6.1. Đạo đức kinh doanh
6.1.1. Khái niệm về đạo đức kinh doanh
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bao gồm một hệ thống những quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực của xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của cộng đồng và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào toàn bộ các hoạt động và quan hệ kinh doanh. Nói cách khác, nếu đạo đức xã hội là “cái chung” thì đạo đức kinh doanh là “cái đặc thù”.
Theo Phillip V. Lewis, Đại học Abilene Christian, Hoa Kỳ, trong khoảng thời gian từ năm 1961 đến 1985 trên các sách giáo khoa và tạp chí có khoảng 185 định nghĩa về đạo đức kinh doanh. Sau khi tổng hợp các điểm chung của 185 định nghĩa, Phillip V. Lewis xác định đạo đức kinh doanh như là những quy tắc, tiêu chí, chuẩn mực để đánh giá hành vi của chủ thể kinh doanh. Ông viết: “Đạo đức kinh doanh là tất
cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực (của một tổ chức) trong những trường hợp nhất định”. Còn Ferrels và John Fraedrich lại chú ý đến phương diện điều chỉnh hành
vi đạo đức kinh doanh đối với hành vi của chủ thể kinh doanh. Các ông cho rằng, “Đạo
đức kinh doanh bao gồm những nguyên tắc cơ bản và tiêu chuẩn điều chỉnh hành vi trong thế giới kinh doanh. Tuy nhiên, việc đánh giá một hành vi cụ thể là đúng hay sai, phù hợp với đạo đức hay không sẽ được quyết định bởi nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng, các nhóm có quyền lợi liên quan, hệ thống pháp lý cũng như cộng đồng” [Kỷ yếu
hội thảo quốc tế: “Đạo đức trong kinh doanh”, do Viện Triết học Việt Namkết hợp cùngViện Triết học Trung Quốc, tổ chức, 16 – 22/12/2012. 108]
Giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp” của GS. TS. Bùi Xn Phong, Nhà xuất bản Văn hóa thơng tin, năm 2009, lại đưa ra định nghĩa: “Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh”. Trong giáo trình “Văn hóa kinh doanh” của tác giả Dương Thị Liễu (Chủ biên), Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2009, khái niệm đạo đức kinh doanh được khẳng định: “… là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh”.
Qua những định nghĩa đã đạt được trình bày, có thể khẳng định, đạo đức kinh
doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm