Khái niệm về quản trị marketing quốc tế

Một phần của tài liệu KINH DOANH QUỐC TẾ KINH DOANH QUỐC TẾ KINH DOANH QUỐC TẾ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 103 - 105)

5.2. Quản trị marketing quốc tế

5.2.1. Khái niệm về quản trị marketing quốc tế

Khái niệm về Marketing theo nghĩa rộng

Marketing là hoạt động có phạm vi rất rộng, do vậy cần một định nghĩa rộng. Bản chất của Marketing là giao dịch, trao đổi nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu và mong muốn của con người. Do đó, hoạt động Marketing xuất hiện bất kỳ nơi nào khi một đơn vị xã hội (cá nhân hay tổ chức) cố gắng trao đổi cái gì đó có giá trị với một đơn vị xã hội khác. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra các định nghĩa Marketing theo nghĩa rộng sau đây:

Marketing là các hoạt động được thiết kế để tạo ra và thúc đẩy bất kỳ sự trao đổi nào nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người.

Bất kỳ khi nào người ta muốn thuyết phục ai đó làm một điều gì, thì tức là các

chủ thể đó đã thực hiện hoạt động Marketing. Đó có thể là Chính phủ thuyết phục dân

chúng thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, một đảng chính trị thuyết phục cử tri bỏ phiếu cho ứng cử viên của mình vào ghế Tổng thống, một doanh nghiệp thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, hay bản thân bạn thuyết phục các đồng nghiệp, bạn bè thực hiện một ý tưởng mới của mình¼Như vậy, hoạt động Marketing xảy ra trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đối với các doanh nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận cũng như cơ quan Đảng, Nhà nước.

Chủ thể Marketing có thể là một cá nhân, một doanh nghiệp, một đảng chính

trị, một tổ chức phi lợi nhuận, và cả một chính phủ.

Đối tượng được Marketing, được gọi là sản phẩm có thể là:

1. Một hàng hóa: ơ tô Toyota Innova, sơ mi Việt Tiến....

2. Một dịch vụ: Mega Vnn, chuyển phát nhanh DHL, ngành học PR... 3. Một ý tưởng: phịng chống HIV, sinh đẻ có kế hoạch

4. Một con người: ứng cử viên tổng thống, ứng cử viên quốc hội... 5. Một địa điểm: khu du lịch Tuần Châu, Sapa...

6. Và cả một đất nước: Vietnam Hiden Charm...

Đối tượng tiếp nhận các chương trình Marketing có thể là người mua, người sử

dụng, người ảnh hưởng, người quyết định...

Khái niệm về Marketing theo nghĩa hẹp

Marketing như định nghĩa ở trên đây đề cập đến vai trị của nó trong một hệ thống kinh tế - xã hội rộng lớn. Tuy nhiên, mục đích của giáo trình này là nghiên cứu về vấn đề Marketing cho một tổ chức riêng biệt trong hệ thống đó. Tổ chức này có thể

là một một doanh nghiệp, hoặc một tổ chức phi lợi nhuận. Như vậy, chúng ta cần một định nghĩa Marketing theo nghĩa hẹp hơn.

Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, đặt giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức (theo Hiệp hội Marketing Mỹ - AMA).

Nói riêng, nếu tổ chức thực hiện Marketing là doanh nghiệp, chúng ta có thể tham khảo một định nghĩa Marketing tiêu biểu sau đây:

Marketing là quá trình quản lý của doanh nghiệp nhằm phát hiện ra nhu cầu của khách hàng và đáp ứng các nhu cầu đó một cách có hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh (Chartered Institute of Marketing).

Marketing theo định nghĩa này có các hàm ý quan trọng sau đây:

• Marketing là một triết lý kinh doanh mới, triết lý vì khách hàng. Đồng thời, để đảm bảo các hoạt động Marketing, trong tổ chức cần có một chức năng quản trị mới - chức năng quản trị Marketing.

• Chức năng quản trị Marketing của doanh nghiệp, tổ chức nhằm đảm bảo cho toàn bộ các hoạt động của tổ chức phải hướng tới khách hàng. Muốn vậy, tổ chức phải xác định đúng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng và thoả mãn các nhu cầu đó một cách hiệu quả.

• Doanh nghiệp thu được lợi nhuận thông qua thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

• Marketing nhằm đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp trong dài hạn.

Cũng có thể nói, Marketing là q trình làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng, được thực hiện bằng cách:

• Phối hợp các bộ phận chức năng khác nhau trong doanh nghiệp • Nhằm trọng tâm vào "Khách hàng mục tiêu"

• Thơng qua việc sử dụng "Các mục tiêu, chiến lược và kế hoạch Marketing" được thực hiện bằng "Hỗn hợp Marketing 4P".

Hỗn hợp Marketing 4P là gì? Đó là bốn cơng cụ Marketing trong tầm tay mà một doanh nghiệp có thể sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được mục tiêu đặt ra. Hỗn hợp Marketing 4P gồm 4 thành tố:

Sản phẩm

Sản phẩm là phương tiện mà công ty dùng để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm có thể là hàng hố hữu hình, dịch vụ vơ hình, có thể là một địa điểm... Để khách hàng phân biệt được, sản phẩm phải có nhãn hiệu và phải được đóng gói.

Giá cả là số tiền khách hàng phải bỏ ra để có được sản phầm. Khách hàng mua nhiều có thể được giảm giá. Khách quen có thể được giá ưu đãi. Phương thức thanh toán tiện lợi, linh hoạt cũng giúp cho khách hàng mua nhiều.

Phân phối

Phân phối là các hoạt động nhằm chuyển sản phẩm đến tay khách hàng mục tiêu. Nếu doanh nghiệp tổ chức kênh phân phối tốt sẽ tăng khả năng tiêu thụ, đồng thời tiết kiệm được chi phí, và như vậy tăng được khả năng cạnh tranh.

Xúc tiến

Xúc tiến, hay truyền thông Marketing, lại là một hỗn hợp bao gồm các thành tố cấu thành là quảng cáo, quan hệ với công chúng, tuyên truyền, khuyến mãi và bán

hàng trực tiếp. Xúc tiến có vai trị cung cấp thơng tin, khuyến khích và thuyết phục

công chúng tin tưởng vào công ty, vào sản phẩm và tiêu dùng sản phẩm của công ty.

Khái niệm về quản trị marketing: Theo hội marketing Mỹ chấp nhận năm 1985, Quản trị marketing là quá trình lập kế hoạch, và thực hiện kế hoạch đó, định giá, khuyến mãi và phân phối hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng để tạo ra sự trao đổi với các nhóm mục tiêu, thỏa mãn những mục tiêu khách hàng và tổ chức.

Như vậy, quản trị Marketing là phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thi

hành các biện pháp nhằm thiết lập, củng cố, duy trì và phát triển những cuộc trao đổi có lợi với những người mua đã được lựa chọn để đạt được những mục tiêu cố định của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu KINH DOANH QUỐC TẾ KINH DOANH QUỐC TẾ KINH DOANH QUỐC TẾ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)