Mơ hình cấu trúc theo sảnphẩm – khu vực địa lý

Một phần của tài liệu KINH DOANH QUỐC TẾ KINH DOANH QUỐC TẾ KINH DOANH QUỐC TẾ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 73 - 74)

3.4. Cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế

3.4.4. Mơ hình cấu trúc theo sảnphẩm – khu vực địa lý

Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế theo đuổi chiến lược xuyên quốc gia tại đó đáp ứng cả hai u cầu đó là hội nhập, tồn cầu hóa và thích nghi địa phương. Để thực hiện chiến lược này, các doanh nghiệp thường thiết kế tổ chức của mình theo mơ hình cấu trúc sản phẩm – địa lý để cho phép tận dụng được ưu điểm của mơ hình theo sản phẩm và mơ hình theo địa lý.

Mơ hình cấu trúc theo sản phẩm – khu vực địa lý về mặt lý thuyết cho phép một doanh nghiệp kinh doanh quốc tế còn hạn chế được những nhược điểm của hai mô hình kể trên.

Mơ hình cấu trúc theo sản phẩm – khu vực địa lý thường xác định rõ một công ty con phải báo cáo tới hơn một bộ phận phụ trách bao gồm cả về sản phẩm và địa lý. Giả định cơ bản ở đây là mỗi nhóm phải chia sẻ trách nhiệm về hoạt động vận hành ở nước ngồi sẽ khuyến khích việc mỗi nhóm trao đổi thơng tin và nguồn lực một cách tự nguyện hơn. Ví dụ, các bộ phận phụ trách sản phẩm phải cạnh tranh với nhau để đảm bảo rằng bộ phận R&D đượcliên kết với nhóm chức năng như sản xuất, phát triển công nghệ đối với sản phẩm của họ. Các bộ phận phụ trách sản phẩm sẽ phải cạnh tranh để đảm bảo rằng các đối tác ở các khu vực địa lý khác nhau sẽ chú ý và đầu tư quan tâm thỏa đáng đến dịng sản phẩm của mình. Ví dụ, số lượng các nguồn lực cần thiết để phát triển sản phẩm dệt ở Mexico phụthuộc một phần vào cạnh tranh giữa nhóm Châu Âu và Châu Mỹ La tinh và một phần phụ thuộc vào cạnh tranh nguồn lực giữa nhóm sản phẩm dệt và sản phẩm nơng sản. Do vậy, mơ hình cấu trúc theo sản phẩm – khu vực địa lý là sự nhân nhượng hữu ích khi các bộ phận gặp khó khăn trong việc liênkết hay phân tách các hoạt động ở nước ngồi.

Mơ hình cấu trúc theo sản phẩm – khu vực địa lý cũng có một số hạn chế. Mơ hình này u cầu các nhóm cạnh tranh nhau vì các nguồn lực có hạn, phương pháp vận hành ưa thích, chia sẻ lợi ích hoặc rủi ro. Xung đột giữa các bộ phận cấp thấp có khả năng phát sinh khi cấp quản lý cấp cao phải ủng hộ nhóm này hay nhóm kia. Có thể nói, mơ hình cấu trúc theo sản phẩm – khu vực địa lý tạo ra một cơ chế quản lý kép làm vi phạm nguyên tắc một lệnh thống nhất (unity of command principle). Nguyên tắc một lệnh thống nhất cho rằng chuỗi lệnh và thông tin không bị ngắt quãng sẽ truyền từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất trong tổ chức. Cịn theo mơ hình cấu trúc theo sản phẩm – khu vực địa lý, trách nhiệm và mối quan hệ cơng tác nhằng nhịt trong tổ chức có thể làm cho chuỗi lệnh bị bóp méo hoặc sai lệch. Trong trường hợp này, quản lý cấp cao không thể giám sát được cán bộ cấp dưới do họ giả định là có nhóm khác chịu trách nhiệm về việc đó. Ví dụ, giám đốc ở bộ phận Châu Á có thể khơng quan tâm tới hoạt động hàng ngày tại một bộ phận sản phẩm B ở Nhật Bản do họ cho rằng bộ phận phụ trách sản phẩm B sẽ chịu trách nhiệm làm việc này, trong khi đó, ngược

lại bộ phận phụ trách sản phẩm B lại giả định rằng bộ phận phụ trách Châu Á phải giám sát hoạt động tại Nhật Bản. Công ty Dow Chemical thực hiện theo mơ hình cấu trúc theo sản phẩm – khu vực địa lý cho rằng “chúng tơi theo mơ hình cấu trúc theo sản phẩm – khu vực địa lý và phụ thuộc vào tinh thần hợp tác, ở đó khơng có ai chịu trách nhiệm cả. Khi mọi thứ ok, chúng tôi không biết ai để khen thưởng và khi một thứ tồi tệ, chúngtôi không biết ai để phê bình„. Việc giả định nhầm ai đó chịu trách nhiệm đã khiến chonhiều cơng ty lại phải quay lại mơ hình phân định vai trị và chức năng của các bộ phận

Một phần của tài liệu KINH DOANH QUỐC TẾ KINH DOANH QUỐC TẾ KINH DOANH QUỐC TẾ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)