1.1. Một số vấn đề lý luận về thực thi chính sách thiđua, khen thưởng
1.1.5. Khái niệm về chính sách và thực thi chính sách
Các chính sách có thể được đề ra và thực hiện ở những tầng nấc khác nhau, từ các tổ chức quốc tế đến từng quốc gia, từ nhà nước đến các đơn vị, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp,..nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra cho mỗi tổ chức đó và chúng chỉ có hiệu lực thi hành trong tổ chức đó.
Chính sách là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong sách báo, tài liệu, trên các phương tiện truyền thông và trong đời sống xã hội. Có nhiều quan niệm khác nhau về chính sách. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Chính sách là
những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội
dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…” [38, tr.475].
Đại từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, quan niệm về chính sách
là “chủ trương, biện pháp của một đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực
chính trị - xã hội” [47, tr.278]. Từ những cách tiếp cận trên, hiểu một cách đơn
giản, chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình.
Những vấn đề do nhà nước ban hành bao gồm các mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề công nhằm đạt được các mục tiêu phát triển được gọi là chính sách cơng [34, tr.10].
Mỗi chính sách là nhằm giải quyết một vấn đề. Vấn đề có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân cốt lõi và các nguyên nhân phụ. Chính sách phải hướng vào giải quyết các nguyên nhân của vấn đề. Khi chính sách được triển khai rộng rãi trong đời sống xã hội và được xã hội chấp nhận, điều này phản ánh tính đúng đắn của chính sách và ngược lại. Chính sách có bản chất thuộc về chính trị. Q trình ra quyết định chính sách là một q trình chính trị. Nhưng sản phẩm của q trình hoạch định chính sách thì dễ nhận thấy hơn, ví dụ như các quy định cụ thể, chi tiết của pháp luật, và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội, đến sinh kế của mỗi người.
Tác giả cho rằng: “Chính sách là sản phẩm của q trình ra quyết định có
liên quan của Nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định”.
Theo PGS. TS. Nguyễn Hữu Hải, quan niệm: “Tổ chức thực thi chính sách là tồn bộ q trình hoạt động của các chủ thể theo cách thức khác nhau nhằm hiện thực hóa nội dung chính sách cơng một cách hiệu quả” [21, tr.127].
Tổ chức thực thi chính sách cơng là một khâu hợp thành chu trình chính sách, nếu thiếu vắng cơng đoạn này thì chu trình chính sách khơng thể tồn tại. Tổ chức thực thi chính sách cơng là trung tâm kết nối các bước trong chu trình chính sách cơng thành một hệ thống, nhất là với hoạch định chính sách. So với các khâu
khác trong chu trình chính sách, tổ chức thực thi có vị trí đặc biệt quan trọng, vì đây là bước hiện thực hố chính sách trong đời sống xã hội.
Tác giả cho rằng: “Thực thi chính sách cơng là q trình đưa chính sách công vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản, chương
trình, dự án thực thi chính sách cơng và tổ chức thực hiện chúng nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính sách cơng”.