Đầu tư gián tiếp

Một phần của tài liệu KINH DOANH QUỐC TẾ KINH DOANH QUỐC TẾ KINH DOANH QUỐC TẾ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 92 - 94)

Đầu tư loại này nhằm tìm lợi nhuận về tài chính (như cho vay tiền) và khơng trực tiếp điều hành hoạt động ở ngoại quốc. Đầu tư danh mục chứng khoán thường được thực hiện bằng một trong hai hình thức: mua cổ phần trong cơng ty hay cho cơng ty hoặc quốc gia vay tiền dưới hình thức trái phiều dài hạn hay ngắn hạn. Thí dụ, cơng ty phát hành trái phiếu, hoặc nhà nước phát hành trái phiếu quốc tế để vay tiền các nhà đầu tư quốc tế. Đầu tư vào danh mục chứng khoán ngoại quốc rất quan trọng đối với đa số cơng ty có các hoạt động quốc tế mạnh. Các thủ quỹ công ty thường chuyển vốn của họ từ nước này sang nước khác để kiếm lợi cao hơn đối với việc đầu tư ngắn hạn.

Ưu điểm của đầu tư nước ngoài:

Thứ nhất, Tăng khả năng thâm nhập đối với các thị trường mới khuyến khích nhiều

cơng ty đầu tư sản xuất hàng hóa tại hoặc gần các địa điểm của khách hàng. Việc sản xuất ngay tại địa phương sẽ cải thiện dịch vụ khách hàng và giảm chi phí vận chuyển hàng hóa đến địa điểm của người mua. Coca-Cola, IBM, và Toyota đều có doanh số bán hàng ở nước ngoài cao hơn thị trường trong nước. Nhà sản xuất chíp khổng lồ Intel hi vọng sẽ có doanh số bán hàng lớn ở Trung Quốc, khi mà thu nhập của người dân ở nước này đang tăng lên và chỉ chưa đầy 10% các hộ gia đình sở hữu một chiếc máy tính.

Thứ hai, Rõ ràng, đầu tư nước ngoài giúp các doaonh nghiệp tiếp cận những nguyên

liệu thô cần thiết trong ngành công nghiệp khai khống và nơng nghiệp. Ví dụ, các cơng ty trong các ngành công nghiệp mỏ, dầu, và trồng cây theo vụ khơng có sự lựa chọn nào khác là phải đến những nơi có nguồn ngun liệu thơ. Trong ngành công

nghiệp rượu vang, các công ty thành lập các nhà máy rượu vang ở những khu vực thích hợp cho trồng nho.

Thứ ba, Tăng khả năng tiếp cận tri thức và các tài sản khác. Trong những lĩnh vực như

R&D, chế tạo, và marketing, công ty mẹ có thể hưởng lợi từ bí quyết sản xuất của đối tác. Ví dụ, General Motors và Toyota lần đầu tiên liên kết để tạo ra New United Motor Manufacturing Inc., hay NUMMI, ở Fremont, California. Kết quả là General Motor đã học hỏi công nghệ từ Toyota trong việc sản xuất xe chất lượng cao. Đến lượt mình, Toyota cũng nhận lại khả năng chuyên môn về công nghệ và thiết kế cho phép hãng phát triển các dòng xe hợp với khách hàng Hoa Kỳ hơn.

Thứ tư, Giảm chi phí sản xuất và tìm kiếm nguồn nguyên liệu bằng cách sử dụng lao

động giá rẻ và các đầu vào rẻ tiền trong quá trình sản xuất. Động cơ này đã giải thích cho sự phát triển ồ ạt của các nhà máy và các cơ sở sản xuất dịch vụ ở Trung Quốc, Mexico, Đông Âu và Ấn Độ.

Thứ năm, trong những ngành cơng nghiệp địi hỏi các cơng ty phải đặc biệt nhạy cảm

với nhu cầu của người tiêu dùng, hay là những ngành có thị hiếu thay đổi nhanh chóng, các nhà quản lý thường đặt các nhà máy hoặc các hoạt động lắp ráp gần với những khách hàng quan trọng bằng cách sử dụng phương thức đầu tư nước ngồi. Ví dụ, trong ngành công nghiệp thời trang, nhãn hiệu Zara của Tây Ban Nha và H&M của Thụy Điển đặt phần lớn cơ sở sản xuất của họ ở những thị trường trọng điểm như Châu Âu. Chi phí sản xuất tất nhiên sẽ đắt hơn, nhưng sản phẩm sẽ đến được với các cửa hàng nhanh hơn và giới thiệu những xu hướng thời trang mới nhất sớm hơn.

Thứ sáu, sử dụng phương thức đầu tư nước ngoài sẽ tận dụng tối đa những ưu đãi của

Chính phủ. Để hạn chế nhập khẩu, các Chính phủ có thể trợ cấp hoặc có những ưu đãi về thuế đối với các cơng ty nước ngồi để khuyến khích họ đầu tư cục bộ. Chính phủ khuyến khích đầu tư của các cơng ty nước ngồi bởi vì nó sẽ tạo ra nguồn vốn và việc làm cho địa phương, tăng thu từ thuế và chuyển giao kĩ năng cũng như công nghệ.

Thứ bảy, Tránh hàng rào thương mại. Các công ty tham gia vào đầu tư nước ngồi có

thể nhằm mục đích tránh thuế quan và các hàng rào thương mại khác, do những biện pháp này thường chỉ áp dụng cho xuất khẩu. Bằng cách thiết lập sự hiện diện của mình ở trong một khối kinh tế như là EU, một cơng ty nước ngồi có thể có được những lợi thế tương tự như là các công ty sở tại. Làm đối tác với một công ty địa phương sẽ khắc phục được những luật lệ và rào cản thương mại, hoặc là đáp ứng các luật lệ địa phương. Mong muốn tránh được các hàng rào thương mại đã giải thích cho việc tại sao một số lượng lớn các hãng sản xuất ô tô của Nhật Bản lại thành lập các nhà máy ở Hoa Kỳ trong những năm 1980. Tuy nhiên, động cơ này ngày nay đã trở nên ít quan trọng hơn trước đây do các hàng rào thương mại đã giảm đáng kể ở nhiều quốc gia.

So sánh với những phương thức xâm nhập khác, đầu tư nước ngoài khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn, do việc thiết lập sự hiện diện ổn định ở một quốc gia nước ngoài khiến cho hãng sẽ dễ bị tác động trước những hoàn cảnh đặc biệt của quốc gia đó. Sự đầu tư lớn vào nhà máy, trang thiết bị và nguồn lực con người ở nước sở tại sẽ khiến cho nhà đầu tư trực tiếp phải đối mặt với những rủi ro chính trị và sự can thiệp của chính quyền địa phương về giá, lương và thủ tục thuê. FDI cũng làm giảm tính linh hoạt của cơng ty bằng cách thắt chặt vốn cổ phần trên thị trường nước ngoài. Các nhà đầu tư trực tiếp thường phải đấu tranh với lạm phát và các điều kiện kinh tế khác ở địa phương đó. Ví dụ, Procter&Gamble (P&G) có cơng việc kinh doanh phát đạt thông qua một công ty con của hãng bán những sản phẩm tiêu dùng ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ lại có lịch sử về lạm phát cao, thỉnh thoảng lên đến 100% một năm. P&G đã phải nghĩ ra rất nhiều phương thức khác nhau để tối thiểu hóa những thiệt hại của mình do những hiệu ứng bất lợi của lạm phát, bao gồm những đàm phán về lương vẫn đang tiếp diễn với lực lượng lao động địa phương, tăng giá phù hợp với những điều kiện địa phương và thu hồi lợi nhuận nhanh chóng.

Những nhà đầu tư trực tiếp phải đối mặt nhiều hơn với những vấn đề về văn hóa và xã hội đặc trưng ở nước sở tại. Các doanh nghiệp đa quốc gia với những hoạt động gây chú ý lại đặc biệt dễ phải chịu những sự giám sát chặt chẽ từ phía cơng chúng đối với những hoạt động đó. Để có thể tối thiểu hóa những vấn đề tiềm năng, các doanh nghiệp đa quốc gia thường thích đầu tư vào những quốc gia có văn hóa và ngơn ngữ tương tự với nước đầu tư. Ví dụ, khi mở cửa hàng ở Châu Âu, các cơng ty Hoa Kỳ có thể lựa chọn Bỉ hoặc Hà Lan bởi vì Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi ở những nước này.

Một phần của tài liệu KINH DOANH QUỐC TẾ KINH DOANH QUỐC TẾ KINH DOANH QUỐC TẾ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)