1.1. Một số vấn đề lý luận về thực thi chính sách thiđua, khen thưởng
1.1.10. Hình thức và phương pháp thực thi chính sách thiđua, khen thưởng
giá trị tốt đẹp của công tác thi đua, khen thưởng.
Trên thực tế khi triển khai thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng khơng phải cơ quan, tổ chức nào cũng làm tốt, làm nhanh như nhau. Vì thế cần phải đôn đốc để vừa thúc đẩy các cơ quan, tổ chức, cá nhân nỗ lực nhiều hơn nữa để hồn thành nhiệm vụ, vừa phịng, chống những hành vi vi phạm quy định trong thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng.
Bước 7: Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm về thực thi chính sách thi đua,
khen thưởng
Tổ chức thực thi chính sách thi đua, khen thưởng được tiến hành liên tục trong thời gian duy trì chính sách thi đua, khen thưởng, vì vậy phải đánh giá sơ kết, tổng kết và rút kinh nghiệm. Trong q trình này ta có thể đánh giá từng phần hay tồn bộ kết quả thực thi chính sách, trong đó đánh giá tồn bộ được thực hiện sau khi kết thúc chính sách. Đánh giá tổng kết, sơ kết chính sách thi đua, khen thưởng là quá trình xem xét, kết luận, kiểm điểm về chỉ đạo điều hành và chấp hành của đối tượng thực thi chính sách. Đánh giá các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng.
Nội dung đánh giá, tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành là chương trình hành động, kế hoạch được xây dựng để thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng và những nội quy, quy chế, các văn bản hướng dẫn, văn bản liên tịch, chương trình phối hợp và các văn bản quy phạm khác để xem xét tình hình phối hợp chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng.
Bên cạnh việc tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo điều hành của các cơ quan nhà nước cịn phải xem xét, đánh giá việc thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng của các tổ chức, cá nhân và tồn xã hội. Đó là đánh giá tinh thần hưởng ứng mục
1.1.10. Hình thức và phương pháp thực thi chính sách thi đua, khen thưởng thưởng
Cùng với những dự kiến về các bước và chuẩn bị đầy đủ điều kiện để thực thi chính sách thi đua, khen thưởng, các cơ quan nhà nước các cấp cần nghiên cứu lựa chọn hình thức triển khai thực hiện chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tế. Hình thức triển khai thực thi chính sách thi đua, khen thưởng được hiểu là cách thức tổ chức để đưa chính sách vào đời sống xã hội góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo yêu cầu của quản lý. Trong thực tế để triển khai thực thi chính sách thi đua, khen thưởng có nhiều hình thức triển khai, song tựu chung lại có một số hình thức chủ yếu sau:
- Hình thức thực hiện chính sách từ trên xuống: Khi thực thi chính sách
thi đua, khen thưởng được Nhà nước ban hành, trước khi tiến hành triển khai, Nhà nước chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện về vật chất, kỹ thuật và nhân sự để thực hiện chính sách. Trong q trình thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng, Nhà nước chủ động kiểm tra, đôn đốc bằng các phương tiện kỹ thuật hiện có hay bằng đội ngũ cán bộ, cơng chức của mình. Khi phát hiện những sai lệch về nội dung chính sách, kế hoạch tổ chức thực hiện và công tác triển khai thực hiện, Nhà nước kịp thời điều chỉnh, bổ sung làm cho hoạt động thực hiện chính sách diễn ra đúng như định hướng. Nếu việc điều chỉnh, bổ sung có gặp khó khăn từ phía các đối tượng chính sách, thì Nhà nước vẫn có thể dùng quyền lực cơng để thực hiện. Cách đó tạo ra sự tập trung, thống nhất cao độ trong q trình thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng. Tuy nhiên, cách thức này cũng có những hạn chế nhất định mà chúng ta cần chú ý khắc phục để phát huy được tính tập trung trong thực hiện chính sách. Mặc dù các cơ quan nhà nước thường xuyên theo dõi việc triển khai thực hiện chính sách nhưng vẫn có những khoảng cách nhất định với các đối tượng chính sách và mơi trường thực tế nơi chính sách đang diễn ra. Mặt khác mỗi địa phương sẽ có những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường khác nhau nên việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách cũng phải khác nhau. Những hạn chế này dễ làm cho cán bộ, cơng chức nhà nước trở thành quan liêu. Ngồi ra, cách thức triển khai này chỉ thiên về ý chí của cấp điều hành, mà ít quan tâm đến nguyện vọng của đối tượng chính sách nên thường có hiện tượng dồn ép bằng mệnh lệnh trong
thực hiện chính sách, làm cho q trình thực hiện chính sách ít thiết thực, mang nặng tính phong trào, thậm chí chồng chéo trong cơng tác điều hành, gây lãng phí các nguồn lực cho thực hiện chính sách.
- Hình thức thực hiện từ dưới lên: Để khắc phục những nhược điểm của
hình thức triển khai thực thi chính sách thi đua, khen thưởng từ trên xuống cịn có hình thức thực hiện từ dưới lên. Với hình thức này, sau khi chính sách được ban hành, các cấp chính quyền ở địa phương sẽ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình để chủ động triển khai đưa chính sách vào thực tế theo yêu cầu phát triển của địa phương mình. Các bước tổ chức thực hiện cũng được tiến hành theo nguyên lý chung, khoa học từ xây dựng kế hoạch thực hiện đến đánh giá tổng kết việc thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng. Khi thực hiện chính sách theo hình thức này, các địa phương chủ động triển khai thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng bằng những điều kiện hiện có, nhằm đạt mục tiêu phát triển của địa phương mình trong từng thời kỳ. Bằng cách đó các địa phương chủ động tìm kiếm các giải pháp tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả nhất, thường xuyên nắm bắt những biến đổi trong thực tế và nguyện vọng của các đối tượng chính sách để đề đạt với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp. Chính sách do chính quyền địa phương chủ động triển khai thực hiện thường mang lại lợi ích thiết thực hơn cho các đối tượng chính sách, vì ngồi sự nỗ lực của các đối tượng, còn làm cho các cách thức tổ chức thực hiện phù hợp hơn với những điều kiện kinh tế, xã hội ở địa bàn thực hiện và phù hợp hơn với điều kiện của chính các đối tượng chính sách.
- Hình thức kết hợp: Từ những ưu, nhược điểm của hai hình thức thực hiện
chính sách thi đua, khen thưởng từ trên xuống và hình thức thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng từ dưới lên trên, trong thực tiễn thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở nước ta hiện nay cịn có hình thức thứ ba là hình thức kết hợp. Đó là sự kết hợp của hình thức thực hiện chính sách từ trên xuống và từ dưới lên nhằm làm cho q trình thực hiện chính sách vừa đảm bảo được các yếu tố quản lý, điều hành được thông suốt từ trên xuống, vừa phù hợp với những điều kiện khách quan và chủ
quan của địa phương nơi tổ chức thực hiện chính sách. Khi sử dụng hình thức kết hợp cần chú ý kết nối giữa các cấp chính quyền từ Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện đến chính quyền cấp xã và người dân để xác định nhu cầu, khả năng, điều kiện cụ thể, tạo ra sự đồng bộ trong tổ chức thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng. Điều này nhằm huy động tối đa sự tham gia của các đối tượng chính sách và nguồn lực tại chỗ qua đó làm cho q trình thực hiện chính sách phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh thực tế ở địa bàn thực hiện chính sách. Trên thực tế phần kết nối đáng quan tâm nhất là kiểm tra, đôn đốc của cấp trên với việc triển khai tổ chức thực hiện và duy trì chính sách của cấp dưới, hoạt động điều chỉnh, bổ sung và đáp ứng.
1.1.10.2. Phương pháp thực thi chính sách thi đua, khen thưởng
Một là, phương pháp hành chính trong thực thi chính sách thi đua, khen thưởng. Trong q trình thực thi chính sách thi đua, khen thưởng, việc thực hiện chính sách phải bằng pháp luật, nhờ cơng cụ pháp luật, các đối tượng thực thi chính sách có thể kiểm sốt được các hoạt động thi đua, khen thưởng của các tổ chức, cá nhân. Vai trị kiểm sốt này rất quan trọng vì thực tế những năm qua cho thấy đã có rất nhiều những phát hiện về các sai phạm này của các cá nhân, tổ chức như: kê khai gian dối, làm giả hồ sơ, xác nhận, đề nghị sai trong thi đua, khen thưởng... Có những trường hợp cá nhân, tập thể sau khi được phong tặng các danh hiệu, hình thức khen thưởng phải bị hủy bỏ quyết định khen thưởng, thu hồi hiện vật và tiền thưởng đã nhận.
Hai là, phương pháp kinh tế trong thực thi chính sách thi đua, khen thưởng.
Khuyến khích vật chất là động lực và là địn bẩy về chế độ chính sách những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp cho việc thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương đơn vị được khen thưởng. Hình thức khen cao phải được thưởng vật chất cao hơn. Đối với các tập thể, cá nhân được khen cao khi có thành tích trong các phong trào thi đua sẽ được quan tâm cho đi đào tạo, bồi dưỡng, nâng lương, đề bạt, và được thưởng tiền hoặc các cơng trình xây dựng… để tạo ra sức hút, động lực của phong trào thi đua.
Ba là, phương pháp giáo dục, thuyết phục trong thực thi chính sách thi đua,
khen thưởng. Kết quả thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng được thể hiện rõ qua các phong trào thi đua. Thông qua các phong trào thi đua đã động viên, giáo dục, thuyết phục huy động mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào các phong trào nhằm đạt được các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra. Kết quả khen thưởng trong các phong trào đã góp phần biểu dương, tơn vinh các tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc, tạo sự lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng, xã hội, qua đó kịp thời khích lệ, động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua, vượt qua khó khăn hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần tạo động lực cho sự phát triển kinh tế và xã hội.
Bốn là, phương pháp kết hợp trong thực thi chính sách thi đua, khen thưởng.
Trong q trình thực thi chính sách thi đua, khen thưởng phải kết hợp giữa động viên tinh thần và khuyến khích thưởng vật chất, đồng thời phải ngăn chặn những biểu hiện của việc kê khai thành tích gian dối trong khen thưởng. Qua đó các chính sách về thi đua, khen thưởng sẽ phát huy được hiệu quả và ngày càng được triển khai sâu rộng là điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an toàn xã hội.