Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 97 - 98)

2.4. Đánh giá việc tổ chức, thực thi chính sách thiđua, khen thưởng trên địa

2.4.4. Nguyên nhân của những hạn chế

2.4.4.1. Nguyên nhân chủ quan

- Thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, ý nghĩa của cơng tác thi đua, khen thưởng; chưa đầu tư thời gian tương xứng cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng.

- Cơng tác phổ biến, tun truyền thực thi chính sách thi đua, khen thưởng có nơi, có lúc chưa được chú trọng, nội dung và hình thức tuyên truyền chưa được đổi mới, chưa đảm bảo sâu rộng và thiết thực đến tồn thể các cơng chức, viên chức, người lao động và nhân dân.

- Việc phân công, phối hợp thực thi chính sách thi đua, khen thưởng giữa các cơ quan trên thực tế chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ trong việc ban hành cơ chế, chính sách, trong tổ chức thực hiện đã không tạo được động lực, động viên lôi cuốn các lực lượng xã hội tham gia vào công tác thi đua và khen thưởng.

- Việc duy trì chính sách thi đua, khen thưởng chưa được quan tâm, năng lực đề xuất các giải pháp, biện pháp, cơ chế về chính sách thi đua, khen thưởng của công chức chuyên trách chưa đáp ứng. Đối tượng tham gia thi đua thường ít quan tâm đến chính sách thi đua, khen thưởng mà thường để ý đến kết quả được xét thưởng vào dịp cuối năm, đặc biệt đối với người trực tiếp lao động lại càng ít quan tâm đến thi đua, khen thưởng vì bản thân đối tượng này ít khi được xét thưởng.

- Việc chủ động điều chỉnh biện pháp, cơ chế chính sách thi đua và khen thưởng chưa hồn thiện được mục tiêu của chính sách do cịn phụ thuộc các văn bản quy phạm pháp luật. Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về thi đua, khen thưởng trong giai đoạn 2016-2020 chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức. Nhiều thời điểm, nhiều đơn vị việc quán triệt, chấp hành các chính sách thi đua, khen thưởng còn hạn chế. Nhiều cán bộ công chức, viên chức chưa nghiên cứu kỹ, sâu các quy

định về công tác thi đua, khen thưởng. Công tác quán triệt các chính sách về thi đua, khen thưởng vẫn cịn mang tính hình thức. Thực tế cịn nhiều trường hợp cơng nhận danh hiệu thi đua và khen thưởng chưa đảm bảo công bằng, đúng đối tượng, đơi lúc cịn mang cảm tính, chưa xét đến thành tích thực sự của từng cá nhân, nhất là người lao động trực tiếp.

- Việc theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực thi chính sách thi đua, khen thưởng một số đơn vị chưa chấp hành nghiêm quy định của chính sách thi đua, khen thưởng (cụ thể là Luật Thi đua, khen thưởng). Nhiều trường hợp đề nghị vận dụng khen thưởng không đúng quy định của luật; bình xét danh hiệu thi đua và khen thưởng còn nể nang, cào bằng, luân phiên. Chỉ đạo triển khai các chủ trương, chính sách về thi đua, khen thưởng cịn chậm, có đơn vị cịn triển khai hình thức, chất lượng kém.

- Việc đánh giá, tổng kết thực thi chính sách thi đua, khen thưởng đơi lúc chưa được sự quan tâm của cán bộ lãnh đạo quản lý. Đội ngũ công chức làm công tác thi đua, khen thưởng ở các đơn vị chưa tham mưu kịp thời trong việc tổ chức các phong trào thi đua.

2.4.4.2. Nguyên nhân khách quan

Tình hình kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển chưa cao, còn chậm so với các tỉnh bạn. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp; lạm phát, khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới, suy giảm kinh tế trong nước, diễn biến bất lợi của thời tiết, dịch bệnh trên cây trồng, giá cả vật nuôi, giá cả một số vật tư thiết yếu tăng cao, thị trường tiêu thụ hàng hóa thu hẹp, hàng tồn kho nhiều... đã ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thừa Thiên Huế là một tỉnh có nhiều tơn giáo nên tiềm ẩn nhiều tình huống nhạy cảm về chính trị, an ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)