Phát triển các hình thức tổ chức sảnxuất cho phát triển nông nghiệptheo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tren địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 81)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

4.1. Thực trạng phát triển nông nghiệptheo hướng sảnxuất hàng hóa huyện

4.1.3. Phát triển các hình thức tổ chức sảnxuất cho phát triển nông nghiệptheo

Hiện nay trong phát triển nông nghiệp hàng hóa của huyện, hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong huyện là các hộ nông dân trực tiếp quản lý và sử dụng đất đai, được nhà nước giao đất, làm chủ mảnh đất của mình.Hình thức này có quy mô nhỏ hẹp, manh mún. Các sản phẩm hàng hóa như lúa cao sản, rau sạch, sản phẩmtừ chăn nuôi vẫn được tiêu thụ chủ yếu qua các hình thức bán lẻ, bán qua tiểu thương thu gom… nên việc phát triển quy mô gặp nhiều khó khăn.

Ở những xã sản xuất hàng hoá, nông dân thường tham gia vào các mối quan hệ kinh tế thị trường với các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội, các công ty chế biến, thu gom sản phẩm… Hình thức kinh tế hợp đồng giữa hộ nông dân với doanh nghiệp đã và đang trở nên phổ biến hơn trong phát triển bò sữa ở xã Cảnh Hưng, rau an toàn ở Lạc Vệ…

Bảng 4.8 Tình hình phát triển các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp

hàng hóa 2015-2017 STT Loại hình tổ chức sản xuất Năm Tốc độ phát triển (%) 2015 2016 2017 16/15 17/16 Bình quân 1 Hộ 2440 2566 2647 105,16 103,16 104,16 2 Trang trại 75 81 94 108 116,04 112,02 3 Hợp tác xã 64 67 68 104,68 101,4 103,04

Loại hình Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) trên địa bàn Tiên Du hiện nay chủ yếu làm dịch vụ, không tham gia vào quá trình sản xuất. Quan hệ giữa hộ xã viên và HTX là quan hệ hợp đồng đơn giản thông qua mua bán dịch vụ. Hộ xã viên góp đất để sản xuất kinh doanh chung:Gần đây đã xuất hiện

mô hình HTX nông dân góp đất để đầu tư trang trại chăn nuôi kết hợp làm nhà lưới, tổ chức sản xuất hàng hóa kinh doanh chung (HTX DVNN Đại Quang ở xã

Tân Chi…)

Các hình thức tổ chức sản xuất trong phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa ở huyện Tiên Du nhìn chung chưa có sự phát triển mạnh, chủ yếu mang tính giản đơn. Đã hình thành các mối quan hệ kinh tế thị trường với các tổ chức tài chính nhưng còn nhỏ lẻ về số lượng, chưa có sự gắn kết mạnh mẽ.

4.1.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

Trong những năm qua, Huyện Tiên Du đã đầu tư, quan tâm lớn đối với công tác xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng gắn với xây dựng nông thôn mới phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp mang lại nhiều kết quả rõ rệt. Qua đó đã góp phần làm thay đổi diện mạo chung của huyện. Để đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, huyện Tiên Du đã tập trung đầu tư cho giao thông, thủy lợi. Trước đây, nhiều tuyến đường của huyện đã được đầu tư xây dựng, nhưng do xây dựng đã nhiều năm nên bị xuống cấp khiến việc đi lại, sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn.

Đến nay ở các xã, các trục đường giao thông nông thôn cơ bản đã được bê tông hóa tới từng ngõ xóm, đặc biệt là các đường giao thông nội đồng tạo thuận lợi cho sản xuất, thu hoạch và vận chuyển nông sản. Nâng cấp, cải tạo các công trình kè, cống, kiên cố hóa kênh mương để tưới tiêu cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản... Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số công trình giao thông, thủy lợi chưa hoàn thành và còn vướng mắc trong quá trình thực hiện để đưa vào sử dụng nên vẫn chưa phát huy được tác dụng cũng như chưa giải quyết được khó khăn cho phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả của các khu vực xung quanh.

Hệ thống lưới điện của huyện cũng cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

cũng như sản xuất của người dân, tuy nhiên tình trạng mất điện về mùa khô vàgiờ cao điểm vẫn còn xảy ra do nhu cầu lớn trong khi khả năng cung ứng điện quá tải. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ.

Hệ thống bãi tập kết rác thải của các thôn và các xã trong huyện đều được xây dựng từ lâu, hiện nay nhiều bãi trong tình trạng quá tải không còn chỗ đổ. Trong khi hệ thống phân loại, xử lý rác thải của huyện Tiên Du đã được quy hoạch xây dựng tập trung tại xã Phú Lâm từnăm 2013 nhưng đến nay chưa xây

dựng được do nhiều nguyên nhân. Không có chỗđổ rác thải làm cho các chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi hầu như được thải trực tiếp ra hệ thống kênh

mương và môi trường bừa bãi, không qua xử lý, gây ảnh hưởng đến môi trường sống và môi trường sản xuất của người dân.

đó là chợđầu mối Lim và chợ Sơn - Việt Đoàn do đó chưa đáp ứng được nhu cầu

mua bán trao đổi hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm ngay tại địa phương của nông dân. Hệ thống thông tin liên lạc đã được cải thiện cơ bản nhưng vẫn còn nhiều bất cập, việc lắp đặt kết nối mạng dữ liệu thông tin tại một số xã còn gặp nhiều khó khăn do đường dây của các nhà mạng chưa đáp ứng nhu cầu ở những nơi xa trung tâm, đầu tư tốn kém...

Hộp 4.1. Ý kiến của cán bộ chuyên môn huyện Tiên Du về việc xây dựng cơ

sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa

“Xác định phát triển kết cấu hạ tầng là khâu đột phá, tạo nền tảng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển, thời gian tới huyện Tiên Du sẽ tiếp tục khai thác thế

mạnh, phát huy các tiềm năng, lợi thế về vịtrí địa lý, vềđất đai, huy động các nguồn lực trong và ngoài huyện, chú trọng công tác quản lý quy hoạch trong đầu tư xây

dựng, phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện theo hướng hàng hóa”.

(Nguồn: Phỏng vấn Ông Nguyễn Minh Khoa, 38 tuổi,Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Tiên Du, 08h10 phút, ngày 16/12/2017).

Qua nghiên cứu, đa số các hộđiều tra đều đánh giá hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất của hộđều ở mức bình thường, chỉ có một số hộ nằm trong

khu dân cư, nằm gần trung tâm xã thì mới đánh giá sự phục vụ sản xuất của cơ sở

hạ tầng là tốt.

Bảng 4.9. Đánh giá của hộđiều tra vềcơ sở hạ tầng

(n = 90, ĐVT : %)

TT Diễn giải Tốt Bình thường Yếu

1 Đường giao thông 20,00 55,56 24,44

2 Hệ thống điện 10,00 50,00 40,00

3 Hệ thống thủy lợi 12,22 51,11 36,67

4 Hệ thống chợ 30,00 60,00 10,00

5 Xử lý rác thải 10,00 50,00 40,00

6 Hệ thống thông tin 28,89 51,11 20,00

Do vậy, từ sự yếu kém của cơ sở hạ tầng cùng với điều kiện sản xuất của ngành nông nghiệp nên các hộ ít có cơ hội tiếp cận các nguồn thông tin từ báo chí, internet,… nên hệ thống thông tin liên lạc, loa phát thanh của các xã và thị

trấn là nguồn cung cấp thông tin về khoa học kỹ thuật, thông tin về thị trường, chính sách tốt nhất cho các chủ hộ để chủ hộ nắm bắt kịp thời và có các phương

án sản xuất kinh doanh phù hợp.

4.1.5. Chuyển giao thiết bị kỹ thuật và công nghệ sản xuất trong nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp mang tính đặc thù vì thế để chuyển giao TBKT và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa thành công cần lưu ý nhiều yếu tố. Nông nghiệp của huyện Tiên Du trải rộng ở các xã trong huyện. Các vùng sản xuất chuyên canh nông nghiệp có sự khác nhau về địa hình, đất đai nên việc chuyển giao TBKT còn gặp những khó khăn nhất định. Huyện Tiên Du nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm; nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, thay đổi theo mùa nên tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nếu không được quan tâm sẽ khó có thể chuyển giao thành công các TBKT vào việc phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Cơ sở hạ tầng ở một số xã trong huyện phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa chưa phát triển. Hệ thống đường giao thông nông thôn chủ yếu đáp ứng yêu cầu đi lại, chưa đáp ứng được yêu cầu vận chuyển hàng hóa nông sản; Hệ thống cơ sở vật chất dịch vụ kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp phát triển còn thiếu đồng bộ, cho nên việc chuyển giao ứng dụng công nghệ mới chonhững vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp hàng hóa vào sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, hiệu quả và khả năng nhân rộng thấp làm hạn chế trong việc chuyển giao TBKT

Sản xuất nông nghiệp ở Tiên Du còn mang tính sản xuất nhỏ lẻ, năng suất lao động thấp, tổn thất sau thu hoạch lớn, chưa có nhiều vùng sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa làm hạn chế rất lớn đến việc thực hiện các khâu thâm canh, cơ giới hóa việc làm đất, thu hoạch, vận chuyển vật tư và sản phẩm. Đối tượng tiếp nhận TBKT chủ yếu là nông dân, trình độ còn hạn chế, trình độ tiếp cận với công nghệ còn thấp. Do vậy, việc lựa chọn, tiếp nhận TBKT rất cần có sự tư vấn của cơ quan chuyển giao, sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước, doanh nghiệp…

4.1.6. Huy động và sử dụng các yếu tố đầu vào trong phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa theo hướng sản xuất hàng hóa

Căn cứ quyết định số 175/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hộiTỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 trong đó có huyện Tiên Du. Trong quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, huyện Tiên Du xác định tập trung phát triển hàng hóa ngành trồng trọt đối với cây rau và chăn nuôi đối với phát triển đàn lợn thịt.

Huyện Tiên Du đã quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn với diện tích là 180 hatheo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung chuyên canh, phù hợp với các tiểu vùng khí hậu, đất đai và tập quán canh tác. Đối với sản xuất lợn thịt, huyện Tiên Du quy hoạch tổng đàn đến năm 2020 là 30.000 con. Phát triển sản xuất theo hướng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, nâng cao giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác; tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho nông dân; tăng khả năng cạnh tranh nông sản hàng hoá của huyện Tiên Du, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Phát

triển nền nông nghiệp sinh thái, sạch, đạt hiệu quả cao và tiến dần đến nền nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra sản phẩm hàng hóa rau, hoa quả, thực phẩm theo hướng tăng chất lượng giá trị lớn.Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật... nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai.

a. Tình hình huy động và sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất rau

* Về đất đai: Phần lớn diện tích đất các hộ dân đang sử dụng vào mục đích

trồng rau là loại đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ nên rất phù hợp với điều kiện sinh

trưởng, phát triển của cây rau. Đây chính là một lợi thế trong sản xuất rau hàng

hóa, nhưng do đất sản xuất của mỗi hộ thường ít, lại phân tán ở nhiều khu đồng khác nhau nên việc đầu tư thâm canh cũng như mở rộng quy hoạch vùng sản xuất gặp nhiều khó khăn.

* Về lao động: Mỗi hộ bình quân có khoảng hơn 3 lao động trong đó có 2

lao động chính làm nông nghiệp. Các hộ không thuê lao động mà tận dụng lao

động gia đình ở mọi độ tuổi, mọi lúc rảnh rỗi, lao động chủ yếu sử dụng kinh nghiệm tích lũy, có một sốít được tham gia các lớp tập huấn quy trình sản xuất mới. Sản xuất rau trên địa bàn chủ yếu do hộ gia đình tiến hành. Thực tế hình thức tổ chức sản xuất này có ưu thế là các hộ có thể chủ động trong bố trí sản xuất, tận dụng lao động của gia đình mình, nhưng việc sản xuất thường manh mún và không thành vùng tập trung.

* Vốn cho sản xuất rau: Hiện các hộ trồng rau ở đây vẫn sản xuất theo

phương thức truyền thống (sản xuất ngoài đồng ruộng) nên đòi hỏi về trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất không nhiều. Vì thếlượng vốn sử dụng để đầu tư trồng rau không nhiều, nguồn vốn chủ yếu vẫn là của gia đình. Tỷ trọng vốn tự có trong sản xuất trung bình của các hộ là 90,0 %.

Bảng 4.10. Tình hình sử dụng đất đai và lao động, vốn của các hộ trồng rau

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Bình quân

1 Tổng số hộđiều tra hộ 90

2 Sốlao động BQ/hộ người 3,47

3 Sốlao động trồng rau BQ/hộ người 2,60

4 DT đất canh tác BQ/hộ sào 7,8

5 DT đất trồng rau sào 3,2

6 DT đất thuê BQ/hộ sào 0,5

7 Tỷ trọng vốn tự có cho SX % 90,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

* Giống và khoa học kĩ thuật

Thời vụ và giống có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và hiệu quả sản xuất. Việc lựa chọn giống gì và bố trí thời vụ trồng vào lúc nào, kỹ thuật trồng, chăm sóc như thếnào để đạt được hiệu quả kinh tế cao luôn là mối quan tâm hàng đầu của người sản xuất. Nhằm giúp người nông dân nắm bắt được những khoa học kỹ

thuật để áp dụng vào trong sản xuất, hàng năm UBND xã kết hợp với trạm khuyến nông huyện và trung tâm khuyến nông thành phố tổ chức những lớp tập huấn và chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới… đưa những giống rau mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế.

Về phân bón: Các hộ trồng rau thường dùng phân NPK, phân vô cơ, phân vi sinh đểchăm bón cho rau. Do đặc thù những năm trở lại đây, do vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, tình trạng rau phun thuốc trừ sâu quá liều, hàm lượng thuốc BVTV quá mức cho phép nên theo chủ trương của huyện và thành phố, xã đã

chuyển diện tích trồng rau thường sang RAT nên tỷ lệ các hộ dùng phân đạm,

phân lân, phân kali không đáng kể. Vụ muộn do điều kiện thời tiết không thuận lợi, cây rau chậm sinh trưởng hơn nên phân bón được sử dụng nhiều hơn.

Bảng 4.11. Tình hình huy động và sử dụng đất đai, lao động và vốn của các

hộđiều tra sản xuất lợn thịt

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Bình quân

1 Tổng số hộđiều tra hộ 90

2 Sốlao động BQ/hộ người 3,3

3 Sốlao động chăn nuôi lợn BQ/hộ người 2,6

4 DT đất chăn nuôi BQ/hộ sào 0,6

5 DT đất thuê BQ/hộ sào 0,4

6 Tỷ trọng vốn tự có cho SX % 50,0

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

* Đất đai (mặt bằng): khác với sản xuất rau hàng hóa và cam hàng hóa,

chăn nuôi lợn thịt hàng hóa đòi hỏi phải xây dựng chuồng trại quy mô, cố định

đáp ứng các tiêu chuẩn kí thuật. Đối với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ thường xây dựng chuồng trại trong khu đất của gia đình để tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng. Các hộ sản xuất lợn thịt hàng hóa quy mô vừa và lớn lại dồn điền đổi thửa, hoặc thuê thêm mặt bằng để sản xuất theo quy mô tập trung.

* Lao động: thực tế cho thấy, do áp dụng khoa học kĩ thuật trong chăn nuôi

nên mỗi hộchăn nuôi cũng chỉ sử dụng 2 – 3 lao động, các hộchăn nuôi quy mô lớn có thể thuê thêm 1 – 2 lao động làm bán thời gian hoặc theo tính chất mùa vụ.

* Vốn sản xuất: do đặc thù của ngành chăn nuôi yêu cầu nguồn vốn đầu tư

cho đầu vào như xây dựng chuồng trại, mua con giống, thức ăn lớn, do vậy các hộchăn nuôi quy mô vừa và lớn đều phải đi vay vốn từ các nguồn như quỹ hỗ trợ

việc làm, quy tín dụng, ngân hàng hoặc người thân. Các hộ có tỷ lệ vốn tự có là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tren địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)