Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
4.1. Thực trạng phát triển nông nghiệptheo hướng sảnxuất hàng hóa huyện
4.1.2. Thực trạng quy hoạch cho phát triển nông nghiệptheo hướng sảnxuất
hàng hóa
Cơng tác quy hoạch nói chung, quy hoạch sản xuất nơng nghiệp nói riêng là cơng việc tiền đề, là cơ sở, căn cứ để xây dựng các loại kế hoạch
khác. Đối với huyện Tiên Du để xây dựng quy hoạch nông nghiệp phải căn cứ
vào các yếu tố sau:
- Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển quốc gia, các ngành, lĩnh vực của tỉnh để xây dựng quy hoạch của huyện.
- Quy hoạch sản xuất nông nghiệp với những chủ trương, chính sách của Chính phủ, ngành, địa phương;
- Mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp, yêu cầu xây dựng hạ tầng, cơ
sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất của từng địa phương.
- Căn cứ quy hoạch sử dụng đất của tỉnh và của vùng, tránh việc phá vỡ
các quy hoạch tổng thể chung.
- Căn cứ đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn nhằm hạn chế
tối đa những rủi ro thiên tai (lũ, lụt, sạt lởđất, hạn hán,... ) đối với sản xuất và đời sống. Nội dung lập nhiệm vụ quy hoạch sản xuất nông nghiệp nhằm: Xác định ranh giới, quy mô đất phục vụ sản xuất nông nghiệp; xây dựng cơng trình phục vụ sản xuất. Xác định ranh giới, quy mô đất, mặt nước phục vụ phát triển sản xuất các cây trồng, vật nuôi chủ yếu trên địa bàn. Quy hoạch mạng lưới cơng trình hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất.
Nội dung quy hoạch nông nghiệp:
- Ngành trồng trọt là việc bố trí cơ cấu diện tích sản xuất các loại cây trồng chủ yếu trên địa bàn: Quy mơ, vị trí từng loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày. Xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung đểđầu tư sản xuất (thâm canh, bán thâm canh và quảng canh). Dự báo khả năng sản xuất, sản lượng thu hoạch các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện theo từng giai đoạn. Định hướng phát triển đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.
- Ngành chăn nuôi: Xác định những vật nuôi chủ yếu và có lợi thếtrên địa bàn huyện, quy hoạch phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp quy mô phù hợp, xa khu dân cư để kiểm soát dịch bệnh, hạ giá thành sản phẩm, cải thiện môi
trường sinh thái. Dự báo khảnăng sản xuất, sản lượng các loại vật nuôi trên địa bàn huyện theo từng giai đoạn. Định hướng phát triển đầu ra cho sản phẩm.
- Bố trí sử dụng đất: Thiết kế phân chia khoảnh, lơ, thửa sản xuất, kích
thước phải thuận lợi, phù hợp cho phát triển cây trồng, vật nuôi; cho quản lý sản xuất và phải phù hợp với địa hình của khu sản xuất, an tồn cho các cơng trình liên quan, kết hợp với mương, bờ, đường lô để tiết kiệm đất, kết hợp lợi ích phịng hộ với tác dụng kinh tế khác.
- Quyết định số 618/QĐ-UBNDngày 24/5/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh
về việc duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hộihuyện Tiên Du đến năm 2020 nhấn mạnh: “Phát triển nền nông nghiệp sinh thái, sạch, đạt hiệu quả cao và tiến dần đến nền nơng nghiệp hàng hóa áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tạo ra sản phẩm hàng hóa rau, hoa quả, thực phẩm theo hướng tăng chất lượng giá trị lớn. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, quy hoạch vùng sản xuất cây trồng, vật nuôi hợp lý, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật... nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên.Phát triển nông nghiệp trên cơ sở tăng cường các điều kiện về kết cấu hạ tầng: hệ thống thủy lợi, giao thông, cung cấp điện và dịch vụ nông nghiệp. Mục tiêu đến năm 2020: Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản đạt khoảng 360 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 2,2%/năm trong đó: Nơng nghiệp chiếm 95,2% trong giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản với cơ cấu nông nghiệp là 38%, 50% và 12%; Thuỷ sản chiếm 4,1% giá trị sản xuất
nông – lâm – thủy sản; Lâm nghiệp chiếm 0,74% giá trị sản xuất nông - lâm -
thủy sản; Năng suất lúa đạt 12 tấn/ha/năm trở lên. Giá trị sản xuất trồng trọt trên 1 ha canh tác bình quân đạt trên 60 triệu đồng/năm”.
Trước những đòi hỏi của xã hội ngày một phát triển, nhu cầu thị trường nông sản thực phẩm an tồn, có chất lượng cao ngày càng lớn, thực trạng sản xuất của ngành, Chính phủ đã giao các tỉnh tiến hành rà soát, xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp của địa phương. Huyện Tiên Du đã phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện đến năm 2025, định hướng năm 2030 nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp hợp lý, tăng tỷ trọng chế biến, dịch vụ. Đồng thời, tập trung phát triển một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, thay đổi
phương thức sản xuất - tiêu thụ truyền thống sang phương thức liên kết chuỗi giá trị với các sản phẩm chủ lực có thương hiệu đáp ứng nhu cầu thịtrường.
Bảng 4.7. Quy hoạch cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa của huyện Tiên Du đến năm 2020 và 2025
Diễn giải ĐVT Năm 2016 Năm 2020 Năm 2025 So sánh 2020/2 016 2025/2 020 Bình quân 1. Ngành trồng trọt 1.1 Tổng diện tích gieo trồng ha 9.952 9.797 9.617 98,44 98,16 98,30 - Diện tích lúa hàng hóa, lúa chất lượng cao ha 642,50 712,50 759,20 110,89 106,55 108,72 1.2 Tổng giá trị sản phẩm tr.đ 91.558,40 91.112,1 89.442,1 99,51 98,17 98,84 1.3 Giá trị sản phẩm hàng hóa tr.đ 51.750,40 50.944,4 50.965,1 98,44 100,04 99,24 2. Ngành chăn nuôi 2.1 Tổng giá trị sản phẩm tr.đ 60.228 69.850 74.185 115,98 106,20 111,09 2.2 Giá trị sản phẩm hàng hóa tr.đ 825.387,26 846.420 870.648 102,54 102,86 102,7
Nguồn: Phịng Nơng nghiệp huyện Tiên Du (2017)
Năm 2015, huyện Tiên Du đã giao cho UBND xã Cảnh Hưng làm thí điểm mơ hình liên kết sản xuất rau sạch với Công ty Hương Việt Sinh tại đất bãi xã Cảnh Hưng với quy mô 5ha/80hộ dân. Theo đó, Cơng ty Hương Việt Sinh chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm, cung cấp giống, phân bón; nơng dân sản xuất theo quy trình, hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật cơng ty.
Sau khi quy hoạch thành vùng tập trung, những cánh đồng rau an toàn, quy mơ lớn theo hướng hàng hóa đã đem lại hiệu quả cao với tổng doanh thu 4,5 – 5,5 triệu đồng/sào/vụ; 1 năm cho thu nhập 270 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so với cách làm thông thường trước đây.
Đến nay, huyện Tiên Du đã quy hoạch xong vùng chuyên canh rau màu theo hướng hàng hóa áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cơng nghệ vào sản xuất tập trung tại các xã như: Cảnh Hưng, Minh Đạo, Tân Chi… Đây là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị kinh tế cây rau màu. Tạo tiền đề liên kết chuỗi sản xuất, phát triển nơng nghiệp hàng hóa theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững gắn với nhu cầu thị trường.
4.1.3 Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất cho phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
Hiện nay trong phát triển nơng nghiệp hàng hóa của huyện, hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong huyện là các hộ nông dân trực tiếp quản lý và sử dụng đất đai, được nhà nước giao đất, làm chủ mảnh đất của mình.Hình thức này có quy mơ nhỏ hẹp, manh mún. Các sản phẩm hàng hóa như lúa cao sản, rau sạch, sản phẩmtừ chăn nuôi vẫn được tiêu thụ chủ yếu qua các hình thức bán lẻ, bán qua tiểu thương thu gom… nên việc phát triển quy mơ gặp nhiều khó khăn.
Ở những xã sản xuất hàng hố, nơng dân thường tham gia vào các mối quan hệ kinh tế thị trường với các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội, các công ty chế biến, thu gom sản phẩm… Hình thức kinh tế hợp đồng giữa hộ nơng dân với doanh nghiệp đã và đang trở nên phổ biến hơn trong phát triển bò sữa ở xã Cảnh Hưng, rau an tồn ở Lạc Vệ…
Bảng 4.8 Tình hình phát triển các loại hình tổ chức sản xuất nơng nghiệp
hàng hóa 2015-2017 STT Loại hình tổ chức sản xuất Năm Tốc độ phát triển (%) 2015 2016 2017 16/15 17/16 Bình quân 1 Hộ 2440 2566 2647 105,16 103,16 104,16 2 Trang trại 75 81 94 108 116,04 112,02 3 Hợp tác xã 64 67 68 104,68 101,4 103,04
Loại hình Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) trên địa bàn Tiên Du hiện nay chủ yếu làm dịch vụ, khơng tham gia vào q trình sản xuất. Quan hệ giữa hộ xã viên và HTX là quan hệ hợp đồng đơn giản thông qua mua bán dịch vụ. Hộ xã viên góp đất để sản xuất kinh doanh chung:Gần đây đã xuất hiện
mơ hình HTX nơng dân góp đất để đầu tư trang trại chăn nuôi kết hợp làm nhà lưới, tổ chức sản xuất hàng hóa kinh doanh chung (HTX DVNN Đại Quang ở xã
Tân Chi…)
Các hình thức tổ chức sản xuất trong phát triển nơng nghiệp theo hướng hàng hóa ở huyện Tiên Du nhìn chung chưa có sự phát triển mạnh, chủ yếu mang tính giản đơn. Đã hình thành các mối quan hệ kinh tế thị trường với các tổ chức tài chính nhưng cịn nhỏ lẻ về số lượng, chưa có sự gắn kết mạnh mẽ.
4.1.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa xuất hàng hóa
Trong những năm qua, Huyện Tiên Du đã đầu tư, quan tâm lớn đối với công tác xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng gắn với xây dựng nông thôn mới phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp mang lại nhiều kết quả rõ rệt. Qua đó đã góp phần làm thay đổi diện mạo chung của huyện. Để đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, huyện Tiên Du đã tập trung đầu tư cho giao thông, thủy lợi. Trước đây, nhiều tuyến đường của huyện đã được đầu tư xây dựng, nhưng do xây dựng đã nhiều năm nên bị xuống cấp khiến việc đi lại, sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn.
Đến nay ở các xã, các trục đường giao thông nông thôn cơ bản đã được bê tơng hóa tới từng ngõ xóm, đặc biệt là các đường giao thông nội đồng tạo thuận lợi cho sản xuất, thu hoạch và vận chuyển nông sản. Nâng cấp, cải tạo các cơng trình kè, cống, kiên cố hóa kênh mương để tưới tiêu cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản... Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn một số cơng trình giao thơng, thủy lợi chưa hồn thành và cịn vướng mắc trong quá trình thực hiện để đưa vào sử dụng nên vẫn chưa phát huy được tác dụng cũng như chưa giải quyết được khó khăn cho phát triển sản xuất nơng nghiệp hiệu quả của các khu vực xung quanh.
Hệ thống lưới điện của huyện cũng cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
cũng như sản xuất của người dân, tuy nhiên tình trạng mất điện về mùa khơ vàgiờ cao điểm vẫn còn xảy ra do nhu cầu lớn trong khi khả năng cung ứng điện quá tải. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ.
Hệ thống bãi tập kết rác thải của các thôn và các xã trong huyện đều được xây dựng từ lâu, hiện nay nhiều bãi trong tình trạng quá tải khơng cịn chỗ đổ. Trong khi hệ thống phân loại, xử lý rác thải của huyện Tiên Du đã được quy hoạch xây dựng tập trung tại xã Phú Lâm từnăm 2013 nhưng đến nay chưa xây
dựng được do nhiều nguyên nhân. Khơng có chỗđổ rác thải làm cho các chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi hầu như được thải trực tiếp ra hệ thống kênh
mương và môi trường bừa bãi, không qua xử lý, gây ảnh hưởng đến môi trường sống và mơi trường sản xuất của người dân.
đó là chợđầu mối Lim và chợ Sơn - Việt Đồn do đó chưa đáp ứng được nhu cầu
mua bán trao đổi hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm ngay tại địa phương của nông dân. Hệ thống thông tin liên lạc đã được cải thiện cơ bản nhưng vẫn còn nhiều bất cập, việc lắp đặt kết nối mạng dữ liệu thơng tin tại một số xã cịn gặp nhiều khó khăn do đường dây của các nhà mạng chưa đáp ứng nhu cầu ở những nơi xa trung tâm, đầu tư tốn kém...
Hộp 4.1. Ý kiến của cán bộ chuyên môn huyện Tiên Du về việc xây dựng cơ
sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa
“Xác định phát triển kết cấu hạ tầng là khâu đột phá, tạo nền tảng thúc đẩy sản xuất
nơng nghiệp hàng hóa phát triển, thời gian tới huyện Tiên Du sẽ tiếp tục khai thác thế mạnh, phát huy các tiềm năng, lợi thế về vịtrí địa lý, vềđất đai, huy động các nguồn lực trong và ngoài huyện, chú trọng công tác quản lý quy hoạch trong đầu tư xây
dựng, phát triển kết cấu hạ tầng nơng nghiệp, nơng thơn góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện theo hướng hàng hóa”.
(Nguồn: Phỏng vấn Ơng Nguyễn Minh Khoa, 38 tuổi,Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Tiên Du, 08h10 phút, ngày 16/12/2017).
Qua nghiên cứu, đa số các hộđiều tra đều đánh giá hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất của hộđều ở mức bình thường, chỉ có một số hộ nằm trong
khu dân cư, nằm gần trung tâm xã thì mới đánh giá sự phục vụ sản xuất của cơ sở
hạ tầng là tốt.
Bảng 4.9. Đánh giá của hộđiều tra vềcơ sở hạ tầng
(n = 90, ĐVT : %)
TT Diễn giải Tốt Bình thường Yếu
1 Đường giao thông 20,00 55,56 24,44
2 Hệ thống điện 10,00 50,00 40,00
3 Hệ thống thủy lợi 12,22 51,11 36,67
4 Hệ thống chợ 30,00 60,00 10,00
5 Xử lý rác thải 10,00 50,00 40,00
6 Hệ thống thông tin 28,89 51,11 20,00
Do vậy, từ sự yếu kém của cơ sở hạ tầng cùng với điều kiện sản xuất của ngành nông nghiệp nên các hộ ít có cơ hội tiếp cận các nguồn thơng tin từ báo chí, internet,… nên hệ thống thông tin liên lạc, loa phát thanh của các xã và thị
trấn là nguồn cung cấp thông tin về khoa học kỹ thuật, thông tin về thị trường, chính sách tốt nhất cho các chủ hộ để chủ hộ nắm bắt kịp thời và có các phương
án sản xuất kinh doanh phù hợp.
4.1.5. Chuyển giao thiết bị kỹ thuật và công nghệ sản xuất trong nơng nghiệp
Sản xuất nơng nghiệp mang tính đặc thù vì thế để chuyển giao TBKT và cơng nghệ vào sản xuất nơng nghiệp hàng hóa thành cơng cần lưu ý nhiều yếu tố. Nông nghiệp của huyện Tiên Du trải rộng ở các xã trong huyện. Các vùng sản xuất chun canh nơng nghiệp có sự khác nhau về địa hình, đất đai nên việc chuyển giao TBKT còn gặp những khó khăn nhất định. Huyện Tiên Du nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm; nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, thay đổi theo mùa nên tác động lớn đến sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, nếu khơng được quan tâm sẽ khó có thể chuyển giao thành cơng các TBKT vào việc phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa.
Cơ sở hạ tầng ở một số xã trong huyện phục vụ phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa chưa phát triển. Hệ thống đường giao thông nông thôn chủ yếu đáp ứng yêu cầu đi lại, chưa đáp ứng được u cầu vận chuyển hàng hóa nơng sản; Hệ thống cơ sở vật chất dịch vụ kỹ thuật cho sản xuất nơng nghiệp phát triển cịn thiếu đồng bộ, cho nên việc chuyển giao ứng dụng công nghệ mới chonhững vùng quy hoạch sản xuất nơng nghiệp hàng hóa vào sản xuất nơng nghiệp gặp nhiều khó khăn, hiệu quả và khả năng nhân rộng thấp làm hạn chế trong việc chuyển giao TBKT
Sản xuất nơng nghiệp ở Tiên Du cịn mang tính sản xuất nhỏ lẻ, năng suất lao động thấp, tổn thất sau thu hoạch lớn, chưa có nhiều vùng sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa làm hạn chế rất lớn đến việc thực hiện các khâu thâm canh, cơ giới hóa việc làm đất, thu hoạch, vận chuyển vật tư và