diện: Phải tái tạo lại những đặc trưng cơ bản của tập hợp tổng quát.

- Tính đầy đủ, tính chính xác: Phản ánh đúng các đặc trưng cơ bản của tập hợp tổng thể.

- Tính thích hợp: Chọn đúng đối tượng nghiên cứu theo đề tài đã định ra. - Mẫu phải thuận tiện: Đối với việc thực hiện tiến trình nghiên cứu, dễ kiểm tra thơng tin.

- Khơng có sự trùng lặp các đơn vị nghiên cứu. - Có đủ nhóm trong đối tượng điều tra.

Phiếu điều tra thu thập thông tin được thiết kế in sẵn, phỏng vấn trực tiếp từng hộ nông dân.

3.2.3. Phương pháp xử lý thơng tin

Dùng chương trình Microsoft Office Excel 2010 kết hợp với máy tính casio.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả:

Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối và tương đối để mô tả thực trạng kết quả công tác đào tạo nghề cho dự án Phát triển cao su tiểu điền tại tỉnh Gia Lai.

Phương pháp này cũng nhằm đánh giá kết quả hoạt động đào tạo kỹ thuật theo các nội dung như: việc thực hiện kế hoạch đào tạo; kế hoạch Tài chính.

3.2.4.2. Phương pháp so sánh

Là một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của hoạt động đào tạo, tập huấn đang diễn ra trên địa bàn, so sánh từng năm, so sánh giữa kết quả đạt được với kế hoạch đề ra, so sánh trình độ của các hộ trước và sau tập huấn, các hình thức tập huấn,… từ đó tìm ra hình thức tập huấn phù hợp, hiệu quả nhất và đề xuất những giải pháp trước mắt và lâu dài để nâng cao chất lượng tập huấn kỹ thuật và giải quyết việc làm cho các nông hộ.

3.2.4.3. Phương pháp chuyên gia, hội thảo

Tham khảo lấy ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực điều tra từ khi thiết kế phiếu, quá trình điều tra, tổng hợp báo cáo.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Chỉ tiêu phản ánh tình hình triển khai các hoạt động tập huấn kỹ thuật - Chỉ tiêu về nguồn nhân lực: Cán bộ giảng viên, trình độ chun mơn, số năm công tác, chế độ thù lao;

- Chỉ tiêu về nguồn kinh phí: Kinh phí từ Ban quản lý dự án Phát triển cao su tiểu điền. Số tiền cho các hoạt động đào tạo, tập huấn; thông tin tuyên truyền;

- Chỉ tiêu về chương trình, giáo trình tập huấn; - Chỉ tiêu về hình thức, nội dung tập huấn;

- Chỉ tiêu về phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho triển khai hoạt động tập huấn: tài liệu, mẫu vật cho lớp tập huấn, thiết bị âm thanh...

* Chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động tập huấn kỹ thuật - Tập huấn, đào tạo

+ Số lớp thực tế tổ chức so với kế hoạch;

+ Đánh giá của hộ nông dân về nội dung tập huấn;

+ Sự phù hợp của các lớp tập huấn về đối tượng tham gia, nội dung tập huấn và tài liệu tập huấn;

+ Đánh giá của học viên về hoạt động đào tạo nghề -Lợi ích mang lại cho các nông hộ

+ Giảm tỷ lệ nghèo

+ Tăng lượng mủ xuất khẩu + Tăng thu nhập hộ gia đình + Tăng cơ hội việc làm

* Chỉ tiêu về yếu tố ảnh hưởng + Số lượng vốn đầu tư.

+ Số lượng giáo viên. + Số lượng cơ sở vật chất.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN 4.1.1. Khái quát Dự án Phát triển cao su tiểu điền. 4.1.1. Khái quát Dự án Phát triển cao su tiểu điền.

Phát triển cao su là nền tảng của phương pháp đa dạng hóa được áp dụng trong Dự án Đa dạng hóa Nông nghiệp (ADP). Trong giai đoạn 1998- 2007, Chính phủ Việt Nam vay 87 triệu Đôla Mỹ từ Ngân hàng Thế giới và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) để triển khai thực hiện ADP, với hoạt động phát triển cao su tiểu điền chiếm 61% tổng chi tiêu. Sau khi ADP kết thúc, hơn 10.000 ha cao su được phục hồi và hơn 30.000 ha cao su được trồng mới. Do thời kỳ kiến thiết cơ bản trước khi khai thác kéo dài 7-8 năm, thiếu vốn đầu tư chăm sóc và các kỹ thuật cần thiết, một Dự án phát triển cao su tiếp nối là cần thiết để cung cấp các hỗ trợ tín dụng và kỹ thuật cho việc chăm sóc và khai thác diện tích cao su đã trồng mới.

Chính phủ đã đệ trình u cầu hỗ trợ từ phía AFD cho hoạt động chăm sóc hơn 30.000 ha cao su được trồng mới trong khuôn khổ ADP. Yêu cầu này được đưa ra dựa trên tác động tiềm năng của cao su tiểu điền trong việc tạo ra thu nhập và đóng góp vào cơng cuộc giảm nghèo nói chung, việc thiết lập một hệ thống sinh kế ở khu vực miền núi nơi có nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống, việc khuyến khích phát triển hệ thống canh tác an toàn về mơi trường trên đất dốc và các đóng góp tiềm năng của tiểu ngành cao su đối với kinh tế cả nước. Đối tượng thụ hưởng Dự án là các nông hộ cao su tiểu điền thuộc ADP tại 10 tỉnh, bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Thừa Thiên – Huế, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nơng, Phú n và Bình Thuận.

Tên đầy đủ của Dự án là: Dự án Phát triển Cao su tiểu điền. Tên tiếng anh là: Small – holder Rubber Development Project (SRDP). Mã thỏa ước tài trợ Dự án: CVN: 6003 02E. Mã thỏa ước mở tín dụng: CVN 6003 01D. Nhà tài trợ cho Dự án là Cơ quan Phát triển Pháp (AFD). Cơ quản chủ quản dự án: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đồng chủ quản Hợp phần B và một phần Hợp phần C. Chủ dự án: Ban định chế tài chính thuộc Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Ban quản lý các dự án Nông nghiệp (APMB). Thời gian thực hiện: 2010 – 2015. Ngày ký hiệp định: 28/10/2010. Thời hạn hiệp

định: 28/10/2010 – 28/10/2015.

Tổng vốn của dự án và cơ cấu vốn:

Tổng vốn đầu tư của dự án là 26.34 triệu EUR (gồm cả khoản dự phòng tăng giá), trong đó:

- Vốn ngồi nước: 15.43 triệu EUR bao gồm:

- Vốn vay: bao gồm 14.8 triệu EUR (thời gian vay 17 năm, ân hạn 5 năm), chiếm 56% tổng số vốn dự án ;

- Vốn viện trợ khơng hồn lại: 0.63 triệu EUR, chiếm 2.4% tổng số vốn dự án.

- Vốn đối ứng trong nước: 10.91 triệu EUR, bao gồm:

+ Vốn của người hưởng lợi (nông dân): 8.75 triệu EUR, chiếm 33,3% tổng số vốn của dự án;

+ Vốn ngân sách Chính phủ và của VBARD: và 2.16 triệu EUR (trong đó 2.03 triệu EUR của NHNo), chiếm 8% tổng số vốn dự án.

Dự án bao gồm 3 Hợp phần sau đây: (A) Cung cấp Tín dụng (B) Hỗ trợ Kỹ thuật và (C) Quản lý Dự án.

Hợp phần A: Hợp phần này cung cấp tín dụng cho phát triển cao su tiểu

điền để chăm sóc 28.743 ha cao su được trồng mới trong khuôn khổ ADP trong giai đoạn 2002-2006. Hỗ trợ được cung cấp dưới hình thức cho nơng dân thuộc ADP vay vốn tính từ ngày 01/7/2008 trở đi, và các nông hộ đóng góp sức lao động. Hỗ trợ cho diện tích ngồi ADP sẽ được xem xét theo phê duyệt của AFD nếu SRDP còn dư vốn.

Khoản kinh phí được Bộ Tài Chính cho Agribank vay lại sẽ được sử dụng để cung cấp tín dụng cho các chi nhánh Agribank tại địa phương và tiếp đó là người vay cuối cùng. Agribank chịu các rủi ro tín dụng có liên quan. Tín dụng được cấp cho người vay cuối cùng ở mức lãi suất thương mại với mức trần là 15%/năm. Agribank được phép áp dụng mức phí lên đến 5,5%/năm trên tổng mức tín dụng để chi trả cho các khoản chi phí. Kỳ hạn vay tối đa là 17 năm và 5 năm ân hạn.

Hợp phần B: Hợp phần này bao gồm cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các

nông hộ thuộc ADP do MARD quản lý.

nông do mạng lưới các Chuyên gia Hỗ trợ Kỹ thuật, Giám sát Khuyến nông, Khuyến nông viên và Nông dân Chủ chốt thực hiện, và hoạt động đào tạo về các kỹ thuật chăm sóc và khai thác cần thiết cho cả nông dân Dự án và cán bộ khuyến nơng thuộc Dự án. Mỗi lớp có 25 học viên, bao gồm ít nhất 01 cán bộ Agribank phụ trách thẩm định cho vay thuộc Dự án.

Hợp phần C: Hợp phần này do Ban Quản lý Dự án Trung ương (PMC),

bao gồm đại diện của Agribank và MARD, quản lý và giám sát. Hợp phần này bao gồm các chi phí quản lý và thực hiện của IUCB và các ĐPV tỉnh, và do Ban Quản lý các Dự án Nông nghiệp thuộc MARD quản lý, và các chi phí TD&ĐG Dự án, Kiểm toán Dự án và Đào tạo về các kỹ năng thẩm định, giải ngân, và quản lý Dự án được triển khai cho các cán bộ Agribank tham gia trực tiếp vào công tác quản lý và thực hiện Dự án do Agribank phụ trách. Các chi phí vận hành cho cán bộ của PMC, các đơn vị thực hiện và các cán bộ tỉnh trong việc theo dõi và báo cáo về tình hình thực hiện Dự án cũng thuộc hợp phần này.

Bảng 4.1. Chi phí dự kiến và kế hoạch tài trợ của dự án ban đầu

(Tính bằng triệu Euro) STT Vốn vay AFD Vốn viện trợ AFD Người trồng Đối ứng Tổng VBAR D Chín h phủ 1. Hợp phần A: Tài trợ chăm sóc cao su (VBARD) 11,56 8,45 2,03 22,04 2. Hợp phần B: Hỗ trợ ngành cao su (MARD) 2,29 0,27 0,02 2,58 3. Hợp phần C: Hỗ trợ quản lý dự án 0,31 0,25 0,07 0,63 Trong đó: MARD 0,15 0,06 0,21

VBARD (theo dõi,đánh giá, đt,

kiểm toán) 0,16 0,25 0,01 0,42

Tổng chưa bao gồm dự phòng

phát sinh và trượt giá 14,16 0,52 8,45 2,03 0,09 25,25 Dự phòng phát sinh và trượt giá 0,64 0,11 0,30 0,04 1,09

TỔNG CỘNG 14,8 0,63 8,75 2,16 26,34

Bảng 4.2. Chi phí và kế hoạch tài trợ của dự án (điều chỉnh tháng 9.2014) (Tính bằng triệu Euro) STT Vốn vay AFD Vốn viện trợ AFD Ngườ i trồng Đối ứng Tổng VBAR D Chín h phủ 1. Hợp phần A: Tài trợ chăm sóc cao su (VBARD) 11,56 8,45 2,03 22,04 2. Hợp phần B: Hỗ trợ ngành cao su (MARD) 2,44 0,31 0,02 2,77 3. Hợp phần C: Hỗ trợ quản lý dự án 0,39 0,28 0,09 0,76 Trong đó: MARD 0,23 0,03 0,08 0,34

VBARD (theo dõi,đánh giá,

đt, kiểm toán) 0,16 0,25 0,01 0,42

Tổng chưa bao gồm dự

phòng phát sinh và trượt giá 14,39 0,59 8,45 2,03 0,11 25,57 Dự phòng phát sinh và trượt

giá 0,41 0,04 0,30 0,02 0,77

TỔNG CỘNG 14,8 0,63 8,75 2,16 26,34

Nguồn: Dự án Phát triển cao su tiểu điền (2015) Ban quản lý các Dự án Nông nghiệp (APMB) được MARD giao trực tiếp thực hiện và quản lý Hợp phần B (hợp phần Hỗ trợ kỹ thuật cao su tiểu điền) và một phần hợp phần C. APMB sẽ tiến hành các thủ tục rút vốn và phải chịu trách nhiệm pháp lý về toàn bộ giao dịch rút vốn từ tài khoản tạm ứng của mình mở tại chi nhánh NHNo, thực hiện quản lý, kiểm soát các khoản chi tiêu liên quan đến các hoạt động thuộc trách nhiệm của MARD trong khuôn khổ dự án Phát triển cao su tiểu điền. Để đảm bảo sự gắn kết giữa các hợp phần của dự án, APMB có trách nhiệm gửi báo cáo về các hoạt động rút vốn cũng như tiến độ thực hiện tới NHNo. APMB sẽ chịu trách nhiệm:

- Xây dựng điều khoản và điều kiện về hỗ trợ chăm sóc cao su, chủ yếu là kỹ thuật cạo mủ;

- Ký hợp đồng với Tập đoàn Cao su Việt Nam hoặc các cơng ty thành viên để tuyển chọn Nhóm chun gia kỹ thuật gồm 10 chuyên gia cao su hỗ trợ 10 tỉnh;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của dự án phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 52)