Căn cứ quyết định số 175/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hộiTỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 trong đó có huyện Tiên Du. Trong quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, huyện Tiên Du xác định tập trung phát triển hàng hóa ngành trồng trọt đối với cây rau và chăn nuôi đối với phát triển đàn lợn thịt.
Huyện Tiên Du đã quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn với diện tích là 180 hatheo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung chuyên canh, phù hợp với các tiểu vùng khí hậu, đất đai và tập quán canh tác. Đối với sản xuất lợn thịt, huyện Tiên Du quy hoạch tổng đàn đến năm 2020 là 30.000 con. Phát triển sản xuất theo hướng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, nâng cao giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác; tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho nông dân; tăng khả năng cạnh tranh nông sản hàng hoá của huyện Tiên Du, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Phát
triển nền nông nghiệp sinh thái, sạch, đạt hiệu quả cao và tiến dần đến nền nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra sản phẩm hàng hóa rau, hoa quả, thực phẩm theo hướng tăng chất lượng giá trị lớn.Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật... nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai.
a. Tình hình huy động và sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất rau
* Về đất đai: Phần lớn diện tích đất các hộ dân đang sử dụng vào mục đích
trồng rau là loại đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ nên rất phù hợp với điều kiện sinh
trưởng, phát triển của cây rau. Đây chính là một lợi thế trong sản xuất rau hàng
hóa, nhưng do đất sản xuất của mỗi hộ thường ít, lại phân tán ở nhiều khu đồng khác nhau nên việc đầu tư thâm canh cũng như mở rộng quy hoạch vùng sản xuất gặp nhiều khó khăn.
* Về lao động: Mỗi hộ bình quân có khoảng hơn 3 lao động trong đó có 2
lao động chính làm nông nghiệp. Các hộ không thuê lao động mà tận dụng lao
động gia đình ở mọi độ tuổi, mọi lúc rảnh rỗi, lao động chủ yếu sử dụng kinh nghiệm tích lũy, có một sốít được tham gia các lớp tập huấn quy trình sản xuất mới. Sản xuất rau trên địa bàn chủ yếu do hộ gia đình tiến hành. Thực tế hình thức tổ chức sản xuất này có ưu thế là các hộ có thể chủ động trong bố trí sản xuất, tận dụng lao động của gia đình mình, nhưng việc sản xuất thường manh mún và không thành vùng tập trung.
* Vốn cho sản xuất rau: Hiện các hộ trồng rau ở đây vẫn sản xuất theo
phương thức truyền thống (sản xuất ngoài đồng ruộng) nên đòi hỏi về trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất không nhiều. Vì thếlượng vốn sử dụng để đầu tư trồng rau không nhiều, nguồn vốn chủ yếu vẫn là của gia đình. Tỷ trọng vốn tự có trong sản xuất trung bình của các hộ là 90,0 %.
Bảng 4.10. Tình hình sử dụng đất đai và lao động, vốn của các hộ trồng rau
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Bình quân
1 Tổng số hộđiều tra hộ 90
2 Sốlao động BQ/hộ người 3,47
3 Sốlao động trồng rau BQ/hộ người 2,60
4 DT đất canh tác BQ/hộ sào 7,8
5 DT đất trồng rau sào 3,2
6 DT đất thuê BQ/hộ sào 0,5
7 Tỷ trọng vốn tự có cho SX % 90,00
Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
* Giống và khoa học kĩ thuật
Thời vụ và giống có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và hiệu quả sản xuất. Việc lựa chọn giống gì và bố trí thời vụ trồng vào lúc nào, kỹ thuật trồng, chăm sóc như thếnào để đạt được hiệu quả kinh tế cao luôn là mối quan tâm hàng đầu của người sản xuất. Nhằm giúp người nông dân nắm bắt được những khoa học kỹ
thuật để áp dụng vào trong sản xuất, hàng năm UBND xã kết hợp với trạm khuyến nông huyện và trung tâm khuyến nông thành phố tổ chức những lớp tập huấn và chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới… đưa những giống rau mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế.
Về phân bón: Các hộ trồng rau thường dùng phân NPK, phân vô cơ, phân vi sinh đểchăm bón cho rau. Do đặc thù những năm trở lại đây, do vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, tình trạng rau phun thuốc trừ sâu quá liều, hàm lượng thuốc BVTV quá mức cho phép nên theo chủ trương của huyện và thành phố, xã đã
chuyển diện tích trồng rau thường sang RAT nên tỷ lệ các hộ dùng phân đạm,
phân lân, phân kali không đáng kể. Vụ muộn do điều kiện thời tiết không thuận lợi, cây rau chậm sinh trưởng hơn nên phân bón được sử dụng nhiều hơn.
Bảng 4.11. Tình hình huy động và sử dụng đất đai, lao động và vốn của các
hộđiều tra sản xuất lợn thịt
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Bình quân
1 Tổng số hộđiều tra hộ 90
2 Sốlao động BQ/hộ người 3,3
3 Sốlao động chăn nuôi lợn BQ/hộ người 2,6
4 DT đất chăn nuôi BQ/hộ sào 0,6
5 DT đất thuê BQ/hộ sào 0,4
6 Tỷ trọng vốn tự có cho SX % 50,0
Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
* Đất đai (mặt bằng): khác với sản xuất rau hàng hóa và cam hàng hóa,
chăn nuôi lợn thịt hàng hóa đòi hỏi phải xây dựng chuồng trại quy mô, cố định
đáp ứng các tiêu chuẩn kí thuật. Đối với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ thường xây dựng chuồng trại trong khu đất của gia đình để tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng. Các hộ sản xuất lợn thịt hàng hóa quy mô vừa và lớn lại dồn điền đổi thửa, hoặc thuê thêm mặt bằng để sản xuất theo quy mô tập trung.
* Lao động: thực tế cho thấy, do áp dụng khoa học kĩ thuật trong chăn nuôi
nên mỗi hộchăn nuôi cũng chỉ sử dụng 2 – 3 lao động, các hộchăn nuôi quy mô lớn có thể thuê thêm 1 – 2 lao động làm bán thời gian hoặc theo tính chất mùa vụ.
* Vốn sản xuất: do đặc thù của ngành chăn nuôi yêu cầu nguồn vốn đầu tư
cho đầu vào như xây dựng chuồng trại, mua con giống, thức ăn lớn, do vậy các hộchăn nuôi quy mô vừa và lớn đều phải đi vay vốn từ các nguồn như quỹ hỗ trợ
việc làm, quy tín dụng, ngân hàng hoặc người thân. Các hộ có tỷ lệ vốn tự có là 50% trong tổng số vốn sản xuất.
* Giống và khoa học kỹ thuật: Qua điều tra cho thấy các giống lợn được
nuôi phổ biến ở các nông hộ điều tra là giống lợn F2, có tỷ lệ nạc cao, và giống lợn siêu nạc - có khả năng tiếp nhận thức ăn cao, khả năng tăng trọng nhanh, trọng lượng xuất chuồng lớn, nhưng sốlượng giống này vẫn còn hạn chế, những giống lợn siêu nạc ở vùng đồng bằng nuôi đa số chiếm 80%, còn lại là vẫn nuôi giống lợn F2, hộ nuôi giống lợn siêu nạc có trọng lượng bình quân 80 kg/con và thời gian nuôi chỉ 3 tháng là xuất chuồng. Về quy trình chăn nuôi, xây dựng chuồng trại, HTX đã phối hợp với trạm khuyến nông huyện và Học viện Nông
chuồng trại được xây dựng sơ sài, chủ yếu là chuồng hở, nằm trong khu khuôn
viên gia đình, còn các hộchăn nuôi vừa và lớn đã đầu tư hơn về chuồng trại kiên cố, có thêm trang thiết bị đảm bảo cho việc chăm sóc, vệ sinh chuồng trại. Các hộđã chuyển sang chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, ngoài cám công nghiệp, hộ chăn nuôi còn bổ sung bằng các loại thức ăn là phụ phẩm của sản xuất nông nghiệp như bột ngô, cám gạo, sắn, rau…
4.1.7. Phát triển liên kết trong phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
Để phát triển sản xuất một số nông sản hàng hóa đòi hỏi phải có sự liên kết giữa bốn nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp để đảm bảo đầu vào và đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, người nông dân là trọng tâm của mối liên kết này. Sự hợp tác liên kết giữa bốn nhà thể hiện qua các mối liên kết là liên kết trong sản xuất nông sản hàng hóa và liên kết trong tiêu thụ nông sản hàng hóa
* Liên kết trong việc đưa các đầu vào vào sản xuất nông nghiệp
Hộp 4.2. Ý kiến của người sản xuất về việc mua các yếu tốđầu vào trong
quá trình sản xuất nông sản hàng hóa
Đến lịch thời vụ, chúng tôi lại lên hợp tác xã mua hạt giống về trồng, đến thời kì phun thuốc sâu hay bón phân thì lại lên đó mua về sử dụng thôi. Do những thứ này không cần phải tích trữ nên khi nào sử dụng tới thì lại lên hợp tác xã mua, chứ mua nhiều làm gì.
Nguồn: Phỏng vấn Bà Trần Thị Lan, 52 tuổi – nông dân trồng rau, xã Lạc Vệ, 09h20 phút, ngày 12/12/2017
Chúng tôi toàn mua giống lợn của các trung tâm, cơ sở sản xuất giống lợn do nhân viên thị trường đến giới thiệu, còn về cám thì gia đình tôi thường nhập với số
lượng lớn ởcác đại lý thức ăn gia súc cho giá rẻhơn và thuận tiện trong chăn nuôi, về
dịch bệnh, gia đình tôi gọi bác sĩ thú ý đến chữa.
Nguồn: Phỏng vấn Ông Bùi Văn Minh, 42 tuổi, chủ hộchăn nuôi lợn thịt xã Cảnh
Hưng, 15h00’ ngày 15/12/2017 Hiệu quả của sản xuất nông sản hàng hóa bị chi phối bởi các yếu tố đầu
vào như giống, phân bón, thức ăn, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y…. Để đảm bảo chất lượng cho các yếu tố đầu vào tới tay người sản xuất với giá cả
hợp lý đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà cung ứng với người sản xuất. Thực hiện sản xuất rau hàng hóa và trái cây hàng hóa, giống cây,
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, người sản xuất đều mua từ HTXDVNN với giá cả hợp lý dựa trên sự tin tưởng của xã viên vào HTXDVNN. Thực hiện sản xuất chăn nuôi lợn hàng hóa, các yếu tố về giống, thức ăn thuốc thú y,
người sản xuất đều mua từ các cơ sở sản xuất kinh doanh tư nhân do vốn đầu
tư cho các yếu tố trên là rất lớn, độ rủi ro cao.
* Liên kết trong việc chuyển giao khoa học kĩ thuật
Trong sản xuất nông sản hàng hóa, kỹ thuật đóng vai trò quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng hay nói chung đó là hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Việc chuyển giao khoa học kỹ thuật yêu cầu có sự tham gia của các nhà khoa học, HTXDVNN, Tổ hợp tác, Trạm khuyến nông huyện… trong
đó nhà khoa học đóng vai trò quan trọng giúp cho người sản xuất có kinh nghiệm sản xuất. Huyện Tiên Du đã có sựđầu tư, chú ý đến khâu chuyển giao khoa học kỹ
thuật cho người sản xuất, huyện đã liên kết với Viên Nghiên cứu rau quả Trung
ương, Viện chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trạm Khuyến nông xây dựng quy trình trồng, chăn nuôi, các biện pháp chăm sóc cây trồng, vật nuôi và có kiểm tra định kỳ. Trong đó, việc chuyển giao khoa học kỹ thuật được triển khai qua các buổi tập huấn khuyến nông, học nghề nông nghiệp, các lớp dạy kỹ thuật sản xuất nông sản hàng hóa, các buổi tham quan mô hình ở các địa phương khác. Trong 3 năm, toàn huyện tổ chức được 226 lớp khuyến nông với 25.800 người tham gia.
Đánh giá của hộ điều tra về mức độ thay đổi kiến thức sau khi được chuyển giao khoa học kĩ thuật cho thấy có 62,22% ý kiến đánh giá sau khi được chuyển giao thì kiến thức nâng cao, 33,33% ý kiến đánh giá bình thường và 4,44% ý kiến đánh giá kiến thức không nâng cao.
Bảng 4.12. Đánh giá của hộđiều tra về mức độthay đổi kiến thức sau khi
được chuyển giao khoa học kĩ thuật
TT Chỉtiêu đánh giá Sốlượng (n=90) Tỷ trọng (%)
1 Nâng cao 56 62,22
2 Bình thường 30 33,33
3 Không nâng cao 4 4,44
4 Tổng 90 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
* Liên kết trong vay vốn
rất cần sự quan tâm từ chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thểđể giải quyết vốn sản xuất trong hộ nông dân.
Hộp 4.3 Ý kiến của lao động được điều tra về vay vốn sản xuất hàng hóa
Sản xuất rau không cần nhiều vốn nên chủ yếu là vốn của gia đình tôi bỏra để mua giống, phân bón, thuốc BVTV. (Nguồn: Phỏng vấn Bà Vũ Thị Mai, 54 tuổi,lao động xã Tân Chi, 08h15 phút, ngày 16/12/2017)
Đặc thù ngành chăn nuôi sử dụng vốn mua con giống, xây dựng chuồn trại, mua
thức ăn, phòng trị bệnh là rất lớn nên ngoài số vốn của gia đình, tôi vẫn phải đi vay
thêm từ ngân hàng.
Nguồn: Phỏng vấn Ông Phạm Văn Hùng, 45 tuổi, lao động xã Lạc Vệ, 10h30 phút, ngày 16/12/2017
* Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm
Liên kết trong tiêu thụ nông sản hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông sản hàng hóa. Quá trình liên kết tiêu thụ nông sản hàng hóa bao gồm các đối tượng: người sản xuất, thương lái, doanh nghiệp nông nghiệp, HTXDVNN… trong đó, HTXDVNN đóng vai trò gián tiếp vào quá trình tiêu thụ bằng cách đưa sản phẩm nông sản của địa phương mình đi giới thiệu tại các kì hội chợ nông sản tại thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận, tìm thịtrường tiêu thụ
tại các kỳ hội chợ, từng bước xây dựng thương hiệu trên thị trường đểđảm bảo cho sản xuất đạt kết quả tốt. Đối tượng tham gia trực tiếp vào mối liên kết trong tiêu thụ là người sản xuất, thương lái, người tiêu dùng… các doanh nghiệp nông nghiệp hiện tham gia vào liên kết này ở Tiên Du còn hạn chế do thị trường nông sản hàng hóa ở đây chưa phát triển. Qua điều tra, xã Tân Chi liên kết với 4 doanh nghiệp trong tiêu thụ, 355 lượt thương lái đến mua/vụ, xã Lạc Vệ liên kết với 6 doanh nghiệp trong tiêu thụ và có 204 lượt thương lái đến mua/vụ, xã Cảnh Hưng liên kết với 3 doanh nghiệp trong tiêu thụ và có 138 lượt thương lái đến mua/năm.
Bảng 4.13. Tình hình liên kết trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
ởcác xã điều tra STT Chỉ tiêu Xã Tân Chi Xã Lạc Vệ Xã Cảnh Hưng
1 Số doanh nghiệp liên kết 4 6 4
2 Sốlượt thương lái đến mua 355 204 138