Đánh giá kết quả tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân trồng cao su thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của dự án phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 80 - 82)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân cao su tiểu

4.2.4. Đánh giá kết quả tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân trồng cao su thuộc

* Đánh giá của học viên về sự phù hợp của lớp tập huấn

Các lớp tập huấn trên địa bàn tỉnh Gia Lai ln có sự liên kết chặt chẽ tham gia của các cấp chính quyền trên địa bàn huyện. Dự án phổi hợp cùng với ĐPV của tình rà sốt đối tượng được tập huấn sao cho buổi tập huấn được truyền đạt đúng đối tượng và đem lại hiệu quả tập huấn cao

Bảng 4.14. Kết quả thăm dò ý kiến về sự phù hợp của lớp tập huấn

Nội dung đánh giá Phù hợp Không phù hợp

Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ %

1.Đối tượng tham dự 100 100 0 0

2.Thời gian tập huấn 85 85 15 15

3. Nội dung tập huấn 96 96 4 4

4. Phương pháp tập huấn 87 87 13 13

5. Tài liệu tập huấn 95 95 5 5

6. Thời điểm tập huấn 80 80 20 20

7. Địa điểm tập huấn 90 90 10 10

8. Tổ chức lớp 92 92 8 8

Nguồn: Khảo sát nông hộ (2016) Qua bảng trên ta thấy đối tượng tham dự tập huấn là phù hợp 100%. Về thời gian tập huấn số ý kiến cho rằng phù hợp là 85% và 15% ý kiến cho rằng là khơng phù hợp vì theo họ thời gian tập huấn là ngắn. Số hộ nông dân cho rằng nội

dung tập huấn phù hợp là 96% và không phù hợp là 4%. Số ý kiên cho rằng thời điểm phù hợp là 80% và có 20% cho rằng khơng phù hợp vì thời gian tập huấn và nội dung tập huấn cũng như thời điểm tập huấn là rấ quan trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con nơng dân, nếu có được thong tin nhanh chóng kịp thời, nội dung phù hợp họ sẽ bớt được rủi ro gặp phải trong quá trình sản xuất. Về phương pháp tập huấn thì có 87% đồng ý với phương pháp tập huấn, 13% không đồng ý với phương pháp tập huấn, họ cho rằng phương pháp tập huấn chưa mang lại hiệu quả. Về địa điểm của lớp tập huấn thì 90% cho rằng là phù hợp, 10% ý kiên cho rằng khơng phù hợp. Có 92% ý kiến cho rằng tổ chức lớp tập huấn là phù hợp và 8% ý kiên cho rằng chưa phù hợp. Về tài liệu tập huấn thì có 95% ý kiến cho rằng là phù hợp và 5% ý kiến cho rằng là không phù hợp với nhu cầu của họ, họ đề nghị nên có nhiều tranh ảnh về chủ đề tập huấn hơn.

Hộp 4.2. Cần có giải pháp để nhiều nơng hộ được tham gia lớp tập huấn

Dự án đã mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật cạo mủ cao su, nhưng do số lượng người tham dự bị giới hạn là những hộ có vườn cao su thuộc Dự án Phát triển cao su tiểu điền. Những hộ có diện tích khơng thuộc Dự án nhưng họ vẫn có nhu cầu được tập huấn. Do vậy Dự án nên mở rộng để cho các hộ không thuộc Dự án cũng được tham dự tập huấn.

(Nguồn: Ông Trần Anh Quyết, 63 tuổi,, vào hồi 15h30’ tại thơn An Hịa, xã IaDrang, huyện Chư Prong) * Về sử dụng kết quả tập huấn

Bảng 4.15. Kết quả thăm dò ý kiến về sử dụng kiến thức kỹ năng vào sản xuất của các hộ nông dân

Nội dung Số lượng <người> Tỷ lệ %

Tổng số người được hỏi 100 100

-Có áp dụng vào sản xuất 98 98,0

-Chưa áp dụng 2 2,0

-Hướng dẫn nông dân khác 90 90,0

Đào tạo tập huấn cho các hộ cao su nhằm nâng cao sự hiểu biết về kỹ thuật chăm sóc và cạo mủ cao su, cũng như áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Vì vậy muốn biết hiệu quả của hoạt động đào tạo, tập huấn chúng ta xem kết quả sử dụng kiến thức, kỹ năng của các nông hộ.

Qua điều tra cho thấy 98% hộ áp dụng kiến thức và kỹ năng và vườn cao su của mình. Hộ đã nhận thức được mức nguy hại khi mở không đúng miệng cạo, và cạo mủ không đúng kỹ thuật. Hộ từ chỗ không biết phân biệt bệnh nay đã biết bệnh, mà còn chỉ bảo thêm cho bà con trong thơn của mình, khơng những thế hộ cịn hạch tốn kinh tế cho hộ của mình và biết thời điểm nào nên cạo mủ để bán được giá cao nhất.

Những hoạt động này đã nâng cao được thu nhập của hộ nông dân lên cao hơn và giúp nông dân giảm được rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Số nông dân chưa áp dụng vào sản xuất chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 2% vì họ sợ gặp rủi ro. Có tới 90% những người nơng dân tham gia tập huấn đã biết giúp đỡ truyền đạt những kiến thức đã học được cho những nông khác để cùng nhau thực hiện cũng như giúp đỡ nhau những lúc gặp phải khó khăn.

4.2.5. Đánh giá chung về hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân của dự án phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 80 - 82)