3.2. Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách thiđua, khen
3.2.1. Đổi mới công tác ban hành văn bản và xây dựng kế hoạch triển khai chính
khen thưởng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
3.2.1. Đổi mới công tác ban hành văn bản và xây dựng kế hoạch triển khai chính sách thi đua, khen thưởng chính sách thi đua, khen thưởng
Thứ nhất, về công tác xây dựng và ban hành văn bản Chủ động ban hành các
văn bản hướng dẫn, rà soát kịp thời trên cơ sở Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành các quy định mới để bổ sung các văn bản của Ngành về công tác thi đua khen thưởng. Việc ban hành văn bản về thi đua, khen thưởng bao gồm các văn bản hành chính thơng thường mang tính chỉ đạo, lãnh đạo như: Kế hoạch, hướng dẫn, công văn, Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh, Chương trình, Báo cáo,... và các văn bản mang tính pháp quy như: Quy định, Quy chế, Quyết định...
Để hệ thống các văn bản về thi đua, khen thưởng có tính ổn định lâu dài, công tác tham mưu đề xuất phải được thực hiện một cách bài bản, có chiều sâu và có tầm nhìn.Muốn đạt được điều đó cần có sự phối hợp thường xuyên hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo. Chính sách ban hành để thực hiện trong cuộc sống do đó mọi chính sách phải bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống, từ cơ sở. Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Thừa Thiên Huế phải thường xuyên phối hợp với các Sở, ban, ngành trong việc ban hành các văn bản theo thẩm quyền hoặc phối hợp trong công tác tham mưu với UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, có như vậy hệ thống các văn bản mới có tính thống nhất, phù hợp với thực tiễn, khi ban hành sẽ đi vào cuộc sống, có tính ổn định lâu dài và phát huy vai trò, hiệu quả.
Bên cạnh việc ban hành các văn bản mang tính pháp quy, cần xây dựng có chất lượng các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo đặc biệt là các văn bản hướng dẫn tổ chức triển khai các phong trào thi đua, công tác khen thưởng; văn bản hướng dẫn thực hiện công tác xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến; các kế hoạch, chương trình thi đua...
Tăng cường sự quản lý của Nhà nước thông qua việc tham mưu xây dựng thể chế về thi đua, khen thưởng, tạo cơ sở pháp lý để quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Công tác tham mưu xây dựng các quy định về thi đua, khen thưởng cần được triển khai tích cực, đồng bộ, gắn liền với tình hình thực tiễn nhằm động viên các phong trào thi đua yêu nước phát triển sâu rộng, lan tỏa mạnh mẽ; phát hiện nhiều mơ hình hay, cách làm sáng tạo, nhiều tấm gương điển hình tiên tiến trong xã hội. Công tác thi đua, khen thưởng phải thực sự trở thành động lực tinh thần to lớn, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của từng ngành, từng địa phương và đơn vị cơ sở.
Thứ hai, về xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các phong trào thi đua
Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua tại các cơ quan chuyên môn là tiền đề, cơ sở quan trọng để thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng đúng định hướng. Làm tốt công tác này giúp cho việc chỉ đạo, điều hành của các cấp được tiến hành thuận lợi cũng như công tác theo dõi, kiểm tra diễn ra dễ dàng. Do vậy, trong thời gian tới, các cơ quan chuyên môn trong việc ban hành Kế hoạch phát động cần nghiên cứu, phối hợp để các Sở, ban, ngành hạn chế được sự trùng lặp trong đối tượng thụ hưởng. Trong trường hợp các chính sách khác nhau có cùng mục tiêu hỗ trợ cho một đối tượng thụ hưởng cần có sự phối hợp để đạt hiệu quả cao hơn. Việc thiết lập kế hoạch triển khai từ các sở, ban, ngành phải có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ từ cấp Huyện. Việc thực hiện tốt khâu lập kế hoạch sẽ có tác động trực tiếp tới hiệu quả của tồn bộ q trình thực thi chính sách. Do đó, việc xây dựng kế hoạch cũng cần tiến hành theo hàng năm, cụ thể hơn đến từng Quý, tháng và thiết lập môi trường phối hợp thuận lợi giữa các cấp. Kế hoạch phát động thi đua phải được xây dựng dựa trên kết quả thực hiện năm trước; các chỉ tiêu đề ra phải có tính logic, khả thi, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, có tính đến các dự báo trong tương lai. Khi xây dựng kế hoạch thực hiện các phong trào thi đua, bên cạnh xác định mục tiêu, nội dung, đối tượng, phạm vi, biện pháp thực hiện, cần có nội dung kiểm tra, giám sát và phân cơng trách nhiệm, tiến độ trong q trình thực hiện. Kế hoạch phải cụ thể và xác định rõ: cơ quan, đơn vị khởi xướng, chủ trì; cơ quan, đơn
vị phối hợp;lực lượng và điều kiện thực thi; công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và đề xuất khen thưởng. Phong trào thi đua cần hướng về cơ sở và người trực tiếp công tác, học tập, lao động, sản xuất và chiến đấu, là lực lượng đơng đảo thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Với các phong trào lớn, phong trào mới, nhiệm vụ đề ra nhiều cần nghiên cứu, xem xét việc chọn, chỉ đạo điểm trong thời gian nhất định, để rút kinh nghiệm từ chỉ đạo điểm trước khi nhân rộng phong trào.
Thứ ba, khảo sát, lựa chọn đúng, xây dựng kế hoạch phù hợp để xây dựng
điển hình tiên tiến. Để xây dựng và nhân điển hình tiên tiến có hiệu quả, cơng tác khảo sát, lựa chọn, xây dựng kế hoạch có vị trí vai trị rất quan trọng, giúp xác định đúng đối tượng, tổ chức thực hiện khoa học, phát huy tốt được tác dụng của các điển hình tiên tiến. Trên cơ sở kế hoạch xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến đã xác định, các cơ quan, đơn vị cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cơ sở xây dựng, hoàn thiện kế hoạch thực hiện ở cấp mình, đảm bảo sát thực tiễn và có tính khả thi cao; trong đó, phải thể hiện rõ mục đích, u cầu, nội dung, thời gian, lộ trình. Kế hoạch phải dự kiến được những tập thể, cá nhân xây dựng điển hình; xác định mơ hình, nội dung, biện pháp tuyên truyền, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến tồn diện và trên từng mặt cơng tác. Khi xây dựng các điển hình tiên tiến cần khảo sát tỉ mỉ, xem xét dựa trên quan điểm: khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể, phát triển. Lựa chọn những tập thể, cá nhân xây dựng điển hình tiên tiến phải thật sự tiêu biểu; hướng vào những đơn vị cịn nhiều khó khăn, đảm bảo đúng thực chất, có trọng tâm, trọng điểm, tránh tràn lan. Nhận xét, đánh giá phải khách quan, khơng vì xây dựng điển hình tiên tiến mà hạ thấp các yêu cầu. Khi phát hiện điển hình tiên tiến cần nhanh chóng xây dựng, bồi dưỡng, thử thách, kết hợp với động viên khích lệ để điển hình tiên tiến vươn lên khẳng định mình trong thực tiễn, để các cơ quan đơn vị học tập, làm theo thúc đẩy phong trào thi đua đạt kết quả tốt nhất.
3.2.2. Đổi mới cơng tác tun truyền chính sách thi đua, khen thưởng
Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng;
Nhà nước về thi đua, khen thưởng trong cán bộ công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua đó, làm chuyển biến nhận thức của cán bộ về pháp luật thi đua, khen thưởng. Hướng dẫn thực hiện cụ thể, chi tiết các văn bản, Nghị định, Thông tư và Luật Thi đua, khen thưởng làm cho tồn bộ cán bộ cơng chức, viên chức và người lao động các cơ quan chuyên mơn hiểu được vai trị đặc biệt của thi đua khen thưởng. Đẩy mạnh việc giải thích chính sách về thi đua, khen thưởng. Chú trọng tuyên truyền những nội dung mới của Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi bổ sung vàcác Nghị định hướng dẫn thi hành.
Tuyên truyền về vai trị, vị trí, ý nghĩa của cơng tác thi đua, khen thưởng đối với quá trình xây dựng và phát triển đất nước, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và cả quá trình thực hiện nhiệm vụ của những cá nhân, tập thể nói riêng. Cơng tác tuyên truyền phải được kết hợp thống nhất với công tác tổ chức và các hoạt động khác, phải gắn chặt với phong trào cách mạng quần chúng và phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, các phương tiện.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước
trong cán bộ công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân. Tiếp tục tập trung tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước nhất là các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động. Việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước phải được tiến hành kịp thời, tránh phơ trương, hình thức, đảm bảo thiết thực và hiệu quả; mỗi phong trào thi đua cần xác định rõ chủ đề, nội dung, hình thức và tiêu chí thi đua, gắn với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thơng trong việc tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước. Đẩy mạnh công tác phối hợp với các cơ quan truyền thông mở các chuyên trang, chuyên mục, thực hiện phóng sự, truyền hình trực tiếp tun truyền gương người tốt, việc tốt, các tập thể và cá nhân tiêu biểu trong các phong trào thi đua với những hình thức đa dạng và phong phú.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, tham quan, học tập kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả của điển hình tiên tiến. Đặc biệt phát huy vai trị
của các phương tiện thơng tin đại chúng và hệ thống truyền thanh, bảng tin, trang thông tin điện tử tại cơ quan, đơn vị.
Cần sử dụng linh hoạt các biện pháp khác nhau đối với từng đối tượng và từng hồn cảnh cụ thể. Ngồi các hình thức truyền thống cần mở rộng các hình thức như: đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng; báo Thừa Thiên Huế, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; xây dựng website điện tử về thi đua khen thưởng. nhằm giới thiệu và trao đổi kinh nghiệm về quản lý, tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kinh nghiệm xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến, giải pháp về các chính sách khen thưởng, đăng tải kết quả khen thưởng của UBND tỉnh, Chính phủ, Chủ tịch nước. Xuất bản các cuốn sách viết về những tấm gương người tốt việc tốt, tuyên truyền thông qua các hội nghị, hội thảo chuyên đề về thi đua khen thưởng, lồng ghép trong các cuộc họp, tổng kết công tác, các cuộc vận động, tổ chức phát động các phong trào thi đua.
Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền về thi đua, khen thưởng, không những giúp mọi người hiểu về chính sách thi đua, khen thưởng mà cịn hiểu nội dung quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, từ đó nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật trong thực hiện các quy định của Nhà nước về lĩnh vực này. Thực tế hiện nay hệ thống pháp luật về thi đua, khen thưởng cũng tương đối hồn chỉnh do đó việc thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng cũng chính là góp phần đưa cơng tác này thực sự đi vào cuộc sống.
3.2.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan thực hiện chính sách về thi đua, khen thưởng thi đua, khen thưởng
Thứ nhất, xây dựng các quy chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về
thi đua, khen thưởng cấp tỉnh với các cấp, các ngành. Việc xây dựng quy chế nhằm tăng cường sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền trong việc chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện các phong trào thi đua, lựa chọn các điển hình tiên tiến, bình xét, suy tơn các nhân tố mới tích cực và đề xuất khen thưởng một cách chính xác, khách quan. Cụ thể:
- Quy chế phối hợp giữa Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc “Xét chọn Doanh nghiệp, Doanh nhân tiêu biểu tỉnh Thừa Thiên Huế”;
- Quy chế phối hợp giữa Ban Thi đua - Khen thưởng với các địa phương, đơn vị trong việc xây dựng tiêu chuẩn “Công dân tiêu biểu tỉnh Thừa Thiên Huế”;
- Quy chế phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Cổng thơng tin điện tử các đơn vị, cơ quan báo chí để tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến các phong trào thi đua, các điển hình tiên tiến đến được với nhân dân một cách gần gũi nhất. Mở các trang, chuyên mục, tăng cường thời lượng tuyên truyền các phong trào thi đua có hiệu quả, các gương điển hình trên các lĩnh vực.
Thể chế hóa vai trị của các ban, ngành hữu quan như MTTQ, Hội Phụ nữ, Hội Nơng dân, Đồn Thanh niên, Ban chỉ đạo Đề án các cấp… trong triển khai chính sách, tạo ra “Hành lang pháp lí” để các cơ quan hoạt động và trong trường hợp các cơ quan này khơng phối hợp sẽ có cơ sở xử lí trách nhiệm theo quy định.
Thứ hai, xây dựng hoàn thiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan có liên
quan trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về thi đua, khen thưởng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải cách hành chính về hồ sơ, thủ tục khen thưởng. Quy định rõ về quy trình, tuyến trình khen thưởng, lấy ý kiến nhân dân về một số hình thức khen thưởng cấp Nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác khen thưởng.
Thứ ba, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khối, cụm thi đua,
tạo động lực đẩy mạnh phong trào thi đua phát triển. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khối, cụm thi đua bằng cách tiếp tục sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của khối, cụm thi đua trên địa bàn tỉnh; quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Khối trưởng, khối phó và đơn vị thành viên, chế độ làm việc, thơng tin báo cáo, phương pháp, căn cứ bình xét thi đua. Đặc biệt, cần có sự thống nhất trong việc xây dựng nội dung, mục tiêu thi đua rõ ràng, tiêu chí cụ thể, cách chấm điểm, bình xét trong từng đơn vị cụm, khối làm cơ sở để các đơn vị dễ dàng so sánh, đánh giá mức độ thành tích, bình xét, xếp hạng thi đua đảm bảo theo quy định.
Tổ chức các hoạt động, phong trào chung, giao lưu giữa các đơn vị thành viên như thi đấu thể thao, hội diễn văn nghệ nhằm tạo khơng khí phấn khởi, lành mạnh góp phần động viên cán bộ, cơng chức, viên chức và người lao động các đơn vị trong khối, cụm thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ, xây dựng tình đồn kết, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các đơn vị thành viên.
3.2.4. Giải pháp về duy trì chính sách thi đua và khen thưởng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tỉnh Thừa Thiên Huế
Thứ nhất, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức và cán bộ
thực thi chính sách thi đua, khen thưởng.
Để các phong trào thi đua được triển khai có hiệu quả, trước hết phải có một bộ máy thống nhất, có một đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất để làm công tác thi đua, khen thưởng. Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ nhất là đối với cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng ở cấp cơ sở là rất cần thiết. Nếu cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng khơng thơng thạo về chun mơn nghiệp vụ thì khơng thể tham mưu đề xuất với cấp uỷ, chính quyền về xây dựng và tổ chức các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phịng và đề xuất xét duyệt những hình thức khen thưởng kịp thời, chính xác….
Thứ hai, hằng năm mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức
kiêm nhiệm công tác thi đua khen thưởng các cơ quan chuyên môn theo hướng chun nghiệp hố, khuyến khích hình thức tự đào tạo, bồi dưỡng của từng cán bộ, cơng chức. Chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ thi đua, khen