5.4. Quản trị nguồn nhân lực quốc tế
5.4.2. Vai trò của quản trị nguồn nhân lực quốc tế
Trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế tri thức cùng với tham vọng cạnh tranh và vươn ra các thị trường mới, các doanh nghiệp cần nhận ra rằng hơn lúc nào hết, nhân lực, chất xám và kinh nghiệm trở nên quan trọng khơng kém gì các tài sản tài chính hay cơng nghệ hiện đại. Ngày nay, sự khan hiếm nhân sự giỏi đang trở thành một áp lực lớn đối với mục tiêu tăng trưởng của các cơng ty trên tồn cầu. Quản trị chiến lược nguồn nhân lực là con đường sáng suốt để tạo ra giá trị kinh doanh. Một nghiên cứu của OECD chỉ ra rằng đầu tư vào vốn nhân lực trong hai thập kỷ vừa qua đã đóng góp 0,5 điểm phần trăm tốc độ tăng trưởng hàng năm của 17 nền kinh tế mới nổi và mỗi một năm học nhiều hơn có thể giúp GDP đầu người tăng từ 4 đến 7% đối với các nước thành viên OECD. Nghiên cứu khác của MIT và IBM cũng cho biết các công ty thực hiện quy trình phân tích lực lượng lao động sẽ có tăng trưởng doanh thu cao hơn 8%, tăng trưởng lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh cao hơn 24% và doanh thu đầu người cao hơn 58%.Trong khi đó, nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB) cho thấy từ 12% đến 40% các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển coi kỹ năng và đào tạo của người lao động đang là một rào cản lớn đối với hoạt động và tăng trưởng kinh doanh.
Vốn, lao động, công nghệ là 3 nhân tố cơ bản tạo ra sức cạnh tranh và cũng là 3 biến số khơng thể thiếu trong bất kỳ một mơ hình tăng trưởng doanh nghiệp nào. Trong đó, lao động là yếu tố trung tâm vì nguồn nhân lực chính là bộ phận chi phối, phát huy giá trị của các nguồn lực còn lạ