3.4. Cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
3.4.3. Mơ hình cấu trúc theo khu vực địa lý
Cấu trúc khu vực địa lý là cấu trúc trong đó tất cả các hoạt động tồn cầu của cơng ty được tổ chức theo nước hay theo khu vực (xem hình 3.4)
Hình 3.4: Cấu trúc khu vực địa lý
Nếu công ty càng hoạt động ở nhiều nước thì khả năng tổ chức theo khu vực của công ty cũng càng lớn thay cho việc tổ chức theo nước. Thông thường, tổng giám đốc phụ trách mỗi nước hay mỗi khu vực. Theo cấu trúc này, mỗi bộ phận theo khu vực địa lý hoạt động như là một dơn vị độc lập, với hầu hết các quyết định được phân chia cho người quản lý khu vực hoặc quốc gia. Mỗi đơn vị có các phịng ban riêng như phịng cung ứng, sản xuất, Marketing và bán hàng, nghiên cứu và phát triển, kế tốn…Mỗi đơn vị cũng có xu hướng quản lý hầu hết việc lập kế hoạch chiến lược của riêng nó. Trụ sở chính của công ty mẹ ra quyết định về chiến lược tổng thể của công ty và phối hợp các hoạt động của các cơ sở khác nhau.
Cấu trúc theo khu vực là phù hợp nhất đối với các công ty coi mỗi thị trường khu vực hay quốc gia là duy nhất. Cấu trúc này đặc biệt có ích khi giữa các quốc gia hay các khu vực có sự khác nhau lớn về văn hóa, chính trị hay kinh tế. Khi các tổng giám đốc có quyền giám sát các hoạt động ở chính mơi trường họ hoạt động thì họ trở thành các giám sát viên duy nhất cần cho khách hàng của họ. Mặt khác, vì các đơn vị hoạt động độc lập, các nguồn lực được phân bổ có thể trùng nhau một phần và việc truyền đạt kiến thức từ đơn vị này sang đơn vị khác có thể khơng theo mong muốn.
Hạn chế của mơ hình này là khả năng lắp lẫn cơng việc trong mỗi khu vực do cáccơng ty con có các hoạt động tạo giá trị giống nhau ở những địa điểm khác nhau chứkhông tập trung vào địa điểm hiệu quả nhất. Ví dụ, hãng Neslé có hơn 500 nhà máy ở gần 90 nước để bán khoảng 8.000 nhãn hàng hóa tới hầu hết các nước trên thế giới. Do vậy,trụ sở tại Thụy Sĩ đã đau đầu để quyết định xem chi phí nguyên liệu đầu vào của các côngty con mua từ các nhà cung cấp trên khắp thế giới. Và có những trường hợp, mỗi nhà máy trong số 40 nhà máy của Nestlé tại Hoa Kỳ đã tiến hành mua nguyên liệu một cách độc lập. Việc thiếu sự phối hợp này đã dẫn tới hiện tượng các nhà máy của doanh nghiệp tại Hoa Kỳ phải thanh toán tới 20 mức giá khác nhau đối với sản phẩm vanilla cho cùng một nhà cung cấp.