6.1. Đạo đức kinh doanh
6.1.2. Những chuẩn mực đánh giá đạo đức kinh doanh
Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, đạo đức kinh doanh bao hàm những chuẩn mực căn bản sau:
Thứ nhất, Tính trung thực
Tính trung thực là một phẩm chất đạo đức cơ bản của con người nói chung và người kinh doanh nói riêng. Nội dung của nó là tơn trọng lẽ phải, sự thật và chân lý trong các quan hệ xã hội, thái độ thiện chí, dũng cảm đấu tranh vì cái thiện, cái tốt, cái đẹp. Nội dung chủ yếu và trước hết của tính trung thực là thái độ khách quan, dám nói thẳng nói thật, dám nhìn thẳng vào sự thật, dám đấu tranh cho sự thật. Tính trung thực địi hỏi con người phải sống thẳng thắn, thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với bản thân, với người khác và với xã hội.
Trong q trình hồn thiện nhân cách, con người khơng thể khơng có tính trung thực. Có thể nói rằng, tính trung thực là một phẩm chất đạo đức cơ bản và đầu tiên đối với mỗi cá nhân. Bởi vì:
- Tính trung thực là một trong những đặc trưng cơ bản làm nên bản chất đạo đức của con người, là điểm xuất phát ban đầu để hình thành nên phẩm chất đạo đức của cá nhân; là cơ sở để xây dựng niềm tin, lòng chung thủy và những nội dung đạo đức tốt đẹp khác, như tính cao thượng, khảng khái, dũng cảm, vị tha… Theo đó, tiêu chuẩn trước hết để đánh giá con người có đạo đức là tính trung thực.
- Tính trung thực là một đức tính quý giá, phù hợp với đạo lý làm người, nó trở thành nhu cầu của toàn xã hội, là tinh hoa và là truyền thống cao quý của đạo đức xã hội.
Trong quan niệm truyền thống của dân tộc ta cũng như toàn thể nhân loại đều khẳng định, làm người phải sống trung thực mới là người tốt. Trong các tiêu chuẩn để đánh giá phẩm hạnh của mỗi người, người ta luôn đề cao tính trung thực. Trong các quan hệ xã hội, trong giao tiếp, trong sản xuất, kinh doanh,… tính trung thực được coi là tiêu chuẩn khơng thể thiếu, là một yêu cầu rất cơ bản của xã hội. Bởi vậy, trong việc chọn người từ tuyển dụng nhân viên, hay cất nhắc đề bạt cán bộ, v.v. thì tiêu chuẩn để chọn đầu tiên phải là người có đức tính trung thực.
- Thiếu đi tính trung thực, con người sẽ bị thối hóa về phẩm chất đạo đức, sẽ trở thành kẻ dối trá, lừa đảo, ba hoa, khốc lác,... Những tính xấu đó chỉ đem lại thiệt hại cho xã hội, cho mọi người và cho chính bản thân người đó. Chẳng hạn như một con người, lúc còn nhỏ tuổi hay dối thày, lừa bạn, trí trá với cha mẹ, nhưng khơng chịu uốn
nắn, sửa chữa, lớn lên sẽ thành kẻ dối trá, cơ hội. Trong sản xuất, kinh doanh, có những doanh nhân (thậm chí trước đó là những cán bộ cách mạng) do thiếu tính trung thực, đã trở thành những kẻ cơ hội, lừa đảo, tham nhũng,… làm giàu bất chính.
Vì vậy tính trung thực là một đức tính rất cao đẹp, quý báu và cần thiết đối với con người nói chung và đối với mỗi doanh nhân nói riêng. Đồng thời, phải trung thực cịn là một yêu cầu bắt buộc trong toàn bộ hoạt động và cuộc sống của con người.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, tính trung thực chính là một phẩm chất cơ bản, bao trùm và quan trọng nhất của đạo đức kinh doanh. Nó chi phối các phẩm chất khác.
Do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, bởi vậy tính trung thực là một yêu cầu nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế cho các chủ thể của nền kinh tế thị trường, là biểu hiện chữ tín trong quan hệ thị trường của các chủ thể kinh tế. Tính trung thực của đạo đức kinh doanh được thể hiện:
- Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Đây chính là hoạt động kinh doanh chân chính, coi trọng lợi mình, lợi người và lợi tồn xã hội; là hành vi
thiện mà xã hội ln trân trọng; là mục đích cao cả mà các chủ thể kinh doanh vươn tới.
Việc kinh doanh sử dụng những thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời hoặc kiểu kinh doanh “chụp giật”, “ăn xổi”,... chỉ là nhất thời chứ khơng thể tồn tại lâu dài, vì sớm bị xã hội phát hiện và tẩy chay.
- Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất qn trong nói và làm. Đây là đòi hỏi của dân tộc Việt Nam và cả nhân loại. Việc giữ đúng lời hứa, lời nói đi đôi với việc làm luôn được tôn trọng và tạo điều kiện để phát triển trong mọi tình huống, cả lúc thuận lợi lẫn lúc khó khăn.
- Trung thực trong việc chấp hành luật pháp của Nhà nước để không đi vào con đường làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm hoặc tiến hành những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục của dân tộc... Đối với những kẻ bất lương, có thể đó là những con đường dễ “hái” ra tiền, nhưng đồng thời, đó cũng là con đường ngắn nhất để đi vào nhà tù và phá sản. Thiếu trung thực cũng có ý nghĩa là thiếu tài năng kinh doanh chân chính.
- Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, ký kết) và người tiêu dùng, nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa và dịch vụ đúng như ký kết hay đã giới thiệu và quảng cáo. Không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp. Khơng dùng cái bóng bẩy, hào nhống, bề ngồi che đậy cái giả dối, thậm chí độc hại bên trong, để miễn sao thu được nhiều lãi. Sự trung thực này sẽ giúp cho sản xuất, kinh doanh nói riêng và cả nền kinh tế nói chung tránh được những hậu quả do sử dụng
những máy móc, đồ dùng, nguyên liệu, vật liệu, cây giống, con giống,... chất lượng kém, dẫn tới mau hỏng, lãng phí và độc hại.
- Trung thực ngay cả với bản thân mình để khơng hối lộ, tham ô, thụt két, “chiếm công vi tư”, dù hàng ngày, hàng giờ người kinh doanh tiếp xúc với tiền và hàng, lại có quyền quyết trong tay mà khơng ai biết ngồi lương tâm của mình.
Thứ hai, Tơn trọng con người
Phẩm chất đạo đức này được thể hiện trong các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người lao động, khách hàng, cổ đông và đối thủ cạnh tranh.
- Đối với người lao động
Người lao động là lực lượng chính giúp doanh nghiệp hiện thực hóa mục tiêu sản xuất của mình. Bởi vậy, làm thế nào để người lao động yên tâm và dành hết khả năng của mình vào cơng việc là vấn đề mà các doanh nghiệp ln quan tâm, giải quyết. Đây chính là thể hiện sự tôn trọng đối với người lao động – một yêu cầu của đạo đức kinh doanh. Có mấy nguyên tắc mà doanh nghiệp cần chú ý:
Đảm bảo quyền đãi ngộ bình đẳng và xứng đáng cho người lao động
Một vấn đề đạo đức rất dễ xảy ra tại các doanh nghiệp (Việt Nam và thế giới) đó là tình trạng phân biệt đối xử đối với người lao động. Cụ thể là, người lao động không được hưởng những lợi ích như nhau trong khi điều kiện làm việc giống nhau. Sự phân biệt này xảy ra do người lao động có sự khác nhau về dân tộc, giới tính, tơn giáo, địa phương, vùng văn hóa, tuổi tác hay thể chất. Ở nhiều nước trên thế giới, vấn đề đãi ngộ bình đẳng cho người lao động đã được thể chế hóa thành luật. Đơn cử, luật Equal Employment Opportunity (EEO) - cơ hội bình đẳng trong nghề nghiệp - là một luật khá quan trọng tại Mỹ, Canada, Úc và một số nước tiên tiến khác. Luật EEO yêu cầu tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người lao động. Theo đó, khi người chủ lao động tiến hành những quyết định về nhân sự - tuyển dụng, đãi ngộ, thăng tiến, và sa thải người lao động - thì phải thực hiện hết sức cơng bằng và bình đẳng dựa vào những yếu tố như năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm và những thành quả lao động của cá nhân đó. Người sử dụng lao động khơng được đưa ra những quyết định nhân sự dựa vào những yếu tố có tính chất phân biệt đối xử như dân tộc, màu da, tơn giáo, giới tính, q qn, tuổi tác, tình trạng hơn nhân,…
Luật pháp thừa nhận quyền của các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng những người có năng lực nhất, phù hợp nhất vào các vị trí cơng tác khác nhau theo yêu cầu của mình. Tuy nhiên, luật pháp cũng ngăn chặn doanh nghiệp sa thải người lao động một cách tùy tiện và bất hợp lý, bởi đó là hành động vi phạm pháp luật và phản đạo đức. Những quyền cơ bản của người lao động mà doanh nghiệp cần tôn trọng, bảo vệ là quyền được sống, quyền được làm việc và quyền có cơ hội lao động như nhau.
Ngồi ra, doanh nghiệp phải có trách nhiệm tạo cơng ăn việc làm ổn định và trả lương tương xứng với đóng góp của người lao động. Nếu sử dụng lao động, sử dụng chất xám của người lao động nhưng không trả công xứng đáng cho họ chính là một hình thức bóc lột lao động, một hành động ăn cướp. Thực tế luôn cho thấy lợi nhuận của một doanh nghiệp luôn tỷ lệ thuận với sự đóng góp của người lao động. Đây là điều mà người kinh doanh phải hết sức chú ý và nó cũng là yêu cầu của đạo đức kinh doanh.
Tôn trọng quyền riêng tư cá nhân
Quyền riêng tư cá nhân của người lao động cũng là vấn đề mà mỗi doanh nghiệp, đặc biệt người quản lý phải tôn trọng. Việc nắm thông tin về nhân viên của doanh nghiệp nhằm xác minh năng lực và trạng thái sức khỏe của người lao động, từ đó xây dựng cho mình đội ngũ nhân viên có năng lực, nhiệt tình với cơng việc, sức khỏe tốt,… tạo điều kiện cho việc giảm chi phí sản xuất để đạt mục tiêu hiệu quả kinh tế. Việc thu thập thơng tin có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức: có thể do người lao động tự nguyện cung cấp; có thể do doanh nghiệp tiến hành xác minh, điều tra, xét nghiệm; có thể thơng qua các phương tiện kỹ thuật hiện đại để giám sát, theo dõi hàng ngày. Công nghệ hiện đại không chỉ giảm nhẹ gánh nặng cho người quản lý mà cịn tăng độ chính xác trong việc phối hợp, điều hành, kiểm sốt và tăng tính hiệu quả của hoạt động sản xuất nói chung. Tuy nhiên, giám sát từ xa bằng thiết bị hiện đại có thể gây áp lực tâm lý bất lợi cho người lao động, như cảm thấy bị giám sát thường xuyên, lo sợ mơ hồ, sự riêng tư bị xâm phạm, cường độ lao động gia tăng, mất tự do và tự tin. Vì vậy, dù được coi là hợp lý, nhưng việc kiểm tra, giám sát, thu thập và sử dụng thông tin về các cá nhân vẫn có thể bị coi là khó chấp nhận về mặt đạo đức ngay cả khi điều đó là nhằm mục đích bảo đảm cơng việc sản xuất diễn ra tốt đẹp. Nhưng càng không thể chấp nhận được nếu những thông tin thu thập được khơng phục vụ cho cơng việc hoặc thậm chí có thể bị lạm dụng vào các mục đích khơng liên quan hoặc gây bất lợi cho người lao động.
Vì vậy, nguyên tắc đạo đức kinh doanh mà doanh nghiệp phải lưu ý là người lao động có quyền đựợc biết về động cơ và các phương tiện kỹ thuật sử dụng để thu thập thông tin và mục đích sử dụng thơng tin thu thập được của người quản lý. Doanh nghiệp cần phải đảm bảo tính an tồn cho người lao động, vì đây khơng chỉ là một u cầu pháp lý mà còn là một lợi ích rất thiết thực. Người lao động ln muốn có được mơi trường an tồn và thuận lợi nhất cho việc phát huy năng lực. Do đó, việc đảm bảo độ riêng tư về thơng tin cá nhân của người lao động, đồng thời biết cách sử dụng đúng mục đích những thơng tin đó sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu, hiệu quả như mong muốn hơn.
Luật pháp bảo vệ người lao động không chỉ bằng cách ngăn chặn tình trạng người lao động phải làm việc trong các điều kiện nguy hiểm, độc hại, mà còn bảo vệ quyền của họ trong việc “được biết và được từ chối các công việc nguy hiểm”. Trong trường hợp các công việc nguy hiểm được nhận thức đầy đủ và được người lao động tự nguyện chấp nhận, luật pháp cũng buộc các doanh nghiệp phải đảm bảo trả mức lương tương xứng với mức độ nguy hiểm và rủi ro của công việc đối với người lao động.
Liên quan tới sự an toàn về sức khỏe và sinh mạng của người lao động có hai khái niệm cần phân biệt: an tồn lao động và vệ sinh cơng nghiệp. Trong đạo đức kinh doanh, vấn đề an toàn lao động thường được sử dụng để chỉ các hồn cảnh, tình trạng nguy hiểm hay có hại đối với sức khỏe của người lao động mà hậu quả của chúng thường xuất hiện bất ngờ, thiệt hại được thể hiện cụ thể, nguyên nhân hay yếu tố gây tai nạn có thể xác minh tương đối dễ dàng. Khái niệm y tế (vệ sinh) công nghiệp thường gắn với các trường hợp liên quan đến bệnh nghề nghiệp do hậu quả phát tác về sau, nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng khó xác minh và thường rất phức tạp, khó nhận thấy tức thời. Vì vậy, chúng ít được đề phịng hơn.
Người lao động luôn phải làm việc trong những điều kiện và hoàn cảnh khác hẳn so với môi trường sống quen thuộc. Không mấy khi họ có khả năng điều chỉnh hay thay đổi mơi trường làm việc theo ý muốn của mình. Trong khi đó, năng lực thích nghi của mỗi người lại khơng giống nhau và có hạn. Hậu quả có thể là những tai nạn bất ngờ hoặc là những ảnh hưởng bất lợi về sức khỏe và tâm sinh lý sau này mới phát tác. Kèm theo đó là những thiệt hại về kinh tế do mất hoặc giảm khả năng lao động. Vì vậy, nghĩa vụ pháp lý, đồng thời là nghĩa vụ đạo đức của doanh nghiệp là phải cung cấp những điều kiện lao động hợp lý. Doanh nghiệp cần phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng phải có được một mơi trường an tồn và sạch sẽ. Các biện pháp bảo hộ tuy tốn kém tiền bạc nhưng có thể được coi là những tiền đề cần thiết cho việc tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm thu lợi lâu dài. Chỉ khi được đảm bảo an toàn về mặt thể chất và tinh thần thì người lao động mới phát huy được tối đa năng lực của mình vì lợi ích của doanh nghiệp, khi đó doanh nghiệp sẽ có nguồn sức mạnh rất lớn từ sự trung thành và tận tụy của người lao động. Vì vậy, các vấn đề về bảo hộ và vệ sinh công nghiệp cần được coi như những khoản đầu tư về kết cấu hạ tầng cho các hoạt động chính của doanh nghiệp. Xét từ góc độ tài chính, những khoản chi tiêu này cũng có ý nghĩa như những khoản chi tiêu cho việc xây dựng các cơng trình phúc lợi, chi phí cho quảng cáo nhằm tạo “sự an tồn về tương lai” cho doanh nghiệp. Nhờ đó, hình ảnh của doanh nghiệp sẽ được cải thiện.
Người lao động cần được trang bị các phương tiện bảo hộ hợp lý và đầy đủ, được tập huấn về an toàn lao động và các vấn đề liên quan. Doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan, hạn chế các biện pháp ép buộc những người lao động có đặc điểm cá biệt về thể chất hay tâm sinh lý (ví dụ: thể lực, chiều cao, bệnh mãn tính, phụ nữ...) làm các cơng việc có thể gây nguy hiểm cho họ. Ngồi ra, doanh nghiệp cần có trách nhiệm thu thập và phát hiện những thông tin mới liên quan đến những tai nạn, rủi ro nghề nghiệp để thông báo và phối hợp với người lao động trong việc phòng ngừa.