Sự cần thiết phải phát triển nông nghiệptheo hướng sảnxuất hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tren địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 27)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.2. Sự cần thiết phải phát triển nông nghiệptheo hướng sảnxuất hàng hóa

- Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa góp phần cung ứng

lương thực, rau quả và các loại nông sản phẩm cho cư dân đô thị và cư dân làm

việc ở những ngành nghề phi nông nghiệp. Lượng lương thực, thực phẩm cung

ứng cho cư dân đô thị và cư dân làm việc ở những ngành nghề phi nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào việc sản xuất hàng hóa nông nghiệp ở nông hộ. Ngày nay với dân số thế giới trên 7 tỷ người, sản xuất hàng hóa nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhu cầu tối thiểu cho con người để có thể tồn tại và phát triển (Phạm Sĩ Mẫn, 2011).

- Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, nhất là công nghiệp chế biến nông sản. Ở các nước phát triển, các doanh nghiệp chế biến nông sản rất coi trọng liên kết với những nông hộ trong sản xuất nông sản hàng hoá. Những nông hộ này đóng vai

trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế

biến nông sản. Ởnước ta, mặc dù nhà nước đã ban hành chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp và người sản xuất từ năm2002 nhưng mối liên kết này xem ra vẫn còn rất lỏng lẻo và chưa được coi trọng (Phạm Sĩ Mẫn, 2011).

- Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa giúp tạo việc làm và

làm tăng thu nhập cho nhiều dân cư nông thôn, giúp xoá đói giảm nghèo, như

vậy sẽ hạn chế việc di dân tự phát từ nông thôn ra thành thị, đảm bảo ổn định chính trị xã hội. Ở nước ta, dân số sống ở vùng nông thôn vẫn chiếm trên 70%, sản xuất hàng hóa nông nghiệp sẽ giải quyết công ăn việc làm và tạo nguồn thu nhập cho người dân. Ở một số vùng nông thôn trong nước, nhờ vào sản xuất hàng hóa nông nghiệp nhiều nông hộ đã không những thoát nghèo mà trở thành

những hộ giàu có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm (Phạm Sĩ Mẫn, 2011). - Đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn phục vụ cho tăng trưởng và phát triển đất

nước nhờ vào xuất khẩu nông sản.Một số nước sản xuất hàng hóa nông nghiệp rất phát triển như Hà Lan, tuy số lao động nông nghiệp chỉ chiếm 3,6% số lao

động xã hội nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt gần 40 tỷ USD. Ởnước ta, xuất khẩu nông sản cũng đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2008, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam

đạt trên 10 tỷ USD, chiếm 16,3% trong tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu

(Đặng Kim Sơn, 2014).

- Sản xuất hàng hóa nông nghiệp nếu được tổ chức một cách khoa học sẽ góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ và làm giàu

môi trường sinh thái và cảnh quan, giúp khai thác tối đa tiềm năng phát triển ở địa phương (Phạm Sĩ Mẫn, 2011).

- Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tạo biến đổi sâu sắc

đời sống kinh tế, xã hội ởnông thôn (Đặng Kim Sơn, 2014).

Phát triển sản xuất nông sản hàng hóa thúc đẩy quá trình chuyển biến nền kinh tế nước ta từ một nền kinh tế mang nặng tính tự cấp tự túc với cơ cấu sản xuất đơn điệu, chủ yếu là độc canh cây lúa thành một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, với cơ cấu sản xuất và kinh doanh đa dạng, bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi, gắn trồng trọt và chăn nuôi với công nghiệp chế biến. Nông nghiệp hàng hóa phát triển, tất yếu thúc đẩy ngành dịch vụ và các ngành nghề phi nông nghiệp khác ở nông thôn phát triển, giải quyết tích cực việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn. Là điều kiện cơ bản để tiến hành phân công lao động ngày càng hợp lý, hình thành cơ cấu nông - công nghiệp - dịch vụ ở nông thôn, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, cơ sở vững chắc để giải quyết cơ bản vấn đề đời sống của đại bộ phận dân cư. Cùng với sự cải thiện đời sống vật chất, đời sống tinh thần dân cư nông thôn cũng thay đổi. Sản xuất hàng hóa vừa đòi hỏi vừa tạo điều kiện nâng cao trình độ mọi mặt của người nông dân, làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm, phong tục, tập quán canh tác cũ kỹ, lạc hậu đã từng ăn sâu từ đời này sang đời khác (Phạm Sĩ Mẫn, 2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tren địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)